Nhờ chỉ rõ mục đích khác nhau giữa phân nhóm dự án và phân cấp công trình

  • Khởi xướng Khởi xướng vantienhy
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
V

vantienhy

Guest
Khi phân loại dự án đầu tư, người ta phân ra dự án nhóm A, B, C theo Nghị định 16/2005; NĐ112/2006. Ngoài ra người ta còn phân loại theo cấp 1, 2, 3. Em xin hỏi rõ việc phân theo nhóm công trình và cấp công trình mục đích khác nhau ở điểm nào? Em xin chân thành cảm ơn
 
phân loại

DA lập trước để phân loại(ND 16 và ND 112 đến 1/4/09 không còn hiệu lực mà thay thế bằng ND 12);đồng thời trong DA sẽ phân cấp công trình để có thể thực hiện các bước thiết kế sau.
 
DA lập trước để phân loại ABC để biết thủ tục trình duyệt ntn;đồng thời trong DA hoặc trong TKKT sẽ phân cấp công trình để làm cơ sở thiết kế chi tiết. Khi đấu thầu thì xét năng lực nhà thầu theo cấp công trình (loại công trình nữa)
 
Khi phân loại dự án đầu tư, người ta phân ra dự án nhóm A, B, C theo Nghị định 16/2005; NĐ112/2006. Ngoài ra người ta còn phân loại theo cấp 1, 2, 3. Em xin hỏi rõ việc phân theo nhóm công trình và cấp công trình mục đích khác nhau ở điểm nào? Em xin chân thành cảm ơn
Phân loại DA theo nhóm A,B,C đây là một hình thức phân loại theo qui mô và tính chất của DA, ngoài ra người ta còn phân loại theo Nguồn vốn đầu tư, mục đích là để phân cấp quản lý DA theo Pháp luật (theo NĐ 12/2009/NĐ-CP), Phân cấp công trình là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động XD, xác định các bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình (Nói chung là để Quản lý chất lượng công trình)
 
Khi phân loại dự án đầu tư, người ta phân ra dự án nhóm A, B, C theo Nghị định 16/2005; NĐ112/2006. Ngoài ra người ta còn phân loại theo cấp 1, 2, 3. Em xin hỏi rõ việc phân theo nhóm công trình và cấp công trình mục đích khác nhau ở điểm nào? Em xin chân thành cảm ơn
Phân loại DA theo nhóm A,B,C đây là một hình thức phân loại theo qui mô và tính chất của DA, ngoài ra người ta còn phân loại theo Nguồn vốn đầu tư, mục đích là để phân cấp quản lý DA theo Pháp luật (theo NĐ 12/2009/NĐ-CP), Phân cấp công trình là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động XD, xác định các bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình (Nói chung là để Quản lý chất lượng công trình)
 
Dự án nhóm ABC theo quy định tại NĐ 12/2009-NĐ-CP, nhưng chỉ quy định về dự án xây dựng. Còn đối với dự án mua sắm hànghoá, thì phân theo tiêu chí nào?
 
phân loại dự án là người ta dựa trên cơ sở góp vốn của chủ đầu tư và nguồn vốn mà ngân hàng nhà nước cho vay trên tổng vốn đầu tư của một dự án. còn phần cấp dự án đó để người phân loại trong khi đấu thầu một dự án. sự phần chia đó để tạo thuận tiện trong việc lập dự án của người lập dự án nữa
 
Dự án nhóm ABC theo quy định tại NĐ 12/2009-NĐ-CP, nhưng chỉ quy định về dự án xây dựng. Còn đối với dự án mua sắm hànghoá, thì phân theo tiêu chí nào?
 
nhóm và cấp công trình

Khi phân loại dự án đầu tư, người ta phân ra dự án nhóm A, B, C theo Nghị định 16/2005; NĐ112/2006. Ngoài ra người ta còn phân loại theo cấp 1, 2, 3. Em xin hỏi rõ việc phân theo nhóm công trình và cấp công trình mục đích khác nhau ở điểm nào? Em xin chân thành cảm ơn
Theo mình việc phân nhóm công trình còn mang một yếu tố nữa là quản lý nhà nước.
- Về quản lý chi phí: Với mỗi cấp quản lý,các dự án dùng vốn NN sẽ bị khống chế về mức chi ngân sách (VD: cấp tỉnh thì được duyệt chi bao nhiêu?, cấp huyện được duyệt chi bao nhiêu,..), mức chi này được quy định theo luật quản lý ngân sách vì vậy luật xây dựng cũng phải phân nhóm cho phù hợp.
- Về quản lý NN khác: các dự án càng lớn thì tác động đến kinh tế xã hội càng lớn do đó cần có phân cấp quản lý
Về phân cấp công trình: việc phân cấp công trình chỉ mang yếu tố nội bộ ngành để quản lý các vấn đề về chất lượng công trình
 
Phân nhóm : để tiện duyệt.
Phân nhóm : Để tiện giao quản lý sau khi đã duyệt.
 
Phân nhóm : Để có cơ sở (mốc giới hạn) phân nhiệm phê duyệt cho phù hợp với luật ngân sách.
Phân cấp : Để tiện giao quản lý sau khi đã duyệt (quản lý về kỹ thuật, quản lý về bảo trì, bảo hành...)
 
Last edited by a moderator:
Back
Top