I. Phân biệt DDMDT và ĐMKTKT: (Xem điều 8 của TT04/TT-BXD ngày 26/5/2010 của BXD)
Theo mình thì, Định mức dự toán như bạn nói (Mình hiểu là Định mức xây dựng: Định mức là cơ sở để lập dự toán) bao gồm 2 loại định mức: Định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức tỷ lệ.
Trong đó:
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm: định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng, lắp đặt, khảo sát, sửa chữa, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng và các định mức xây dựng khác.
2. Định mức chi phí tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc trong hoạt động xây dựng bao gồm: định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công và một số định mức chi phí tỷ lệ khác.
II. Phương pháp lập định mức xây dựng (Xem điều 9 của TT04/TT-BXD ngày 26/5/2010 của BXD)
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật được lập theo trình tự sau:
- Lập danh mục công tác xây dựng hoặc kết cấu của công trình, thể hiện các yêu cầu kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công chủ yếu và xác định đơn vị tính phù hợp.
- Xác định thành phần công việc từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc.
- Tính toán xác định hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công.
- Lập các tiết định mức trên cơ sở tổng hợp các hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công.
Phương pháp lập định mức kinh tế - kỹ thuật được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục số 5 của Thông tư này.
2. Định mức chi phí tỷ lệ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. (VD: Theo QĐ 1751; QĐ 957...)