Phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán

  • Khởi xướng datktnn
  • Ngày gửi
D

datktnn

Guest
E có vấn đề này xin các bác chỉ giáo. E đang thẩm định một dự án trong đó tư vấn lập đã đưa một số vật liệu như điều hoà, máy bơm nước, khuôn cửa . . . là vật liệu trực tiếp, tức là có tính cả chi phí vật liệu trực tiếp khác, chi phí quản lý chung . v.v, e nhớ có lần bác TA nói phải để thành thiết bị, đối với công việc này thì vật liệu trực tiếp chỉ là những vật liệu phục vụ công tác lắp đặt chúng thôi. Mong các bác chỉ giáo (tại sao, căn cứ pháp lý, loại nào là vật liệu trực tiếp, loại nào là thiết bị).
E cảm ơn các bác nhiều!
 

phudu321

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
14/6/09
Bài viết
28
Điểm thành tích
8
Thông tư số 17/2000/TT-BXD ngày 29/12/2000 “Hướng dẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình xây dựng” của Bộ Xây dựng.

Nội dung của Thông tư bao gồm tất cả những việc mà Bạn muốn biết.
 
D

datktnn

Guest
Thông tư số 17/2000/TT-BXD ngày 29/12/2000 “Hướng dẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình xây dựng” của Bộ Xây dựng.
Nội dung của Thông tư bao gồm tất cả những việc mà Bạn muốn biết.
Cảm ơn bác đã có ý kiến, e đọc TT17 rùi nhưng vẫn chưa thông lắm:
- Những loại vật liệu được quy định trong Thông tư này và những loại vật liệu đã quy định trong các tập định mức dự toán xây dựng cơ bản hiện hành, định mức dự toán chuyên ngành được Bộ Xây dựng thoả thuận đều được coi là vật liệu và được tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình ."

Trong ĐM 24, 1776 thì không có công việc sản xuất cửa, khuôn cửa, khi lập dự toán thì khuôn cửa gỗ, cửa gỗ, điều hoà, máy bơm . . tư vấn đều lập ở dạng TT hay TB. Như vậy máy bơm nước (phục vụ PCCC), cửa gỗ, khuôn cửa gỗ, điều hoà nhiệt độ sẽ không được coi là vật liệu trực tiếp? [/FONT]Mong các bác chỉ giáo thêm?
 
L

levinhxd

Guest
E có vấn đề này xin các bác chỉ giáo. E đang thẩm định một dự án trong đó tư vấn lập đã đưa một số vật liệu như điều hoà, máy bơm nước, khuôn cửa . . . là vật liệu trực tiếp, tức là có tính cả chi phí vật liệu trực tiếp khác, chi phí quản lý chung . v.v, e nhớ có lần bác TA nói phải để thành thiết bị, đối với công việc này thì vật liệu trực tiếp chỉ là những vật liệu phục vụ công tác lắp đặt chúng thôi. Mong các bác chỉ giáo (tại sao, căn cứ pháp lý, loại nào là vật liệu trực tiếp, loại nào là thiết bị).
E cảm ơn các bác nhiều!
Việc để thiết bị hay là vật liệu trực tiếp thì tuỳ ở Chủ đầu tư quyết định và yêu cầu thiết kế xử lý ngay từ bước đầu! Thường những loại vật liệu có giá trị lớn như Hệ thống điều hoà (hàng chục đến hàng trăm triệu) thì đa phần hiện nay CĐT sẽ yêu cầu chuyển sang phần chi phí thiết bị, tránh ảnh hưởng đến sự tăng lên không hợp lý của Trực tiếp phí khác, chi phí chung vv...
Hiện tại mình đơn vị mình có thi công 1 số công trình, để ý thấy nếu phần các thiết bị được duyệt giá đã bao gồm công tác lắp đặt thì tránh được thiệt thòi cho Nhà thầu, còn nếu chỉ duyệt giá đến chân công trình thì phần lắp đặt, chi phí làm hồ sơ thanh quyết toán, hoàn công vv.... sẽ không được tính đến và gây thiệt thòi cho Nhà thầu!
 
D

datktnn

Guest
Việc để thiết bị hay là vật liệu trực tiếp thì tuỳ ở Chủ đầu tư quyết định và yêu cầu thiết kế xử lý ngay từ bước đầu! Thường những loại vật liệu có giá trị lớn như Hệ thống điều hoà (hàng chục đến hàng trăm triệu) thì đa phần hiện nay CĐT sẽ yêu cầu chuyển sang phần chi phí thiết bị, tránh ảnh hưởng đến sự tăng lên không hợp lý của Trực tiếp phí khác, chi phí chung vv...
Hiện tại mình đơn vị mình có thi công 1 số công trình, để ý thấy nếu phần các thiết bị được duyệt giá đã bao gồm công tác lắp đặt thì tránh được thiệt thòi cho Nhà thầu, còn nếu chỉ duyệt giá đến chân công trình thì phần lắp đặt, chi phí làm hồ sơ thanh quyết toán, hoàn công vv.... sẽ không được tính đến và gây thiệt thòi cho Nhà thầu!

E thấy trong công trình e đang làm (trường học) thì nếu để cửa gỗ, khuôn cửa gỗ, điều hoà, máy bơm nước . . . là vật liệu trực tiếp thì giá trị dự toán sẽ tăng lên tương đối nhiều. Khi tư vấn lập dự toán thì các mã hiệu công việc này đều là TT, TB và giá thiết bị họ lấy rất tròn (có thể trong thông báo giá hoặc là giá ngoài thị trường) như vậy khi quyết toán giá lấy theo dự toán hay theo hoá đơn thực tế của nhà thầu?
Còn về lắp đặt thig theo e hiểu thì giá đó đã bao gồm công vận chuyển đến chân công trình rồi, công việc lắp đặt chúng thì vẫn phải áp theo định mức của nhà nước.
Như vậy nên để thành thiết bị thì hợp lý hơn.
Mong các bác cho ý kiến!
 
Last edited by a moderator:

xuanhalong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/1/10
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Mọi người giúp em cách tính dự toán phần cửa gỗ ạ

Trong dự toán, tính phần cửa gỗ và cửa nhựa, cửa nhôm kính. Em chỉ tính VAT và chi phí lán trại có đúng không ạ. (bỏ các chi phí chung chi phí trức tiếp...). Có văn bản quy định về điều đó không ạ. Em cảm ơn mọi người trong diễn đàn.
 

mimi.online

Thành viên mới
Tham gia
17/3/11
Bài viết
4
Điểm thành tích
3
Tuổi
34
Tính cửa gỗ với cửa kính trong dự toán thì liên quan gì tới VAT, chi phí trực tiếp và chi phí chung phần mềm dự toán chạy hết theo đinh mức rồi nhé! Văn bản pháp luật không quy định về cửa gì hết, chỉ cần bạn bóc đúng phần khối lượng là đc.
 

xuanhalong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/1/10
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Tính cửa gỗ với cửa kính trong dự toán thì liên quan gì tới VAT, chi phí trực tiếp và chi phí chung phần mềm dự toán chạy hết theo đinh mức rồi nhé! Văn bản pháp luật không quy định về cửa gì hết, chỉ cần bạn bóc đúng phần khối lượng là đc.
Trong Định mức không có công tác SX cửa gỗ bạn ạ, chỉ có công tác lắp đặt, bạn hiểu lầm ý mình hỏi rùi. thank bạn
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Không có định mức sản xuất cửa cũng không sao. Có rất nhiều mã dự toán phần lắp đạt không có phần sản xuất cấu kiện cần lắp thì mình chỉ cần đưa báo giá cấu kiện là được. Còn việc bỏ chi phí trực tiếp, chi phí chung là không đúng. Vì vậy đối với công tác lắp đạt cửa thì bạn sử dụng đơn giá lắp đặt, phần vật liệu bạn cộng thêm giá cấu kiện cửa còn các chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, lợi nhuận, VAT, lán trại thì không nên bỏ.
 

xuanhalong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
13/1/10
Bài viết
14
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Không có định mức sản xuất cửa cũng không sao. có rất nhiều mã dự toán phần lắp đạt không có phần sản xuất cấu kiện cần lắp thì mình chỉ cần đưa báo giá cấu kiện là được. Còn việc bỏ chi phí trực tiếp, chi phí chung là không đúng. Vì vậy đối với công tác lắp đạt cửa thì bạn sử dụng đơn giá lắp đặt, phần vật liệu bạn cộng thêm giá cấu kiện cửa còn các chi phí trực tiếp khác, chi phí chung, lợi nhuận, VAT, lán trại thì không nên bỏ.
Thông tư số 17/2000/TT-BXD có quy định các VL được tính chi phí trực tiếp. Như vậy cửa gỗ, kính coi như thiết bị được không ạ (chỉ có VAT).
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cửa gỗ và cửa kính chỉ coi là cấu kiện vật liệu xây dựng chứ không ai coi là thiết bị cả.
Thông tư số 17/2000/TT-BXD quy định là: Những loại vật liệu được quy định trong Thông tư này và những loại vật liệu đã quy định trong các tập định mức dự toán xây dựng cơ bản hiện hành, định mức dự toán chuyên ngành được Bộ Xây dựng thoả thuận đều được coi là vật liệu và được tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình.
Cửa có nằm trong định mức vật tư của Bộ xây dựng ban hành, như vậy có nghĩa là Bộ Xây dựng cũng đã chấp nhận là vật liệu trực tiếp.
Mặt khác, vật liệu xây dựng nói rộng ra là các loại vật liệu, cấu kiện thành phẩm và bán thành phẩm chứ không chỉ các vật liệu thô như bạn nghĩ.
 

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
Việc để thiết bị hay là vật liệu trực tiếp thì tuỳ ở Chủ đầu tư quyết định và yêu cầu thiết kế xử lý ngay từ bước đầu! Thường những loại vật liệu có giá trị lớn như Hệ thống điều hoà (hàng chục đến hàng trăm triệu) thì đa phần hiện nay CĐT sẽ yêu cầu chuyển sang phần chi phí thiết bị, tránh ảnh hưởng đến sự tăng lên không hợp lý của Trực tiếp phí khác, chi phí chung vv...

Nhận xét như bác Lê Vinh là rất đúng bản chất, ngoại trừ các vật liệu đã được BXD thỏa thuận tại các quyển định mức, các văn bản do bộ ban hành đương nhiên được tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp;

Các loại khác như bàn ghế, hệ thống điều hòa, sàn trải thảm... về từ ngữ hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn tách rạch ròi nó thuộc xây lắp hay thiết bị...thì việc đưa nó vào đâu cơ bản xuất phát từ là bản chất là làm thế nào để lợi ích các bên hài hòa giữa các bên (giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu).

* TH1: Nếu giá trị nó lớn có thể đưa vào

C1: Nó được tính vào sau giá trị xây lắp trước thuế ( công phần lắp đặt dĩ nhiên sẽ tính thêm và được tách riêng thành công việc của chi phí trực tiếp).

C2: Đưa nó vào chi phí thiết bị.

Nhận xét: Cả 2 cách này gần như nhau, mục đích của nó tránh ảnh hưởng đến sự tăng lên không hợp lý của chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước . Tuy nhiên, nhà thầu hơi thiệt thòi một chút là mất công làm hoàn công liên quan đến nó mà chẳng được gì.

(Bởi ta cứ tưởng tượng nếu giá trị thiết bị này lớn vài tỷ, nếu coi chúng như các vật liệu xây lắp bình thường khác tức là tính chúng trong chi phí trực tiếp của dự toán xây lắp thì nhà thầu chẳng phải bỏ công gì nhiều mà tự nhiên "lại được biếu không" tính sơ sơ tổng chi phí chung và thuế thu nhập tính trước vào khoảng 10% tức giá trị ước tính khoảng
tỷ đồng)

* TH2: Nếu giá trị của nó nhỏ ta có thể đưa vào như các vật liệu khác trong dự toán xây lắp.

Nhận xét: nếu các bác để ý đến trường hợp tại điểm 1.2.1 phần II thông tư 17/2000/TT-BXD có quy định cụ thể, ví dụ đối với những ống nước có đường kính >600 là trường hợp tổng quát nhất bao hàm cả 2 trường hợp trên:
- Giá trị tính đến đường kính 600 dùng để tính vào chi phí trực tiếp của dự toán.
- Phần chênh lệch giữa ống có đường kính >600 và ống có đường kính =600 được đưa vào giá trị dự toán xây lắp trước thuế trong bảng dự toán xây lắp.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Các tương tác: nhmh

hoangtam3012

Thành viên mới
Tham gia
5/8/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Xin nhờ các bác tư vấn giùm. Bên e đang bị mắc kiểm toán. DT đã được duyệt phần Tủ điều khiển chiếu sáng vào chi phí trực tiếp. Tuy nhiên kiểm toán giờ lại đòi cắt phần chi phí trực tiếp đó và coi là thiết bị. Mình xem thông tư 17/2000/BXD thì có "Tủ, bảng điện dân dụng các loại (trừ tủ, bảng điện trọn bộ trong thiết bị nhập đồng bộ)" đc tính. Cái này mình thấy không rõ ràng lắm và mình không hiểu tủ dân dụng là những loại gì, loại tủ như của mình có đc tính hay không? (cái này là sản phẩm hapulico). Nhờ các bác
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Xin nhờ các bác tư vấn giùm. Bên e đang bị mắc kiểm toán. DT đã được duyệt phần Tủ điều khiển chiếu sáng vào chi phí trực tiếp. Tuy nhiên kiểm toán giờ lại đòi cắt phần chi phí trực tiếp đó và coi là thiết bị. Mình xem thông tư 17/2000/BXD thì có "Tủ, bảng điện dân dụng các loại (trừ tủ, bảng điện trọn bộ trong thiết bị nhập đồng bộ)" đc tính. Cái này mình thấy không rõ ràng lắm và mình không hiểu tủ dân dụng là những loại gì, loại tủ như của mình có đc tính hay không? (cái này là sản phẩm hapulico). Nhờ các bác
Tủ điện chiếu sáng đường phố mà nhập đồng bộ thì được tính là thiết bị. Có thể hiểu đơn giản trong cách tính dự toán bạn đã làm thì ở bảng tổng hợp bạn lấy những hệ số chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước là dân dụng hay hạ tầng, hay công nghiệp để áp dụng.
 

thongktnl

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
30/6/08
Bài viết
344
Điểm thành tích
43
Xin nhờ các bác tư vấn giùm. Bên e đang bị mắc kiểm toán. DT đã được duyệt phần Tủ điều khiển chiếu sáng vào chi phí trực tiếp. Tuy nhiên kiểm toán giờ lại đòi cắt phần chi phí trực tiếp đó và coi là thiết bị. Mình xem thông tư 17/2000/BXD thì có "Tủ, bảng điện dân dụng các loại (trừ tủ, bảng điện trọn bộ trong thiết bị nhập đồng bộ)" đc tính. Cái này mình thấy không rõ ràng lắm và mình không hiểu tủ dân dụng là những loại gì, loại tủ như của mình có đc tính hay không? (cái này là sản phẩm hapulico). Nhờ các bác
Các tủ trọn bộ mua sẵn thì tính vào thiết bị (khi đó các chi phí chung, TNCT sẽ được tính cho nhà SX thiết bị và đã tính trong giá TB, bạn ko đc hưởng nữa), còn nếu bác mua các chi tiết về (aptomat, chế tạo vỏ tủ, biến dòng, vôn kế, ampe...) để lắp tủ thì được tính là vật liệu và bạn được hưởng CPC, TNCT.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Có bạn hỏi là: Tại sao mọi người (thật ra là cả xã hội) đều nói là “thiết bị vệ sinh” nhưng Theo quy định tại Thông tư 17/2000/TT-BXD chúng lại là những vật liệu và phụ kiện?

Tôi xin giải đáp như này:
Do Quy ước.
Giống như tiền là Giấy, nhưng người ta quy ước nó là tờ giấy có giá trị.
Hay bitcoin là tiền ảo, nhưng nhiều công ty lớn mua và công nhận, nó lên giá hơn tỷ VND 1 btc.

Người ta quy ước cái gốc tính toán, nếu không thì vấn đề rối tung và quá phức tạp: bị biến đổi bởi câu từ + thói quen + địa phương..., chứ không phải cái gốc giá trị mà người ta muốn quản lý.

Loại nào thì được tính là thiết bị theo bản chất bên trong, loại nào chỉ là thiết bị theo hình thức bên ngoài (do tên gọi)... dùng quy ước đó để phân loại, từ đó tính toán được, nếu không cứ ngồi kể lể và tranh cãi nhau mãi giống như vòng lặp Cicular trong Excel.

Giống như để có lý thuyết hình học và tất cả các bài tập hình học mà ta đã chứng minh thì phải công nhận tiên đề Ơ cơ lít về 2 đường thẳng song song.

Cái này hơi trừu tượng, bắt đầu yêu cầu tư duy triết học: Hình thức bên ngoài và Bản chất bên trong.
He he, mình chém gió thôi, để anh em nào đó tham khảo dễ hiểu. Chứ khó có thể viết giải thích dễ hiểu hơn nữa.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top