NPV - Mong được sự chỉ bảo của các bạn trong diễn đàn.

tienggioxonxao

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
5/1/10
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Tuổi
50
Cho mình hỏi cách tính NPV:
mình đã đọc và biết được công thức rồi, giờ mình muốn hỏi là:
Trong các trường hợp tính NVP thì trường hợp nào t = 0 là tính chiết khấu cho năm đầu tiên, còn trường hợp nào t = 1 là tính chiết khầu cho năm đầu tiên vì theo công thức của NPV thi thời gian t =(0 - n) nhưng có dự án họ lại tính NPV với thời gian t = (1 - n).
Mình thấy trong phân tích hiệu quả kinh tế của dự án Thủy điện có dự án họ tính NPV và dùng t = 1 để chiết khấu cho năm đầu, có dự án khác họ lại tính NPV và dùng t = 0 để tính chiết khấu cho năm đầu.
Mình xin được các bạn cho ví dụ cụ thể về 2 trường hợp đó.
Mình mong được sự giúp đỡ tận tình của các bạn.
Mình xin được cảm ơn!
 

moon85

Thành viên rất năng động
Tham gia
18/3/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
Chỉ tiêu NPV là hiện giá của hiệu số thu chi nghĩa là giá trị NPV là hiệu số thu chi từng năm được quy về thời điểm đầu của dự án. Thời điểm đầu được hiểu là thời điểm đầu năm của năm bắt đầu đi vào vận hành. Ở đây việc t=0 hay t=1 là quy ước cho thời điểm đầu của dự án.
Nếu dự án tính NPV với t = 0-n thì thời điểm t = 0 là thời điểm đầu năm 1. T = 1 là thời điểm cuối năm thứ 1. Khi đó hệ số chiết khấu ở năm t là (1+r) ^t
Đối với các dự án mà bạn thấy khi tính NPV bắt đầu từ t =1 thì có nghĩa quy ước t =1 là thời điểm bắt đầu năm thứ 1. Khi đó, khi vẽ dòng tiền từng năm, vốn đầu tư bỏ ra ban đầu sẽ thể hiện ở điểm t =1. Dòng chi phí phát sinh ở năm thứ 1 sẽ thể hiện ở điểm t=2 (đầu năm thứ 2 là cuối năm 1)...Khi đó hệ số chiết khấu ở năm t là (1+r) ^ (t-1).
Bạn cứ hiểu bản chất của chỉ tiêu NPV thì sẽ thấy tính rất đơn giản. Nếu còn thấy lúng túng khi gặp trường hợp lúc thì t = 0-n, lúc thì t = 1-n thì vẽ dòng tiền ra sẽ thấy rất dễ hiểu.
 

tienggioxonxao

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
5/1/10
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Tuổi
50
moon85 ơi cậu có thể cho mình xin 1 ví dụ cụ thể về 2 trường hợp tính NPV với t = 0 - n và t = 1-n nhé.
Và xin cậu giải thích thêm về cách vẽ dòng tiền mà cậu nhắc đến trong bài trả lời của cậu.
Xin cậu minh họa cho tớ bằng ví dụ cụ thể
Cám ơn moon85 nha!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Vài lời tư vấn về NPV

Cho mình hỏi cách tính NPV:
mình đã đọc và biết được công thức rồi, giờ mình muốn hỏi là:
Trong các trường hợp tính NVP thì trường hợp nào t = 0 là tính chiết khấu cho năm đầu tiên, còn trường hợp nào t = 1 là tính chiết khầu cho năm đầu tiên vì theo công thức của NPV thi thời gian t =(0 - n) nhưng có dự án họ lại tính NPV với thời gian t = (1 - n).
Mình thấy trong phân tích hiệu quả kinh tế của dự án Thủy điện có dự án họ tính NPV và dùng t = 1 để chiết khấu cho năm đầu, có dự án khác họ lại tính NPV và dùng t = 0 để tính chiết khấu cho năm đầu.
Mình xin được các bạn cho ví dụ cụ thể về 2 trường hợp đó.
Mình mong được sự giúp đỡ tận tình của các bạn.
Mình xin được cảm ơn!

Trong nhiều giáo trình về Kinh tế đầu tư hay Quản lý dự án đầu tư đã nêu công thức xác định NPV.
Để tính NPV của dự án phải xây dựng dòng tiền của dự án (CF). Về nguyên tắc khi tính NPV thì hiệu số thu chi hàng năm được tính tương đương về điểm hiện tại (Điểm 0). Điểm 0 có thể chọn bất kỳ trong khoảng t tính toán.
Về nguyên tắc, điểm hiện tại là điểm đầu năm tương lai thứ nhất trong CF. Tổng quát thì NPV đợc tính toán với t = 0,n. Tuy nhiên, nếu chọn điểm 0 là điểm bắt đầu thời gian vận hành dự án thì hiệu số thu chi tại điểm 0 là - V (V là vốn đầu tư ban đầu của dự án), khi đó NPV = - V + Tổng hiệu số thu chi quy về điểm 0 với t = 1,n.
 

moon85

Thành viên rất năng động
Tham gia
18/3/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
Trong nhiều giáo trình về Kinh tế đầu tư hay Quản lý dự án đầu tư đã nêu công thức xác định NPV.
Để tính NPV của dự án phải xây dựng dòng tiền của dự án (CF). Về nguyên tắc khi tính NPV thì hiệu số thu chi hàng năm được tính tương đương về điểm hiện tại (Điểm 0). Điểm 0 có thể chọn bất kỳ trong khoảng t tính toán.
Về nguyên tắc, điểm hiện tại là điểm đầu năm tương lai thứ nhất trong CF. Tổng quát thì NPV đợc tính toán với t = 0,n. Tuy nhiên, nếu chọn điểm 0 là điểm bắt đầu thời gian vận hành dự án thì hiệu số thu chi tại điểm 0 là - V (V là vốn đầu tư ban đầu của dự án), khi đó NPV = - V + Tổng hiệu số thu chi quy về điểm 0 với t = 1,n.
Bạn tienggioxonxao ơi, bạn tham khảo phần trả lời này của thầy nhé. Đồng thời, để hiểu thêm về dòng tiền, bạn xem thêm ở mục trao đổi này trên diễn đàn nhé. Có gì mình lại trao đổi tiếp.
http://giaxaydung.vn/diendan/lap-du...ai-hoc-xac-dinh-hieu-qua-dau-tu-cua-du-3.html
 

tienggioxonxao

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
5/1/10
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Tuổi
50
moon85 ơi cậu nói là "Nếu dự án tính NPV với t = 0-n thì thời điểm t = 0 là thời điểm đầu năm 1. T = 1 là thời điểm cuối năm thứ 1. Khi đó hệ số chiết khấu ở năm t là (1+r) ^t
Đối với các dự án mà bạn thấy khi tính NPV bắt đầu từ t =1 thì có nghĩa quy ước t =1 là thời điểm bắt đầu năm thứ 1. Khi đó, khi vẽ dòng tiền từng năm, vốn đầu tư bỏ ra ban đầu sẽ thể hiện ở điểm t =1. Dòng chi phí phát sinh ở năm thứ 1 sẽ thể hiện ở điểm t=2 (đầu năm thứ 2 là cuối năm 1)...Khi đó hệ số chiết khấu ở năm t là (1+r) ^ (t-1)."
Tớ nghĩ nếu vậy trường hợp t = 1 không khác trường hợp t = 0 vì với t = 1 hệ số chiết khấu là (1+r) ^ (t-1), còn t = 0 hệ số chiết khấu là (1+r) ^t.
Nhưng vấn đề là tớ đang gặp trường hợp dự án tính NPV họ quy ước t = 1 là thời điểm bắt đầu năm thứ nhất và với hệ số chiết khấu là (1+r) ^t.
Tớ đã tính cho 2 trường hợp:
t= 0 thì t = 0 - (n-1) => NPV = 10,724 (đvt)
t = 1 thì t = 1- n => NPV = 9,749 (đvt)
Kết quả khác nhau. Vậy tớ hỏi trong trường hợp nào thì họ quy ước t = 1 là thời điểm bắt đầu và tính với hệ số chiết khấu (1+r) ^t
Giúp tớ với!!!!!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Vài lời trao đổi thêm về NPV của dự án

moon85 ơi cậu nói là "Nếu dự án tính NPV với t = 0-n thì thời điểm t = 0 là thời điểm đầu năm 1. T = 1 là thời điểm cuối năm thứ 1. Khi đó hệ số chiết khấu ở năm t là (1+r) ^t
Đối với các dự án mà bạn thấy khi tính NPV bắt đầu từ t =1 thì có nghĩa quy ước t =1 là thời điểm bắt đầu năm thứ 1. Khi đó, khi vẽ dòng tiền từng năm, vốn đầu tư bỏ ra ban đầu sẽ thể hiện ở điểm t =1. Dòng chi phí phát sinh ở năm thứ 1 sẽ thể hiện ở điểm t=2 (đầu năm thứ 2 là cuối năm 1)...Khi đó hệ số chiết khấu ở năm t là (1+r) ^ (t-1)."
Tớ nghĩ nếu vậy trường hợp t = 1 không khác trường hợp t = 0 vì với t = 1 hệ số chiết khấu là (1+r) ^ (t-1), còn t = 0 hệ số chiết khấu là (1+r) ^t.
Nhưng vấn đề là tớ đang gặp trường hợp dự án tính NPV họ quy ước t = 1 là thời điểm bắt đầu năm thứ nhất và với hệ số chiết khấu là (1+r) ^t.
Tớ đã tính cho 2 trường hợp:
t= 0 thì t = 0 - (n-1) => NPV = 10,724 (đvt)
t = 1 thì t = 1- n => NPV = 9,749 (đvt)
Kết quả khác nhau. Vậy tớ hỏi trong trường hợp nào thì họ quy ước t = 1 là thời điểm bắt đầu và tính với hệ số chiết khấu (1+r) ^t
Giúp tớ với!!!!!

Theo tôi: Nếu quy ước t=1 là thời điểm bắt đầu năm thứ nhất thì t= n+1 là thời điểm cuối năm n. Khi đó bạn có thể quy ước lại t=0 là thời điểm đầu năm thứ nhất và t=n là thời điểm cuối năm n và tính NPV bình thường với hệ số chiết khấu năm t là (1+r)^t.
Muốn tính dễ dàng NPV bạn cần vẽ dòng tiền cẩn thận rồi thiết lập công thức theo dòng tiền đã vẽ. Chứ bản chất của NPV là tổng giá trị tương đương của các hiệu số thu chi tại thời điểm hiện tại t=0 (là thời điểm bắt đầu năm tương lai thứ nhất).
 

moon85

Thành viên rất năng động
Tham gia
18/3/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
moon85 ơi cậu nói là "Nếu dự án tính NPV với t = 0-n thì thời điểm t = 0 là thời điểm đầu năm 1. T = 1 là thời điểm cuối năm thứ 1. Khi đó hệ số chiết khấu ở năm t là (1+r) ^t
Đối với các dự án mà bạn thấy khi tính NPV bắt đầu từ t =1 thì có nghĩa quy ước t =1 là thời điểm bắt đầu năm thứ 1. Khi đó, khi vẽ dòng tiền từng năm, vốn đầu tư bỏ ra ban đầu sẽ thể hiện ở điểm t =1. Dòng chi phí phát sinh ở năm thứ 1 sẽ thể hiện ở điểm t=2 (đầu năm thứ 2 là cuối năm 1)...Khi đó hệ số chiết khấu ở năm t là (1+r) ^ (t-1)."
Tớ nghĩ nếu vậy trường hợp t = 1 không khác trường hợp t = 0 vì với t = 1 hệ số chiết khấu là (1+r) ^ (t-1), còn t = 0 hệ số chiết khấu là (1+r) ^t.
Nhưng vấn đề là tớ đang gặp trường hợp dự án tính NPV họ quy ước t = 1 là thời điểm bắt đầu năm thứ nhất và với hệ số chiết khấu là (1+r) ^t.
Tớ đã tính cho 2 trường hợp:
t= 0 thì t = 0 - (n-1) => NPV = 10,724 (đvt)
t = 1 thì t = 1- n => NPV = 9,749 (đvt)
Kết quả khác nhau. Vậy tớ hỏi trong trường hợp nào thì họ quy ước t = 1 là thời điểm bắt đầu và tính với hệ số chiết khấu (1+r) ^t
Giúp tớ với!!!!!
Dự án của bạn tính NPV với quy ước t = 1 là thời điểm năm thứ nhất với hệ số chiết khấu là (1+r)^t thì việc bạn tính t = 0 thì t = 0-(n-1) là chưa chính xác rồi. Công thức phải được thành lập dựa trên bản chất vấn đề chứ.
Bạn hình dung thế này nhé. Giả sử bạn có dự án được đưa vào sử dụng và vận hành trong 5 năm. Trong 5 năm vận hành đó, mỗi năm dự án sẽ thu được một khoản lợi nhuận nào đó, bên cạnh đó thì mỗi năm dự án cũng phải có một khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiệu số thu chi từng năm là lấy khoản thu từng năm trừ cho khoản chi từng năm. Khi ta quy đổi hiệu số thu chi từng năm về thời điểm hiện tại thì ta được NPV.
Như trên đã trao đổi, thời điểm hiện tại thường được quy ước là thời điểm bắt đầu thời gian vận hành dự án (nghĩa là đầu năm 1). Hiệu số thu chi từng năm được tính tại thời điểm cuối năm đó. Ví dụ: hiệu số thu chi của năm 1 được tính khi kết thúc năm 1. Vậy bắt đầu từ năm 1 mình cũng đã quy đổi về thời điểm hiện tại. Dự án vận hành 5 năm thì phải quy cả 5 năm đó về thời điểm hiện tại:
+ Năm thứ 1: Quy từ cuối năm 1 về đầu năm 1. Hệ số chiết khấu là (1+r)^1
+ Năm thứ 2: Quy từ cuối năm 2 về đầu năm 1. Vậy có 2 khoảng cách thời gian (tưởng tượng vẽ dòng tiền ra thì mình có 2 đoạn thời gian, mỗi đoạn là 1 năm). Hệ số chiết khấu là (1+r)^2.
...tương tự thế cho đến năm thứ 5 thì hệ số chiết khấu là (1+r)^5.
Vậy có nghĩa là nếu quy ước dự án vận hành trong 5 năm thì bạn phải quy đủ 5 năm đó về thời điểm hiện tại.
Việc dự án của bạn tính NPV với quy ước t =1 là thời điểm bắt đầu năm thứ nhất, hệ số chiết khấu (1+r)^t mà bạn lại tính trong 2 trường hợp:
+ t = 1 thì t = 1 - n thì rõ ràng là chưa đủ rồi. Trong trường hợp này bạn mới quy đổi được (n-1) năm vận hành của dự án thôi trong khi dự án vận hành n năm.
+ t = 0 thì t = 0-(n-1) thì lại càng không đúng. Trong trường hợp này bạn mắc 2 sai lầm. Thứ nhất quy đổi ko đủ số năm vận hành của dự án. Thứ 2 trong năm thứ 1 bạn không tính đến hệ số chiết khấu cho hiệu số thu chi.
Trong trường hợp này bạn phải tính NPV với t = 1 - (n+1)
Mình nói hơi dài nhưng bởi vì muốn diễn giải chi tiết vấn đề cho bạn. Có thể vì thế nên bạn cũng sẽ thấy hơi khó hiểu. Có j thắc mắc bọn mình lại tiếp tục trao đổi nhé.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Cùng suy ngẫm lại

Việc dự án của bạn tính NPV với quy ước t =1 là thời điểm bắt đầu năm thứ nhất, hệ số chiết khấu (1+r)^t mà bạn lại tính trong 2 trường hợp:
+ t = 1 thì t = 1 - n thì rõ ràng là chưa đủ rồi. Trong trường hợp này bạn mới quy đổi được (n-1) năm vận hành của dự án thôi trong khi dự án vận hành n năm.
+ t = 0 thì t = 0-(n-1) thì lại càng không đúng. Trong trường hợp này bạn mắc 2 sai lầm. Thứ nhất quy đổi ko đủ số năm vận hành của dự án. Thứ 2 trong năm thứ 1 bạn không tính đến hệ số chiết khấu cho hiệu số thu chi.
Trong trường hợp này bạn phải tính NPV với t = 1 - (n+1)

Theo tôi
1. Trường hợp tính NPV với t=1 (là thời điểm bắt đầu năm vận hành thứ nhất) và t=1 - n thì không đúng như bạn moon85 đã nói.
2. Nếu tính theo phương án của moon85 với t=1 - (n+1) theo tôi cũng không đúng vì (1+r)^t với (1+r)^(t+1) là khác nhau.

Xin cùng suy ngẫm lại.
 

tienggioxonxao

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
5/1/10
Bài viết
12
Điểm thành tích
1
Tuổi
50
moon85 ơi nếu vẫn ví dụ dự án của cậu có thời gian 5 năm.
Giờ mình tính NPV theo công thức trong sách t=0 với hệ số chiết khấu (1+r)^t
Năm thứ 1( t= 0) và quy về hiện tại với hệ số chiết khấu (1+r)^0
Năm thứ 2 (t=1) và quy về hiện tại với hệ số chiết khấu (1+r)^1
tương tự đến năm thứ 5(t=4) và quy về hiện tại với hệ số chiết khấu (1+r)^4
Sau đó cộng dồn từng năm ta được NPV
=> NPV trong trường hợp này sẽ khác trong trường hợp của cậu đã nói ở trên
Cậu hiểu nói cho mình nhé!
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Đúng sách hay sai sách

Cho mình hỏi cách tính NPV:
mình đã đọc và biết được công thức rồi, giờ mình muốn hỏi là:
Trong các trường hợp tính NVP thì trường hợp nào t = 0 là tính chiết khấu cho năm đầu tiên, còn trường hợp nào t = 1 là tính chiết khầu cho năm đầu tiên vì theo công thức của NPV thi thời gian t =(0 - n) nhưng có dự án họ lại tính NPV với thời gian t = (1 - n).
Mình thấy trong phân tích hiệu quả kinh tế của dự án Thủy điện có dự án họ tính NPV và dùng t = 1 để chiết khấu cho năm đầu, có dự án khác họ lại tính NPV và dùng t = 0 để tính chiết khấu cho năm đầu.
Mình xin được các bạn cho ví dụ cụ thể về 2 trường hợp đó.
Mình mong được sự giúp đỡ tận tình của các bạn.
Mình xin được cảm ơn!

Theo tôi dùng t=1 để chiết khấu cho năm đầu là đúng sách, còn dùng t=0 để chiết khấu cho năm đầu là sai sách. Trên thực tế tôi để ý nhiều dự án tính toán sai sách.
 
Last edited by a moderator:

DauThauPro

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
10/8/08
Bài viết
94
Điểm thành tích
18
Theo tôi dùng t=1 để chiết khấu cho năm đầu là đúng sách, còn dùng t=0 để chiết khấu cho năm đầu là sai sách. Trên thực tế tôi để ý nhiều dự án tính toán sai sách.


Có bro nào tính NPV mà dòng tiền đổi chiều 2 lần không (VD bán trước 1 phần dự án => bỏ tiền ra đầu tư tiếp => bán,...), mình chạy Excel thì nó tính IRR sai be bét
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Trao đổi trường hợp CF đổi dấu nhiều lần

Có bro nào tính NPV mà dòng tiền đổi chiều 2 lần không (VD bán trước 1 phần dự án => bỏ tiền ra đầu tư tiếp => bán,...), mình chạy Excel thì nó tính IRR sai be bét

Về mặt lý thuyết thì tính NPV không có vấn đề gì trong trường hợp dòng tiền đổi dấu nhiều lần nhưng tính IRR có vấn đề vì có thể có nhiều giá trị IRR khác nhau.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top