Theo mình biết thì không có văn nào qui định giá trị khi ký phụ lục bổ sung hợp đồng phải nhỏ hơn giá trị hợp đồng ban đầu. Tuy nhiên khi ký phụ lục bổ sung hợp đồng thì phải xem xét lại là nhà thầu có đáp ứng năng lực thực hiện công việc bổ sung hợp đồng đó không. Nếu không đáp ứng thì phải tách phần công việc phải bổ sung thành một gói thầu mới và tổ chức lựa chọn theo qui định của Luật đấu thầu.Có văn bản nào quy định giá trị trong phụ lục hợp đồng phải nhỏ hơn giá trị trong hợp đồng không?
Ai biết tài liệu nào về phụ lục hợp đồng thì chỉ cho tôi với, tôi đang rất cần.
Xin cảm ơn!
Mình xin được trích dẫn Điều 408 - Luật dân sự số 33/2005/QH11:Mình chưa hiểu phụ lục hợp đồng và giá hợp đồng của bạn cụ thể như thế nào. Nhưng theo mình được biết: Theo Bộ luật dân sự : Có giải thích về phụ lục hợp đồng: Những vấn đề trong hợp đồng chưa chi tiết được hết thì A, B sẽ ký phụ lục hợp đồng làm rõ các vấn đề của hợp đồng chưa được nêu cụ thể nhưng không làm thay đổi các nội dung của HĐ, còn khi thay đổi các vấn đề của hợp đồng thì A và B phải ký hợp đồng sửa đổi, bổ sung. Vì vậy trường hợp của bạn mình nghĩ giá trị của phụ lục HĐ là giá trị hợp đồng chứ.
Về vấn đề mà bạn TOUYEN trao đổi, chắc chắn không có một văn bản pháp quy nào quy định giá trị trong phụ lục hợp đồng phải nhỏ hơn giá trị trong hợp đồng.Phụ lục hợp đồng 1. Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.
1. Với dự án sử dụng trên 30% vốn nhà nước thì đây là chỉ định thầu trong trường hợp đặc biệt (bạn lưu ý chỉ một số công trình nhất định mới được phép thực hiện theo quy định này). Quy định cụ thể tại Khoản 3 - Điều 41 - Nghị định 85/2009/NĐ-CP:Các bác làm ơn cho hỏi : Công trình chưa được phê duyệt nhưng cần phải thi công vì vậy chủ đầu tư đã ký " HĐ nguyên tắc" với đơn vị thi công và cho thi công, CT thi công xong mới có QĐ phê duyệt vậy thì thủ tục ký kết HDXD và QT như thế nào cho phải. Xin cảm ơn các bác.
2. Đối với các dự án khác thì tùy chủ đầu tư và nhà thầu đã quy định trong hợp đồng nguyên tắc để thực hiện các bước tiếp theo.3. Đối với các gói thầu thuộc trường hợp sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu thì việc chỉ định thầu không phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chỉ định thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó và nhà thầu phải tiến hành các thủ tục xác định khối lượng và giá trị công việc để hai bên ký kết hợp đồng làm cơ sở cho việc thực hiện và thanh toán.
Theo mình thì khi giá trị phát sinh (bổ sung) hợp đồng vượt quá 20% giá trị hợp đồng thì cần phải ký kết hợp đồng mới theo quy định của luật đấu thầu, vì nếu giá trị phụ lục hợp đồng vượt quá giá trị của hợp đồng chính thì hóa ra khi mời thầu là con kiến lúc quyết toán thì nó là con voi àh?
- Theo mình thì Việc ký thêm phụ lục hợp đồng khi khối lượng phát sinh lớn hơn 20% cũng không là giải pháp cho việc "mời thầu con kiến, quyết toán con voi".
- Theo nghị định 48 của Chính phủ về hợp đồng thì đối với trường hợp này các bên thống nhất với nhau để xác định một đơn giá mới khi đó thì ký thêm phụ lục. Nhưng trường hợp cả 2 bên đều giữ nguyên giá cũ (VD Điều khoản là: Đơn giá hợp đồng là đơn giá cố định, không thay đổi trong xuốt quá trình thi công) thì sao lại đi ký thêm phụ lục, và giả sử ký thêm phụ lục thì nội dung phụ lục là gì?
- Mình thì có quan điểm: "Các điều khoản của hợp đồng là nguyên tắc cao nhất, đối với các trường hợp không quy định trong hợp đồng thì mới tham chiếu tới các tài liệu khác". Do đó đối với Nghị định 48 về hợp đồng thì các bạn lưu ý là đây là Quy định về hợp đồng, tức là dành cho giai đoạn ký kết hợp đồng. Còn đối với giai đoạn Hợp đồng đã ký kết và đến giai đoạn thanh toán rùi thì phải tuân thủ theo hợp đồng đã ký kết. VD: Hai bên thống nhất ký kết là "đơn giá không thay đổi trong xuốt quá trình thi công" vậy tự nhiên đến giai đoạn này ông lại bảo phải thỏa thuận lại đơn giá vì theo Điều 36 của nghị định 48 à.
Các bạn cho ý kiến thêm nhé!