- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.650
- Điểm tích cực
- 6.777
- Điểm thành tích
- 113
1. Sở hữu doanh nghiệp - Những ngộ nhận, nhận thức, giả định sai lầm về doanh nghiệp
Bạn là Kiến trúc sư, kỹ sư Xây dựng, kỹ sư Kinh tế xây dựng...? Trước kia bạn đi thi công hoặc làm tư vấn thiết kế hoặc làm ở Ban QLDA? Dù là ai thì bạn cũng đang làm một công việc chuyên môn (giống như tôi vậy). Và có thể bạn đang rất giỏi chuyên môn, nhưng bạn lại đang làm dưới trướng người khác hoặc đang làm thuê cho người khác.
Rồi một hôm đẹp trời nhưng bạn bị sếp lườm nguýt, ngày bạn cảm thấy không được sếp đánh giá đúng công sức, tài năng của mình... hay bất kỳ lý do gì đó. Lúc đó bạn tự hỏi: "Mình làm công việc đó để làm gì? Tại sao mình lại làm việc hoặc giúp việc cho gã đó? Đúng là chết tiệt! Mình cũng hiểu kinh doanh, điều hành chẳng kém gì hắn. Nếu hắn có công ty thì sao mình lại không nhỉ? Bất kỳ kẻ ngu ngốc nào cũng có thể điều hành doanh nghiệp. Và mình đang làm việc cho một kẻ như thế".
Và bạn quyết định thành lập doanh nghiệp của riêng mình. Bạn nghĩ đến sự thoải mái khi được tự do làm những gì mình thích. Ý nghĩ đó theo bạn khắp nơi. Chỉ khoảng 2 triệu đồng bạn đã trong tay một Công ty với đăng ký kinh doanh, con dấu và chức vụ rất oách.
Nhưng một khi đã vướng vào việc kinh doanh, bạn sẽ không còn rảnh rang nữa. Chắc chắn bạn sẽ rất bận
. Nhưng bận cũng chưa phải vấn đề, mà có thể bạn sẽ gặp một nghịch lý: Mặc dù bạn làm việc vất vả và cật lực nhưng doanh nghiệp của bạn thành lập ra vẫn hoạt động kém hiệu quả, không được như ý hoặc thành quả thu được quá nhỏ nhoi so với công sức bạn bỏ ra. Hiệu quả thấp hơn nhiều so với việc làm thuê và có khi hậu quả còn rất tệ hại hoặc một chuỗi khó khăn không dứt mà bạn phải đối mặt.
Bạn hãy tham khảo thông tin:
Ở Mỹ, tỷ lệ các doanh nghiệp được thành lập rồi phá sản cao đáng kinh ngạc. Hàng năm, hơn 1 triệu người tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Sau năm đầu tiên, ít nhất 40% trong số đó phá sản. Trong vòng 5 năm, hơn 80% số đó tức là khoảng 800.000 công ty sẽ phá sản.
Ở VN, theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, từ tháng 1 đến tháng 9/2011, có gần 49.000 DN đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế. Trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 DN, khoảng 11.500 DN ngừng hoạt động và 31.500 DN ngừng nộp thuế. Bình quân một quý có trên 12.000 DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế. Đến cuối năm 2011 con số dự tính khoảng 10% của 600.000DN trong cả nước stop.
Nếu bạn đã gắng sức để doanh nghiệp tồn tại được sau 5 năm hoặc hơn nữa thì cũng không thể chủ quan. Bởi vì hơn 80% doanh nghiệp nhỏ tồn tại được trong 5 năm đầu sẽ phá sản trong 5 năm tiếp theo. Khi mới thành lập GXD JSC, archvanhuong - kiến trúc sư, giảng viên ĐHXD, thành viên sáng lập một công ty, thành viên diễn đàn giaxaydung.vn với các bài thảo luận chứa hàm lượng tri thức cao đã gửi lời nhắn cho tôi: Doanh nghiệp nào mới thành lập cũng khó khăn, nếu vượt qua 3 năm đầu thì có thể coi là tồn tại dài lâu. Giờ Công ty Giá Xây Dựng đã qua năm thứ 4, có thể nói đã qua giai đoạn "vạn sự khởi đầu nan", nhớ lại lời archvanhuong thì thấy có chút tự thỏa mãn. Nhưng khi nhận thức được vấn đề nói trên. Tôi cho rằng Công ty Giá Xây Dựng cần phải có sự thận trọng cao độ trong hoạt động, không thể có giây phút nào chủ quan hay buông lơi.
Tại sao lại như vậy? Tại sao có rất nhiều người đầy nhiệt huyết bước vào kinh doanh, cuối cùng lại thất bại? Họ đã rút ra được những bài học gì?
Trải nghiệm cùng Công ty Giá Xây Dựng, kiến thức có được qua một số khóa học Giám đốc điều hành, sau khi đúc kết lại qua tham khảo tài liệu: Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả của tác giả Michael E. Gerber. Tôi sẽ chia sẻ cho các bạn quan tâm về vấn đề này.
Bạn là Kiến trúc sư, kỹ sư Xây dựng, kỹ sư Kinh tế xây dựng...? Trước kia bạn đi thi công hoặc làm tư vấn thiết kế hoặc làm ở Ban QLDA? Dù là ai thì bạn cũng đang làm một công việc chuyên môn (giống như tôi vậy). Và có thể bạn đang rất giỏi chuyên môn, nhưng bạn lại đang làm dưới trướng người khác hoặc đang làm thuê cho người khác.
Rồi một hôm đẹp trời nhưng bạn bị sếp lườm nguýt, ngày bạn cảm thấy không được sếp đánh giá đúng công sức, tài năng của mình... hay bất kỳ lý do gì đó. Lúc đó bạn tự hỏi: "Mình làm công việc đó để làm gì? Tại sao mình lại làm việc hoặc giúp việc cho gã đó? Đúng là chết tiệt! Mình cũng hiểu kinh doanh, điều hành chẳng kém gì hắn. Nếu hắn có công ty thì sao mình lại không nhỉ? Bất kỳ kẻ ngu ngốc nào cũng có thể điều hành doanh nghiệp. Và mình đang làm việc cho một kẻ như thế".
Và bạn quyết định thành lập doanh nghiệp của riêng mình. Bạn nghĩ đến sự thoải mái khi được tự do làm những gì mình thích. Ý nghĩ đó theo bạn khắp nơi. Chỉ khoảng 2 triệu đồng bạn đã trong tay một Công ty với đăng ký kinh doanh, con dấu và chức vụ rất oách.
Nhưng một khi đã vướng vào việc kinh doanh, bạn sẽ không còn rảnh rang nữa. Chắc chắn bạn sẽ rất bận

Bạn hãy tham khảo thông tin:
Ở Mỹ, tỷ lệ các doanh nghiệp được thành lập rồi phá sản cao đáng kinh ngạc. Hàng năm, hơn 1 triệu người tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau. Sau năm đầu tiên, ít nhất 40% trong số đó phá sản. Trong vòng 5 năm, hơn 80% số đó tức là khoảng 800.000 công ty sẽ phá sản.
Ở VN, theo Bộ kế hoạch và Đầu tư, từ tháng 1 đến tháng 9/2011, có gần 49.000 DN đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế. Trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 DN, khoảng 11.500 DN ngừng hoạt động và 31.500 DN ngừng nộp thuế. Bình quân một quý có trên 12.000 DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế. Đến cuối năm 2011 con số dự tính khoảng 10% của 600.000DN trong cả nước stop.
Nếu bạn đã gắng sức để doanh nghiệp tồn tại được sau 5 năm hoặc hơn nữa thì cũng không thể chủ quan. Bởi vì hơn 80% doanh nghiệp nhỏ tồn tại được trong 5 năm đầu sẽ phá sản trong 5 năm tiếp theo. Khi mới thành lập GXD JSC, archvanhuong - kiến trúc sư, giảng viên ĐHXD, thành viên sáng lập một công ty, thành viên diễn đàn giaxaydung.vn với các bài thảo luận chứa hàm lượng tri thức cao đã gửi lời nhắn cho tôi: Doanh nghiệp nào mới thành lập cũng khó khăn, nếu vượt qua 3 năm đầu thì có thể coi là tồn tại dài lâu. Giờ Công ty Giá Xây Dựng đã qua năm thứ 4, có thể nói đã qua giai đoạn "vạn sự khởi đầu nan", nhớ lại lời archvanhuong thì thấy có chút tự thỏa mãn. Nhưng khi nhận thức được vấn đề nói trên. Tôi cho rằng Công ty Giá Xây Dựng cần phải có sự thận trọng cao độ trong hoạt động, không thể có giây phút nào chủ quan hay buông lơi.
Tại sao lại như vậy? Tại sao có rất nhiều người đầy nhiệt huyết bước vào kinh doanh, cuối cùng lại thất bại? Họ đã rút ra được những bài học gì?
Trải nghiệm cùng Công ty Giá Xây Dựng, kiến thức có được qua một số khóa học Giám đốc điều hành, sau khi đúc kết lại qua tham khảo tài liệu: Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả của tác giả Michael E. Gerber. Tôi sẽ chia sẻ cho các bạn quan tâm về vấn đề này.