DauthauGXD
Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
- Tham gia
- 7/7/07
- Bài viết
- 755
- Điểm tích cực
- 951
- Điểm thành tích
- 93
Theo thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp, tại Điều 5. Chi phí xây dựng, chi phí hạng mục chung và chi phí dự phòng:
Ở đây chi phí dự phòng phân bổ vào giá dự thầu hay đơn giá dự thầu? nếu phân bổ vào đơn giá dự thầu có sai không?
DauthauGXD trả lời: Ở mục 3 đã nói rõ "nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu". Việc nhà thầu tính toán đơn giá dự thầu rồi tổng hợp vào Giá dự thầu nhà nước không cấm. Miễn là trong giá dự thầu đã có tính. Bạn xem thêm mẫu bảng tổng hợp giá dự thầu của HSMT (trong TT03) không có dòng chi phí dự phòng riêng. Giá dự thầu là tổng giá trị của các hạng mục ghi trong cột “Mô tả công việc mời thầu”. Lại nữa: trước nay người ta đang quen chấm chi tiết, nhà thầu có thể tùy chiến lược giá thầu mà có thể cần tính dự phòng vào công việc A hay công việc B hay không.
Câu hỏi 2: Ở mục 3: Đối với hợp đồng trọn gói có áp dụng việc "Hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nội dung và nguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng, trong đó phải nêu rõ giá trị cụ thể bằng tiền hoặc tỷ lệ phần trăm (%) các khoản chi phí dự phòng tính trên chi phí xây dựng của gói thầu để nhà thầu chào thầu. Nhà thầu phải chào các khoản chi phí dự phòng theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu." như ở cuối mục 4 không?
DauthauGXD trả lời: Không. Vì người đọc hiểu đó là nội dung thuộc mục 4. Nếu hiểu sai là do những người viết, thông tư nói riêng cũng như văn bản quy phạm pháp luật nói chung phải được viết rõ ràng - dễ hiểu - đơn nghĩa (luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Trường hợp cẩn thận bạn (Bên mời thầu) có thể thực hiện:
- Làm văn bản hỏi Bộ Kế hoạch đầu tư (đơn vị soạn thảo Thông tư), câu trả lời nhận được nên chia sẻ Public để những ai chưa hiểu rõ và thực hiện
- Ghi thêm vào nguyên tắc là: Đối với hợp đồng trọn gói, chi phí dự phòng là do nhà thầu tính đến các rủi ro có thể xảy ra, 5 ăn 5 thua, nếu xảy ra vượt dự phòng thì nhà thầu chịu, nếu thực tế xảy ra ít hơn dự phòng thì nhà thầu vẫn được thanh toán. Tôi ghi "nôm na" thôi, còn hành văn người lập HSMT phải suy nghĩ mà viết vào.
Câu hỏi 3: Ở mục 3: Đối với hợp đồng trọn gói: Có phải là: Chi phí dự phòng đã phân bổ vào giá dự thầu là nhà thầu được hưởng (lời ăn lỗ chịu), nếu có hoặc không có việc phát sinh, trượt giá,.. Nhà thầu vẫn được hưởng phần chi phí dự phòng này có đúng không?
DauthauGXD trả lời: Đúng. Pháp luật và nhà nước cho phép thế (Chủ đầu tư và Nhà thầu thực hiện như vậy đều không sai).
Câu hỏi 4. Ở mục 3: Đối với hợp đồng trọn gói, chi phí dự phòng phần phát sinh khối lượng có nhất thiết lấy bằng tỷ lệ chi phí dự phòng chung cho cả dự án không ? (VD: Dự án có chi phí dự phòng là 5% thì giá gói thầu lấy 5%). Chi phí dự phòng trong giá gói thầu lấy bằng 0 - 1 - 2 - 3 - 4% có được không (trong khi CPDP của DA =5%)? Nếu được thì cơ sở nào để lấy là 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5%
Có cơ sở nào tính toán được tỷ lệ % của chi phí dự phòng phần phát sinh khối lượng không?
DauthauGXD trả lời: Không nhất thiết. Chi phí dự phòng chung cho cả dự án cho phép tối đa là 5%, nếu giá gói thầu nhỏ hơn 5% làm tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng cho nhà nước thì tốt quá -> rất khuyến khích.
Chi phí dự phòng trong giá gói thầu lấy bằng 0 - 1 - 2 - 3 - 4% hoàn toàn được. Trên cơ sở: Năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia lập giá gói thầu, lập HSMT và điều kiện cụ thể của công trình, gói thầu. Nhà nước (khoán) cho phép ≤5% rất linh hoạt, trao quyền rồi cứ đúng thế là không lo gì, chi >5% mới là không được.
Cơ sở tính toán tỷ lệ % của chi phí dự phòng phần phát sinh khối lượng: Tư vấn hay CĐT lập HSMT phải có năng lực, kinh nghiệm thực sự và có số liệu thống kê từ các gói thầu đã xảy ra trước đó (cái này chắc là hiếm người làm, thường lập xong cái HSMT rồi, thanh lý hợp đồng lấy tiền rồi ít ai theo dõi đến tận khi thực hiện gói thầu xong thì phát sinh khối lượng bao nhiêu % vì việc đó khó khả thi trong điều kiện Việt Nam).
Các bạn thấy hay ủng hộ sử dụng phần mềm Đấu thầu GXD - Dùng là thích, kích là sướng nhé. Ta chung tay để GXD duy trì được đội ngũ chuyên gia giỏi khi bạn hỏi mới giải đáp nhanh khó khăn, khúc mắc được.
P/s: Mời các chuyên gia cứ thảo luận thêm để làm rõ hơn nhé.
Câu hỏi 1: Ở mục 3, điều 5 nói trên: Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu1. Giá gói thầu phải bao gồm chi phí xây dựng, chi phí hạng mục chung và chi phí dự phòng.
2. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng trượt giá, chi phí dự phòng phát sinh khối lượng và chi phí dự phòng cho các khoản tạm tính (nếu có).
Việc xác định chi phí dự phòng thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình và đặc thù của gói thầu. Chủ đầu tư căn cứ quy mô, tính chất, thời gian, địa điểm thi công của gói thầu và những yếu tố liên quan khác để quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành về quản lý chi phí xây dựng công trình.
3. Đối với hợp đồng trọn gói, nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu; không tách riêng phần chi phí dự phòng mà nhà thầu đã phân bổ trong giá dự thầu để xem xét, đánh giá trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại.
4. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, khi đánh giá hồ sơ dự thầu về tài chính, thương mại thì chi phí dự phòng sẽ không được xem xét, đánh giá để so sánh, xếp hạng nhà thầu. Chi phí dự phòng sẽ được chuẩn xác lại trong quá trình thương thảo hợp đồng. Giá trúng thầu và giá hợp đồng phải bao gồm chi phí dự phòng; phần chi phí dự phòng này do chủ đầu tư quản lý và chỉ được sử dụng để thanh toán cho nhà thầu theo quy định trong hợp đồng khi có phát sinh.
Hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nội dung và nguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng, trong đó phải nêu rõ giá trị cụ thể bằng tiền hoặc tỷ lệ phần trăm (%) các khoản chi phí dự phòng tính trên chi phí xây dựng của gói thầu để nhà thầu chào thầu. Nhà thầu phải chào các khoản chi phí dự phòng theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
Ở đây chi phí dự phòng phân bổ vào giá dự thầu hay đơn giá dự thầu? nếu phân bổ vào đơn giá dự thầu có sai không?
DauthauGXD trả lời: Ở mục 3 đã nói rõ "nhà thầu phải tính toán và phân bổ chi phí dự phòng vào trong giá dự thầu". Việc nhà thầu tính toán đơn giá dự thầu rồi tổng hợp vào Giá dự thầu nhà nước không cấm. Miễn là trong giá dự thầu đã có tính. Bạn xem thêm mẫu bảng tổng hợp giá dự thầu của HSMT (trong TT03) không có dòng chi phí dự phòng riêng. Giá dự thầu là tổng giá trị của các hạng mục ghi trong cột “Mô tả công việc mời thầu”. Lại nữa: trước nay người ta đang quen chấm chi tiết, nhà thầu có thể tùy chiến lược giá thầu mà có thể cần tính dự phòng vào công việc A hay công việc B hay không.
Câu hỏi 2: Ở mục 3: Đối với hợp đồng trọn gói có áp dụng việc "Hồ sơ mời thầu phải quy định rõ nội dung và nguyên tắc sử dụng chi phí dự phòng để làm cơ sở cho nhà thầu chào thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng, trong đó phải nêu rõ giá trị cụ thể bằng tiền hoặc tỷ lệ phần trăm (%) các khoản chi phí dự phòng tính trên chi phí xây dựng của gói thầu để nhà thầu chào thầu. Nhà thầu phải chào các khoản chi phí dự phòng theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu." như ở cuối mục 4 không?
DauthauGXD trả lời: Không. Vì người đọc hiểu đó là nội dung thuộc mục 4. Nếu hiểu sai là do những người viết, thông tư nói riêng cũng như văn bản quy phạm pháp luật nói chung phải được viết rõ ràng - dễ hiểu - đơn nghĩa (luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật). Trường hợp cẩn thận bạn (Bên mời thầu) có thể thực hiện:
- Làm văn bản hỏi Bộ Kế hoạch đầu tư (đơn vị soạn thảo Thông tư), câu trả lời nhận được nên chia sẻ Public để những ai chưa hiểu rõ và thực hiện
- Ghi thêm vào nguyên tắc là: Đối với hợp đồng trọn gói, chi phí dự phòng là do nhà thầu tính đến các rủi ro có thể xảy ra, 5 ăn 5 thua, nếu xảy ra vượt dự phòng thì nhà thầu chịu, nếu thực tế xảy ra ít hơn dự phòng thì nhà thầu vẫn được thanh toán. Tôi ghi "nôm na" thôi, còn hành văn người lập HSMT phải suy nghĩ mà viết vào.
Câu hỏi 3: Ở mục 3: Đối với hợp đồng trọn gói: Có phải là: Chi phí dự phòng đã phân bổ vào giá dự thầu là nhà thầu được hưởng (lời ăn lỗ chịu), nếu có hoặc không có việc phát sinh, trượt giá,.. Nhà thầu vẫn được hưởng phần chi phí dự phòng này có đúng không?
DauthauGXD trả lời: Đúng. Pháp luật và nhà nước cho phép thế (Chủ đầu tư và Nhà thầu thực hiện như vậy đều không sai).
Câu hỏi 4. Ở mục 3: Đối với hợp đồng trọn gói, chi phí dự phòng phần phát sinh khối lượng có nhất thiết lấy bằng tỷ lệ chi phí dự phòng chung cho cả dự án không ? (VD: Dự án có chi phí dự phòng là 5% thì giá gói thầu lấy 5%). Chi phí dự phòng trong giá gói thầu lấy bằng 0 - 1 - 2 - 3 - 4% có được không (trong khi CPDP của DA =5%)? Nếu được thì cơ sở nào để lấy là 0 - 1 - 2 - 3 - 4 - 5%
Có cơ sở nào tính toán được tỷ lệ % của chi phí dự phòng phần phát sinh khối lượng không?
DauthauGXD trả lời: Không nhất thiết. Chi phí dự phòng chung cho cả dự án cho phép tối đa là 5%, nếu giá gói thầu nhỏ hơn 5% làm tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng cho nhà nước thì tốt quá -> rất khuyến khích.
Chi phí dự phòng trong giá gói thầu lấy bằng 0 - 1 - 2 - 3 - 4% hoàn toàn được. Trên cơ sở: Năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia lập giá gói thầu, lập HSMT và điều kiện cụ thể của công trình, gói thầu. Nhà nước (khoán) cho phép ≤5% rất linh hoạt, trao quyền rồi cứ đúng thế là không lo gì, chi >5% mới là không được.
Cơ sở tính toán tỷ lệ % của chi phí dự phòng phần phát sinh khối lượng: Tư vấn hay CĐT lập HSMT phải có năng lực, kinh nghiệm thực sự và có số liệu thống kê từ các gói thầu đã xảy ra trước đó (cái này chắc là hiếm người làm, thường lập xong cái HSMT rồi, thanh lý hợp đồng lấy tiền rồi ít ai theo dõi đến tận khi thực hiện gói thầu xong thì phát sinh khối lượng bao nhiêu % vì việc đó khó khả thi trong điều kiện Việt Nam).
Các bạn thấy hay ủng hộ sử dụng phần mềm Đấu thầu GXD - Dùng là thích, kích là sướng nhé. Ta chung tay để GXD duy trì được đội ngũ chuyên gia giỏi khi bạn hỏi mới giải đáp nhanh khó khăn, khúc mắc được.
P/s: Mời các chuyên gia cứ thảo luận thêm để làm rõ hơn nhé.