Phê duyệt lại mã Tạm tính theo định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (bổ sung) theo Q

nguyentan09

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/8/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Hiện nay đơn vị mình đang quản lý một dự án trong quá trình lập dự toán và lựa chọn nhà thầu có mã công việc không có trong định mức 1776 và đã áp dụng mã công việc từ một dự án khác đã Phê duyệt. Sau khi đã ký hợp đồng với đơn vị thi công thì nhà nước lại ban hành định mức Bổ sung theo QĐ1091/ BXD ngày 26/12/2011 trong định mức bổ sung lại có công việc mà chúng tôi đã áp dụng từ dự án khác. Hiện nay khi mình thử áp theo định mức mới thì chênh lệch rất nhiều giữa định mức nhà nước ban hành và định mức đã vận dụng. Vì vậy mình muốn hỏi Bên mình có phải phê duyệt lại dự toán cho mã công việc này không? và có phải thương thảo ký kết lại hợp đồng với đơn vị nhà thầu thi công căn cứ trên dự toán đã duyệt khong??? Rất mong được sự góp ý của các bạn.
 

hhh

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
4/5/10
Bài viết
413
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Hiện nay đơn vị mình đang quản lý một dự án trong quá trình lập dự toán và lựa chọn nhà thầu có mã công việc không có trong định mức 1776 và đã áp dụng mã công việc từ một dự án khác đã Phê duyệt. Sau khi đã ký hợp đồng với đơn vị thi công thì nhà nước lại ban hành định mức Bổ sung theo QĐ1091/ BXD ngày 26/12/2011 trong định mức bổ sung lại có công việc mà chúng tôi đã áp dụng từ dự án khác. Hiện nay khi mình thử áp theo định mức mới thì chênh lệch rất nhiều giữa định mức nhà nước ban hành và định mức đã vận dụng. Vì vậy mình muốn hỏi Bên mình có phải phê duyệt lại dự toán cho mã công việc này không? và có phải thương thảo ký kết lại hợp đồng với đơn vị nhà thầu thi công căn cứ trên dự toán đã duyệt khong??? Rất mong được sự góp ý của các bạn.
Dự toán gói thầu đó của bạn đã được phê duyệt tức là đơn giá đã được phê duyệt. CĐT chịu trách nhiệm tính đúng đắn, hợp lý ... khi áp dụng định mức đơn giá. Gói thầu đã lựa chọn nhà thầu tức là đơn giá đó được nhà thầu đề xuất và CĐT chấp thuận. Còn vận dụng mà thấp hay cao, lời lãi hay thiệt hại là do các bên khi lập định mức không chuẩn đầy đủ vậy thui.
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Cái này theo mình chỉ có một vấn đề nhỏ: Nếu định bù giá hợp đồng thì nên căn cứ vào định mức mới ban hành, không căn cứ vào định mức tổng hợp các bên tự xây dựng trong quá trình lập, phê duyệt dự toán và đấu thầu gói thầu.
Thân.
 

rowants

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
27/5/08
Bài viết
137
Điểm thành tích
28
Tuổi
44
Hiện nay đơn vị mình đang quản lý một dự án trong quá trình lập dự toán và lựa chọn nhà thầu có mã công việc không có trong định mức 1776 và đã áp dụng mã công việc từ một dự án khác đã Phê duyệt. Sau khi đã ký hợp đồng với đơn vị thi công thì nhà nước lại ban hành định mức Bổ sung theo QĐ1091/ BXD ngày 26/12/2011 trong định mức bổ sung lại có công việc mà chúng tôi đã áp dụng từ dự án khác. Hiện nay khi mình thử áp theo định mức mới thì chênh lệch rất nhiều giữa định mức nhà nước ban hành và định mức đã vận dụng. Vì vậy mình muốn hỏi Bên mình có phải phê duyệt lại dự toán cho mã công việc này không? và có phải thương thảo ký kết lại hợp đồng với đơn vị nhà thầu thi công căn cứ trên dự toán đã duyệt khong??? Rất mong được sự góp ý của các bạn.




không biết bây giờ post lên có ý nghĩa gì không, nhưng theo mình khi đã được duyệt, thì căn cứ vào QĐ duyệt đó là hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành. mình căn cứ vào thời điểm phê duyệt chứ không chạy theo văn bản thủ tục được. nếu QĐ duyệt của bác không ghi tạm tính hay ước tính thì giá trị đó có thể sử dụng để thanh quyết toán bình thường. nếu ghi tạm tính thì bác phải trình duyệt lại, khi trình duyệt lại chắc chắn phải áp dụng định mức mới ban hành. mặt khác nếu sự chênh lệch dẫn đến phải trình duyệt lại giá trị thì sự thay đổi về giá trị đó phải được ký kết phụ lục hợp đồng.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Nếu QĐ duyệt của bác không ghi tạm tính hay ước tính thì giá trị đó có thể sử dụng để thanh quyết toán bình thường. nếu ghi tạm tính thì bác phải trình duyệt lại, khi trình duyệt lại chắc chắn phải áp dụng định mức mới ban hành. mặt khác nếu sự chênh lệch dẫn đến phải trình duyệt lại giá trị thì sự thay đổi về giá trị đó phải được ký kết phụ lục hợp đồng.
Tôi không đồng tình với quan điểm này.

Dự toán của một hay nhiều công tác đã lập, đã thẩm tra, phê duyệt, được nhà thầu chào thầu và đã được chấp thuận, các bên đã ký hợp đồng thì không có cớ gì phải phê duyệt lại (tôi hiểu từ phê duyệt lại từ cụm từ "trình duyệt lại" của bạn, không biết có đúng không?).

Đương nhiên vẫn có thể lập, thẩm định, phê duyệt và ký kết lại hợp đồng điều chỉnh (điều chỉnh đơn giá đó) nếu các bên đồng ý (bao gồm nhà thầu thi công đồng ý, chủ đầu tư đồng ý và có thẩm quyền theo quy định của hợp đồng). Nhưng chắc chắn là không bắt buộc.

Việc kiểm tra, hiệu chỉnh sai lệch sẽ được các bên có thẩm quyền (như thanh tra, kiểm toán v.v...) rà soát, xem xét và xử lý sau (nếu có).
 

hhh

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
4/5/10
Bài viết
413
Điểm thành tích
28
Tuổi
39
Tôi không đồng tình với quan điểm này.

Dự toán của một hay nhiều công tác đã lập, đã thẩm tra, phê duyệt, được nhà thầu chào thầu và đã được chấp thuận, các bên đã ký hợp đồng thì không có cớ gì phải phê duyệt lại (tôi hiểu từ phê duyệt lại từ cụm từ "trình duyệt lại" của bạn, không biết có đúng không?).

Đương nhiên vẫn có thể lập, thẩm định, phê duyệt và ký kết lại hợp đồng điều chỉnh (điều chỉnh đơn giá đó) nếu các bên đồng ý (bao gồm nhà thầu thi công đồng ý, chủ đầu tư đồng ý và có thẩm quyền theo quy định của hợp đồng). Nhưng chắc chắn là không bắt buộc.

Việc kiểm tra, hiệu chỉnh sai lệch sẽ được các bên có thẩm quyền (như thanh tra, kiểm toán v.v...) rà soát, xem xét và xử lý sau (nếu có).
đồng ý với bác. các mã đơn giá TT đã phe duyệt và lựa chọn nhà thầu đã được nhà thầu, CĐT phê duyệt thì thường không được phép hiệu chỉnh trừ những công tác đó thay đổi do biện pháp thi công thay đổi, CĐT thay đổi vật liệu, kiến trúc ... Còn định mức, đơn giá mà thấp quá gây thiệt cho các bên thì lỗi này đều thuộc về các bên CDT, nhà thầu tư vấn thiết kế, thẩm định, nhà thầu thi công. DO đó vai trò, trình độ của người lập dự toán là rất quan trọng , cứ lập kiểu TT mà chém bừa thì chỉ khổ nhà thầu thôi.
 

Xe Dap Oi

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
22/8/08
Bài viết
674
Điểm thành tích
63
Vấn đề này theo tôi là hài hoà cả 2 bên và cuối cùng là CĐT quyết định, căn cứ vào điều khoản hợp đồng, về dự phòng phí... để quyết định cho nhà thầu thay đổi hay không. Trong thi công thì thường nhà thầu đã cân đối lỗ lãi rồi, nhìn trong dự toán đã nhẩm được cái gì bù cho cái gì để cân đối...
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top