Quản lý chất lượng thi công xây dựng theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cái này tôi thấy là phù hợp với quy định tại nghị định số 112 về quản lý chi phí xây dựng công trình: Chi phí QLDA của các chủ đầu tư, BQL là các công việc tổ chức ...
Vấn đề ở đây là việc tổ chức quản lý chất lượng có phải là phù hợp với quy định của Luật XD chưa:
Trích khoản 2 điều 75 luật XD
m) Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; chịu trách nhiệm về việc bảo đảm công trình thi công đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Tôi thấy trong nghị định này có mục về công tác thẩm tra sau khi tham gia ý kiến thiết kế cơ sở của Sở, liệu thế này có kỹ quá không khi mà thiết kế cơ sở đã là xương sống để các chủ đầu tư thiết kế bước tiếp theo. Năng lực và con người của Sở có đủ để thẩm tra với khối lượng lớn trên địa bàn tỉnh không, mặc dù trong nghị định có cho phép nếu SXD không đủ năng lực thì chỉ định đơn vị thẩm tra bên ngoài> Vậy thì vẫn là thế không khác hơn và khá hơn mà lại sinh ra chậm thủ tục, bộ máy nhà nước cồng kềnh, nếu làm tốt thì theo cá nhân tôi Sở XD địa phương làm tốt công tác tham gia thiết kế cơ sở là tiền đề xuyên suốt của công trình và dự án không nên tiếp tục thẩm tra ( mặc dù nghị định ra rồi )...
Theo ý kiến của tôi: Đây là việc làm cần thiết và là một điểm mới của NĐ 15, trong thiết kế cơ sở thật ra chưa ai thấy gì nhiều ngoài quy mô, công năng ... Hầu hết các công trình quan trọng,đều có các bước thiết kế > 2, bước thẩm tra, thẩm định thiết kế kỹ thuật là rất quan trọng. Vì đây là cơ sở để xác định TMĐT và quản lý chi phí công trình được hiệu quả. Tránh trường hợp tại một số công trình mà tôi đã tham gia.
Do việc thẩm tra, từ bước thiết kế kỹ thuật chưa hiệu quả cho nên việc xác định TMĐT chưa đầy đủ dẫn đến phải hiệu chỉnh nhiều lần (tất nhiên có nhiều yếu tố, nhưng trong đó có lý do từ bước TKKT).
Khó khăn hoặc làm chậm trong quá trình thực hiện bước lập BVTC do mẫu thuẫn với TKKT vì trong bước này chưa lường hết được các vẫn đề đối với các công trình phức tạp.
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Tại mục số 5 điều 25 Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng của nghị định này có điểm mới quá: Nhà thầu có trách nhiệm lập và phê duyệt biện pháp thi công.
- Lập biện pháp thi công thì là đương nhiên rồi thế còn phê duyệt liệu đây có phải là quyền và trách nhiệm của nhà thầu không? Cái này tôi thấy có vẻ không ổn, vì từ trước tới giờ chủ đầu tư mới có quyền phê duyệt biện pháp thi công chứ? Mục đích nhằm để quản lý chất lượng công trình, Tiến độ thi công, chi phí, an toàn lao động, ...
- Bây giờ để cho nhà thầu vừa đá bóng, vừa thổi còi thế này liệu các mục tiêu trên liệu còn đảm bảo hiệu quả không? Mong mọi người cho ý kiến về vấn đề này?:(
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Tôi lại hiểu khác:
- Theo NĐ15 thì:
(1) Thiết kế BVTC trong trường hợp TK 3 bước không phải thẩm định và phê duyệt; chỉ phải thẩm định và phê duyệt thiết kế BVTC trong trường hợp TK 1 bước hoặc 2 bước (Quy định trước đây: Thiết kế BVTC khi TK 1, 2 hay 3 bước đều phải được thẩm định và phê duyệt)
(2) CĐT có trách nhiệm tổ chức thẩm định TKKT (TK 3 bước), thiết kế BVTC (TK 1, 2 bước).
(3) Trách nhiệm phê duyệt thiết kế:
+ CĐT phê duyệt TKKT (TK 3 bước) và thiết kế BVTC (TK 2 bước) và các TK khác sau TKCS
+ Người QĐĐT có trách nhiệm phê duyệt thiết kế BVTC (TK 1 bước) cùng với phê duyệt BCKTKT (Giống quy định trước đây)
(4) TK BVTC (trong mọi trường hợp TK 1, 2 hay 3 bước) đều phải được CĐT (hoặc người đại diện CĐT) xác nhận trước khi thi công.
- Ý kiến của thầy rất dễ hiểu, tuy nhiên có điều này tại nghị định 15 em còn băn khoăn:TK BVTC (trong mọi trường hợp TK 1, 2 hay 3 bước) đều phải được CĐT (hoặc người đại diện CĐT) xác nhận trước khi thi công? Tại sao là xác nhận mà không phải làm quyết định phê duyệt nhỉ?:( TKBVTC sau khi có ý kiến thẩm tra và đạt yêu cầu rồi thì CĐT phải làm quyết đinh phê duyệt chứ?
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Xác nhận ở đây là đóng dấu vào bản vẽ trước khi ra công trường. Nếu k có năng lực thì tư vấn gs của cdt sẽ làm chuyện này. Giống như mấy dấu vuông: for construction chẳng hạn
 
  • Like
Các tương tác: NNVP

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về biện pháp của mình, vì hơn ai hết nhà thầu hiểu rõ và sâu về vấn đề này. Biện pháp của nhà thầu nào hiệu quả, giảm giá thành thì cdt chọn. Còn trách nhiệm thuộc về a. K thể cdt chịu trách nhiệm
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về biện pháp của mình, vì hơn ai hết nhà thầu hiểu rõ và sâu về vấn đề này. Biện pháp của nhà thầu nào hiệu quả, giảm giá thành thì cdt chọn. Còn trách nhiệm thuộc về a. K thể cdt chịu trách nhiệm
- Theo tôi nếu quy định như thế này thì các nhà thầu quả là có lợi, hay đây là một chính sách nhằm ủng hộ nhà thầu trong điều kiện kinh tế khó khăn nhỉ:)).
- Không thể nói chỉ có nhà thầu mới hiểu và sâu và rõ về BPTC được vì bên cạnh chủ đầu tư còn có các TV của A như, TVGS, TVTK đây là nhưng đơn vị rất rõ về biện pháp thi công và hiệu quả của BPTC đấy.
- Trong trường hợp với những dự án được thiết kế >=2 bước thì nhà thầu thường được lựa chọn từ bước TKKT rồi, vậy lúc này CĐT và các đơn vị TV liệu còn có quyền lựu chọn biện pháp thi công không? Hay lúc này đành nhắm mặt chấp nhận nhưng yêu và thuyết sách của nhà thầu vì lúc này nhà thầu hoàn toàn có quyền mặc cả, vậy khi ấy chất lượng, tiến độ ... công trình quản lý thế nào?
- Một vấn đề nữa là chi phí được quản lý ở bước này là phải căn cứ trên cơ sở BPTC, điều kiện thực tế thi công tại hiện trường? Đây cũng lại là một trường hợp khiến CĐT đâu đầu vì quản lý túi tiền?:(
- Tôi nghĩ đây là một ý tưởng mới có phần ưu ái với nhà thầu vượt xa hoàn toàn so với các quy định quản lý chất lượng trước đầy như NĐ 209, rồi NĐ 16.? Cần phải có sự xem xét kỹ và hướng dẫn về điều khoản này trước khi áp dụng?
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Xác nhận ở đây là đóng dấu vào bản vẽ trước khi ra công trường. Nếu k có năng lực thì tư vấn gs của cdt sẽ làm chuyện này. Giống như mấy dấu vuông: for construction chẳng hạn
Thường thì để ra một sản phẩm cuối cùng thì sản phẩm ấy phải được qua rất nhiều qua trình gọt, dũa hiệu chỉnh:D, BVTC cũng như thế, phải được hiệu chỉnh có thể một hoặc nhiều lần từ ý kiến thẩm tra của các đơn vị chức năng mới được xuất bản hàng loạt cho nhà thầu triển khai ngoài hiện trường. Việc đóng dấu, xác nhận nhằm phân biệt đây là sản phẩm cuối cùng là sản phẩm đạt yêu cầu giúp các bên tránh nhầm lẫn với các tài liệu xuất bản trước đó.
Tuy nhiên để có cơ sở quản lý tốt về chi phí, và cơ sở để thanh quyết toán công trình sau này cũng cần phải phê duyệt TKBVTC. Từ trước tới này cái này đều làm như thế mà là triển khai làm rất tốt vậy sao lại phải điều chỉnh?
 

Ks.TranNgocHai

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
27/5/12
Bài viết
159
Điểm thành tích
43
- Theo tôi nếu quy định như thế này thì các nhà thầu quả là có lợi, hay đây là một chính sách nhằm ủng hộ nhà thầu trong điều kiện kinh tế khó khăn nhỉ:)).
- Không thể nói chỉ có nhà thầu mới hiểu và sâu và rõ về BPTC được vì bên cạnh chủ đầu tư còn có các TV của A như, TVGS, TVTK đây là nhưng đơn vị rất rõ về biện pháp thi công và hiệu quả của BPTC đấy.
- Trong trường hợp với những dự án được thiết kế >=2 bước thì nhà thầu thường được lựa chọn từ bước TKKT rồi, vậy lúc này CĐT và các đơn vị TV liệu còn có quyền lựu chọn biện pháp thi công không? Hay lúc này đành nhắm mặt chấp nhận nhưng yêu và thuyết sách của nhà thầu vì lúc này nhà thầu hoàn toàn có quyền mặc cả, vậy khi ấy chất lượng, tiến độ ... công trình quản lý thế nào?
- Một vấn đề nữa là chi phí được quản lý ở bước này là phải căn cứ trên cơ sở BPTC, điều kiện thực tế thi công tại hiện trường? Đây cũng lại là một trường hợp khiến CĐT đâu đầu vì quản lý túi tiền?:(
- Tôi nghĩ đây là một ý tưởng mới có phần ưu ái với nhà thầu vượt xa hoàn toàn so với các quy định quản lý chất lượng trước đầy như NĐ 209, rồi NĐ 16.? Cần phải có sự xem xét kỹ và hướng dẫn về điều khoản này trước khi áp dụng?
Công nghệ Ván khuôn nhôm của Hòa Bình khoảng 3 ngày 1 sàn. Đã làm ở VN nhiều chưa? thử hỏi giám sát có biết không?? Chính Hòa Bình còn phải cử các nhân viên tới học hỏi kinh nghiệm, đó là 1 ví dụ. Nhà thầu mới có điều kiện, năng lực để đưa ra biện pháp của chính mình và chịu trách nhiệm nó.
Ở đây tôi đang nói trên quan điểm hồ sơ dự thầu ( tôi nói biện pháp thi công làm thay đổi giá thành ) không bàn ở góc độ bạn nói. 2 quan điểm khác nhau !
 
  • Like
Các tương tác: hai

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
- Theo tôi nếu quy định như thế này thì các nhà thầu quả là có lợi, hay đây là một chính sách nhằm ủng hộ nhà thầu trong điều kiện kinh tế khó khăn nhỉ:)).
- Không thể nói chỉ có nhà thầu mới hiểu và sâu và rõ về BPTC được vì bên cạnh chủ đầu tư còn có các TV của A như, TVGS, TVTK đây là nhưng đơn vị rất rõ về biện pháp thi công và hiệu quả của BPTC đấy.
- Trong trường hợp với những dự án được thiết kế >=2 bước thì nhà thầu thường được lựa chọn từ bước TKKT rồi, vậy lúc này CĐT và các đơn vị TV liệu còn có quyền lựu chọn biện pháp thi công không? Hay lúc này đành nhắm mặt chấp nhận nhưng yêu và thuyết sách của nhà thầu vì lúc này nhà thầu hoàn toàn có quyền mặc cả, vậy khi ấy chất lượng, tiến độ ... công trình quản lý thế nào?
- Một vấn đề nữa là chi phí được quản lý ở bước này là phải căn cứ trên cơ sở BPTC, điều kiện thực tế thi công tại hiện trường? Đây cũng lại là một trường hợp khiến CĐT đâu đầu vì quản lý túi tiền?:(
- Tôi nghĩ đây là một ý tưởng mới có phần ưu ái với nhà thầu vượt xa hoàn toàn so với các quy định quản lý chất lượng trước đầy như NĐ 209, rồi NĐ 16.? Cần phải có sự xem xét kỹ và hướng dẫn về điều khoản này trước khi áp dụng?
Theo tôi đây không phải ưu ái cho nhà thầu mà là đá bóng trách nhiệm về chất lượng của BPTC cho nhà thầu thì đúng hơn. Và như vậy phù hợp với quy định ở trên là CĐT tổ chức quản lý chất lượng, BPTC của nhà thầu lâp thì CĐT chỉ phải kiểm tra.
Đến thiết kế an toàn chịu lực công trình CĐT còn không phải chịu trách nhiệm toàn bộ khi có cơ quan NN đỡ hộ nữa là cái BPTC không phải sản phẩm của CĐT.
CĐT lựa chọn BPTC chắc gì đã là tốt nhất bằng chính người thi công trực tiếp? ông tư vấn ngồi nhà chưa ra công trình lần nào thì chắc gì đã thiết kế nổi BPTC?
Và chẳng phải ngẫu nhiên khoa XDDD của trường ĐHXD chia làm 2 chuyên ngành đào tạo là thiết kế và thi công riêng biệt
Với quy định mới này thì số lượng cán bộ kỹ thuật của CĐT có thể giảm bớt được rồi, tập trung vào quản lý hợp đồng, thanh toán là chính.
 

cmckhoi

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
23/2/10
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
- Theo tôi nếu quy định như thế này thì các nhà thầu quả là có lợi, hay đây là một chính sách nhằm ủng hộ nhà thầu trong điều kiện kinh tế khó khăn nhỉ:)).
- Không thể nói chỉ có nhà thầu mới hiểu và sâu và rõ về BPTC được vì bên cạnh chủ đầu tư còn có các TV của A như, TVGS, TVTK đây là nhưng đơn vị rất rõ về biện pháp thi công và hiệu quả của BPTC đấy.
- Trong trường hợp với những dự án được thiết kế >=2 bước thì nhà thầu thường được lựa chọn từ bước TKKT rồi, vậy lúc này CĐT và các đơn vị TV liệu còn có quyền lựu chọn biện pháp thi công không? Hay lúc này đành nhắm mặt chấp nhận nhưng yêu và thuyết sách của nhà thầu vì lúc này nhà thầu hoàn toàn có quyền mặc cả, vậy khi ấy chất lượng, tiến độ ... công trình quản lý thế nào?
- Một vấn đề nữa là chi phí được quản lý ở bước này là phải căn cứ trên cơ sở BPTC, điều kiện thực tế thi công tại hiện trường? Đây cũng lại là một trường hợp khiến CĐT đâu đầu vì quản lý túi tiền?:(
- Tôi nghĩ đây là một ý tưởng mới có phần ưu ái với nhà thầu vượt xa hoàn toàn so với các quy định quản lý chất lượng trước đầy như NĐ 209, rồi NĐ 16.? Cần phải có sự xem xét kỹ và hướng dẫn về điều khoản này trước khi áp dụng?

Các ông CĐT, TVGS, TVTK làm sao nhiều kinh nghiệm hơn ông NT mà phê duyệt BPTC, chủ yếu hành là chính. Tôi thấy BPTC do NT lập và phê duyệt là hợp lý, sản phẩm của họ làm ra thì họ phải chủ động trong chọn cách làm sao cho hiệu quả. Còn chất lượng thì đã có ông TVGS rồi, tiến độ chậm thì bị phạt theo HĐ.
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Các ông CĐT, TVGS, TVTK làm sao nhiều kinh nghiệm hơn ông NT mà phê duyệt BPTC, chủ yếu hành là chính. Tôi thấy BPTC do NT lập và phê duyệt là hợp lý, sản phẩm của họ làm ra thì họ phải chủ động trong chọn cách làm sao cho hiệu quả. Còn chất lượng thì đã có ông TVGS rồi, tiến độ chậm thì bị phạt theo HĐ.
- Thực ra nếu các bạn để ý từ các dự án lớn vì dụ như từ Hòa Bình, Yaly, ... đến Sơn La, Lai Châu có thể nói tập trung toàn những Nhà thầu nói về năng lực và kinh nghiệm thì đều là hàng đầu cả như Sông Đà, Lilama, Vinaconex ... NHưng có dự án nào mà CĐT, TVGS, TVGSTG để cho nhà thầu tự phê duyệt Biện pháp thi công đâu. Tất cả các dự án này hầu như đều có bàn tay và khối óc của rất nhiều đơn vị như CĐT, TVGS, TVTK đương nhiên trách nhiệm chính vẫn là nhà thầu lập và nêu kiến nghị. Trên cơ sở kiến nghị của Nhà thầu các bên sẽ xem xét, cân đối, hiệu chỉnh cho phù hợp với thực tế tại hiện trưởng và đây cũng là một hình thức đôn đốc rát giao nhất đối với các nhà thầu nhằm đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình.
- Có như thế mới có sự thành công của dự án thủy điện Sơn La như vừa rồi, đẩy nhanh tiến độ tới 2 năm giúp nhà nước tiết kiệm chi phí và thu lợi về hàng nghìn tỷ đồng ...
- Còn nhiều ví dụ cụ thể hơn nữa tôi có thể dẫn chứng cho mọi người.
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Các ông CĐT, TVGS, TVTK làm sao nhiều kinh nghiệm hơn ông NT mà phê duyệt BPTC, chủ yếu hành là chính. Tôi thấy BPTC do NT lập và phê duyệt là hợp lý, sản phẩm của họ làm ra thì họ phải chủ động trong chọn cách làm sao cho hiệu quả. Còn chất lượng thì đã có ông TVGS rồi, tiến độ chậm thì bị phạt theo HĐ.
- Còn về vấn đề tiến độ mà quản lý theo hợp đồng và phạt theo HĐ thì cái này cần phải nhìn nhận vào thực tế Việt Nam hiện này có bao nhiều dự án có thể làm được điều này. Số liệu của tôi cho thấy từ các dự án như tôi nói ở trên chưa thấy có dự án nào mà phạt được HĐ cả.
- Các dự án làm được như bạn nói tôi chỉ thấy gặp ở các dự án có vốn là ODA như cầu Nhật tân chẳng hạn.
 

thanhson61

Thành viên mới
Tham gia
5/5/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Mình thấy nghị định mới này chưa có yêu cầu cụ thể về việc nghiệm thu trong các công tác khảo sát, thiết kế, thi công (các căn cứ, nội dung nghiệm thu,...) , như vậy là vẫn còn phải đợi các văn bản hướng dẫn chi tiết để thực hiện?
 
  • Like
Các tương tác: naat

vuvanthanh.bqlqn

Vu van thanh
Tham gia
2/7/11
Bài viết
15
Điểm thành tích
3
Tuổi
49
Anh em cho tôi hỏi câu này với : Tôi làm việc cho ban quản lý dự án của Sở nông nghiệp vả PTNT do sở Nông nghiệp thành lập vậy khi thi công hoàn thành công trình phải lập báo cáo hoàn thành công trình gửi tối cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng trước 10 ngày vậy tôi gửi báo cáo hoàn thành cho sở nào (Sở Xây Dựng hay sở quản lý công trình xây dựng chuyên nghành Sở Nông nghiệp và PTNT). Rất mong được sự giải thích của các ban Xin cảm ơn
 

kv18

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/1/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
các bác cho tôi hỏi với: Biên bản đưa vào sử dụng theo nghị định 15 chủ đầu tư ký hay đại diện cho chủ đầu tư ký là được (BQLDA)?
Phòng kinh tế và hạ tầng đang yêu cầu chủ đầu tư ký không phải BQLDA ký có đũng không?
Công trình đã được phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật tháng 12/2012 đến tháng 5/2013 tổ chức đấu thầu xong và kỹ kết hợp đồng tiến hành thi công trong tháng 5/2013 có áp dụng theo thông tư 10 về công tác quản lý không?
 

kv18

Thành viên có triển vọng
Tham gia
3/1/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
- Tôi làm việc ở BQLDA công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng trong thời điểm sau ngày 9/9/2013 có một chút vấn đề ở đây chưa được rõ từ nghị định 15 và thông tư 10 là: Chủ đầu tư nhất thiết phải kỹ vào biên bản đưa vào sử dụng hay là chỉ cần BQLDA kỹ thôi? (ở đây ủy ban nhân dân huyện là chủ đầu tư).
- Phòng kinh tế hạ tầng của huyện đang yêu cầu chúng tôi là Phải chủ đầu tư kỹ vào biên bản đưa vào sử dụng nhưng bây giờ BQLDA kỹ hết rồi thì bây giờ phải hoàn thiện lại, tôi đọc không tìm thấy đoạn nào viết chủ đầu tư phải kỹ chũ không phải là BQLDA kỹ cả, tôi hỏi phòng kinh tế và hạ tầng họ chỉ trả lời chung chung là đọc ở thông tư 10 và nghị định 15, Bác nào am hiểu về nghị định 15 và thông tư 10 xin chỉ giúp?
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Vấn đề này liên quan đến quyền hạn của Ban QLDA, bạn nên xem lại quyết định thành lập, cơ cấu chức năng, nhiệm vụ và các công việc được ủy quyền/ được giao của Ban QLDA để thực hiện cho đúng.
 

DutoanGXD

SmartSoftware
Tham gia
7/7/07
Bài viết
830
Điểm thành tích
93
- Tôi làm việc ở BQLDA công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng trong thời điểm sau ngày 9/9/2013 có một chút vấn đề ở đây chưa được rõ từ nghị định 15 và thông tư 10 là: Chủ đầu tư nhất thiết phải kỹ vào biên bản đưa vào sử dụng hay là chỉ cần BQLDA kỹ thôi? (ở đây ủy ban nhân dân huyện là chủ đầu tư).
- Phòng kinh tế hạ tầng của huyện đang yêu cầu chúng tôi là Phải chủ đầu tư ký vào biên bản đưa vào sử dụng nhưng bây giờ BQLDA ký hết rồi thì bây giờ phải hoàn thiện lại, tôi đọc không tìm thấy đoạn nào viết chủ đầu tư phải kỹ chũ không phải là BQLDA kỹ cả, tôi hỏi phòng kinh tế và hạ tầng họ chỉ trả lời chung chung là đọc ở thông tư 10 và nghị định 15, Bác nào am hiểu về nghị định 15 và thông tư 10 xin chỉ giúp?
Ở đây hay có sự hiểu nhầm là Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư với Ban quản lý dự án do Chủ đầu tư thuê thông qua hợp đồng, vì vậy để mọi người tư vấn chính xác thì đề nghị bạn nói rõ 1 chút. Tôi có ý kiến là sẽ có những trường hợp thế này:
- Nếu là Ban QLDA của chủ đầu tư (của huyện) có dấu pháp nhân, có tài khoản riêng mà đã được Chủ đầu tư ủy thác điều hành dự án (tức là ủy quyền giao nhiệm vụ) thì ông Ban QLDA này sẽ thay mặt Chủ đầu tư ký kết hợp đồng với nhà thầu. Và khi đó, biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng chỉ cần ông Ban QLDA này thay mặt Chủ đầu tư ký và ốp dấu là được.
- Nếu Ban QLDA của chủ đầu tư (của huyện) chỉ tương đương một phòng của huyện và không có con dấu riêng thì Ban này cũng giống như một Phòng tham mưu cho ông chủ tịch huyện ký, và trong biên bản nghiệm thu nhất định phải có ông Chủ tịch huyện (hoặc ông phó chủ tịch phụ trách) ký và ốp dấu; trường hợp này thường là do một ông phó chủ tịch huyện kiêm trưởng ban QLDA.
- Nếu là Ban QLDA do chủ đầu tư thuê thông qua hợp đồng (hiểu là Tư vấn quản lý dự án-PMC) thì trong biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng, ngoài Tư vấn quản lý dự án ký thì bắt buộc phải có ông chủ đầu tư là Chủ tịch huyện (hoặc phó Chủ tịch huyện phụ trách) ký và ốp dấu.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
- Tôi làm việc ở BQLDA công trình đã bàn giao đưa vào sử dụng trong thời điểm sau ngày 9/9/2013 có một chút vấn đề ở đây chưa được rõ từ nghị định 15 và thông tư 10 là: Chủ đầu tư nhất thiết phải kỹ vào biên bản đưa vào sử dụng hay là chỉ cần BQLDA kỹ thôi? (ở đây ủy ban nhân dân huyện là chủ đầu tư).
- Phòng kinh tế hạ tầng của huyện đang yêu cầu chúng tôi là Phải chủ đầu tư kỹ vào biên bản đưa vào sử dụng nhưng bây giờ BQLDA kỹ hết rồi thì bây giờ phải hoàn thiện lại, tôi đọc không tìm thấy đoạn nào viết chủ đầu tư phải kỹ chũ không phải là BQLDA kỹ cả, tôi hỏi phòng kinh tế và hạ tầng họ chỉ trả lời chung chung là đọc ở thông tư 10 và nghị định 15, Bác nào am hiểu về nghị định 15 và thông tư 10 xin chỉ giúp?
Tôi tưởng vấn đề này đã ngã ngũ từ lâu. Vậy tôi xin hỏi bác Ban QLDA của bác được thành lập như thế nào ạ? Do CĐT thành lập và phó chủ tịch huyện kiêm nghiệm luôn trưởng ban. Bác cần hiểu rõ vấn đề phân chia trách nhiệm giữa CĐT và Ban QLDA theo mục 2,3 điều 2 TT10/2013 chứ. Nếu làm Ban QLDA trước hết bác phải nắm được quyền hạn và chức năng của ban mình vậy thì cái điều mà bác hỏi đơn giản rồi đúng không ạ.
 

Top