Em mới đi thi công, đang đau đầu với phương án cắt thép sao cho tối ưu, tiết kiệm nhất. Nhưng hiện nay mới chi tính toán thủ công, rất mất thời gian mà cũng chưa thực sự hiệu quả. Bác nào có kinh nghiệm, phương pháp chỉ giùm em với ạ.
Học lâu rồi không nhớ rõ lắm nhưng trong Kinh tế xây dựng môn Mô hình toán kinh tế có bài toán cắt thép đó. Bạn tham khảo xem. Làm trên excel thôi. Nhanh lắm. Nó sẽ cho bạn phương án tối ưu nhất. Lượng thép cắt thừa là ít nhất.Em mới đi thi công, đang đau đầu với phương án cắt thép sao cho tối ưu, tiết kiệm nhất. Nhưng hiện nay mới chi tính toán thủ công, rất mất thời gian mà cũng chưa thực sự hiệu quả. Bác nào có kinh nghiệm, phương pháp chỉ giùm em với ạ.
Em mới đi thi công, đang đau đầu với phương án cắt thép sao cho tối ưu, tiết kiệm nhất. Nhưng hiện nay mới chi tính toán thủ công, rất mất thời gian mà cũng chưa thực sự hiệu quả. Bác nào có kinh nghiệm, phương pháp chỉ giùm em với ạ.
Năm đầu tiên đi làm mình cũng nói với thằng đi làm trước 2 năm là KTXD có bài toán mô hình cắt thép tối ưu. Nó bảo "Cần K gì" ), mà giờ thấy đúng thật. Làm thi công ở VN này cần gì phải tối ưu đến hơn thua 10cm thép trở lại. Mình đề tay thép những thanh đồng dạng có số lượng từ 30 trở lên mới quan tâm để tổ hợp. Còn nguyên tắc chủ đạo là gì:Học lâu rồi không nhớ rõ lắm nhưng trong Kinh tế xây dựng môn Mô hình toán kinh tế có bài toán cắt thép đó. Bạn tham khảo xem. Làm trên excel thôi. Nhanh lắm. Nó sẽ cho bạn phương án tối ưu nhất. Lượng thép cắt thừa là ít nhất.
Mình không có tiền để mua Cutbar Steel thì mình dùng phương pháp: 50% thủ công kết hợp 50% máy móc này thử xem sao. Đây cũng là một File cắt thép bằng excel mình Download từ GXD của thành viên nào đó (Thay mặt người viết mình gửi anh em tham khảo).
:-wxNếu sáng tạo một chút nữa bạn hãy viết thêm một số tính năng mới. Mình nghĩ cái này cũng dùng được (tiếc là mình là dân làm thầu quanh năm nên chưa có dịp sử đến).
tính ra bên nước ngoài thép mình đặt chiều dài bao nhiêu cũng được hả bạn?mình đang bốc khối lượng công trình do tổng công ty xd số 1 thiết kế,mình cũng đang làm sao mà đỡ hao hụt nhất,nhưng cũng phải xem lại nối thép thế nào nữa,ko nên trùng mạch,.....,nhiều lúc muốn tiết kiệm,đỡ hao thép nhưng cũng chẳng được đâu,bên Tư Vấn lại bắt lỗi nữa (vd : thép đà lớp trên thì hạn chế nối ở 1/4 gối,thép lớp dưới thì hạn chế nối trong khoảng 2/3 nhịp,và ko bị trùng mạch nữa.Năm đầu tiên đi làm mình cũng nói với thằng đi làm trước 2 năm là KTXD có bài toán mô hình cắt thép tối ưu. Nó bảo "Cần K gì" ), mà giờ thấy đúng thật. Làm thi công ở VN này cần gì phải tối ưu đến hơn thua 10cm thép trở lại. Mình đề tay thép những thanh đồng dạng có số lượng từ 30 trở lên mới quan tâm để tổ hợp. Còn nguyên tắc chủ đạo là gì:
- Nhớ con số 11.7/(2-8)
- Kết hợp đề tay từ móng lên đến sàn và các cấu kiện khác (Tuy nhiên, việc này khó khả thi cho các cấu kiện xa nhau, đơn giản vì lãnh đạo không gọi thép về đề mình tối ưu hoá trong khi tiền mua thép thì chưa có nhiều mà thep đọng ở ctr thì còn vỡ mặt hơn tối ưu cắt thép)
- Dùng Excel để tổ hợp cho tiện và lưu trữ
Còn ở nước ngoài theo được nói và kể D) thì nó cứ theo thiết kế và gia công ngay tại xưởng thép rồi chở ra. Thiết kế thanh hình dạng, chiều dài thế nào nó làm đúng thế, mang ra lắp vào. Có cái lợi là ko thừa thiếu, mà bọn thi công cũng ko ăn cắp được ngắn dài. Tối ưu là phải triệt để từ thiết kế mới là tối ưu, còn đề tay chuẩn thì hãn hữu lắm.
Chào ban,mình mới thi công nền cũng đau đầu về vấn đề này.Mình cũng hiểu đôi chút về phần này, theo mình thì nên sử dụng hàm solve trong Excel với điều kiện đặt ra là lượng thép dư nhỏ nhất. Mình có làm thử file excel rồi nhưng upload bằng cách nào vậy? Vì mình muốn mọi người chỉ bảo thêm
Phần này mình cũng đang đau đầu,mình mới đi thi công nên còn ít kinh nghiệm.Mình cũng hiểu đôi chút về phần này, theo mình thì nên sử dụng hàm solve trong Excel với điều kiện đặt ra là lượng thép dư nhỏ nhất. Mình có làm thử file excel rồi nhưng upload bằng cách nào vậy? Vì mình muốn mọi người chỉ bảo thêm
Nói chung khi mới ra trường ai cũng khó xử về chuyện này,mà khi đã thi công hiệu quả thì không thể nắm vững chia cốt thép,và chia sao cho hợp lý,tiết kiệm mới là vấn đề!
Chẳng đâu xa xôi hết,đầu tiên bạn ôm bản vẽ ra, theo phần công việc thống kê ra bao nhiêu thanh(nhớ trừ lớp bảo vệ)thuộc fi nào,rồi sắp xếp chia thêm bớt cho hợp lý,và thanh nào ở vị trí nào không thể nối thì ta cắt trước(như ở vị trí tăng cường,thanh ở bụng dầm...)và thanh cho phép nối thì theo qui phạm nhân với 30 lần đường kính vd fi16 lấy 0.016mmx30=0.48m),còn lại bao nhiêu ta chia tiếp cho những thanh ngắn hay để nối 1 thanh dài khác...cứ hình dung như trò xếp hình vậy.Từ đó ta có thêm cách để ý những vị trí ta cắt trước tiên...còn nếu người đàn anh đưa cho bạn cái líp ra Sắt cho công nhân cắt thì mình sẽ thấy những con số mà thôi,bạn sẽ chẳng học được gì nhiều cả, cứ xoăn tay áo,lấy máy tính mà chia đi cho quen dần,chứ đi thi công thì chẳng có sẵn cái dầm hay trụ là 11,7m hết hay xài thép cuộn muốn cắt bao nhiêu cũng được,,còn phải học hỏi nhiều...chúc các bạn mạnh dạn tự tin,thành công!!! =D>