Quy định về phân chia công việc trong liên danh nhà thầu.

  • Khởi xướng Khởi xướng dungta
  • Ngày gửi Ngày gửi
D

dungta

Guest
Hiện nay có văn bản nào quy định về khối lượng công việc tối thiểu của thành viên trong liên danh nhà thầu không? Bác nào biết giúp em với.
Ví dụ như trong liên danh có 3 nhà thầu A,B,C. vậy có quy định các thành viên trong liên danh phải thực hiện ít nhất bao nhiêu % công việc của gói thầu không.

Các bác giúp em với, em xin cảm ơn.
 
@ dungta: không có văn bản cụ thể quy định như điều bạn hỏi. Hiện nay chỉ nêu quy định cụ thể trong HSMT của chủ đầu về trường hợp liên danh, trên cơ sở đảm bảo tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm và bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.
 
Trước có làm HSDT thì thấy CĐT hay yêu cầu NT thành viên trong LD phải có tỉ lệ ít nhất là 25-30%, và như thế đương nhiên năng lực tài chính cũng phải tương ứng với tỉ lệ tham gia đó.
 
Hì, liên danh là sự thỏa thuận của các thành viên về việc cùng tham gia 1 gói thầu nào đó. Sự thỏa thuận này dựa trên khả năng mà mỗi thành viên có thể đáp ứng được, do là sự thỏa thuận nên không có quy định nào của Pháp luật về tỷ lệ phần trăm các bên nắm giữ cả.
Về thành viên đứng đầu liên danh không nhất thiết phải là thành viên có tỷ lệ công việc nhiều nhất. Có thể đó là do uy tín, mối quan hệ,...mà đề xuất làm thành viên đứng đầu liên danh.
 
Thông thường các HSMT đều nêu các yêu cầu về việc LD cho các NT tham gia, chủ yếu là NT chính, KL thường phải từ 50% trở lên và là ĐV thi công các hạng mục chính của gói thầu.
 
Vậy là có thể kết luận không có văn bản pháp luật nào quy định. Cám ơn tất cả các bác.
 
Liên danh đấu thầu

Tôi rất tâm đắc với phần trả lời của Bạn lestrong. Tôi cũng vừa tham gia làm HSDT trong đó có phát sinh vấn đề Liên danh đấu thầu. Hai bên tham gia Liên danh đấu thầu có thể thỏa thuận với nhau về việc để bên nào trong hai bên làm đại diện liên danh. Mặc dù bên làm đại diện liên danh chỉ thực hiện 40% công việc hoặc góp 40% số vốn nhưng họ có uy tín và quan hệ tốt với Chủ đầu tư thì việc để họ làm Đại diện liên danh sẽ có hiệu quả hơn. Khi liên danh đấu thầu nhiều khi không nhất thiết hai bên cùng trực tiếp tham gia thi công hay sản xuất. Một bên có thể chịu trách nhiệm cung cấp tài chính, một bên có thể đảm nhận khâu sản xuất.
 
Ko có văn bản nào quy định khối lg trong liên danh nhưng trong HSMT thường quy định năng lực kinh nghiệm của từng thành viên trong liên danh và của thành viên đứng đầu liên danh (mẫu hồ sơ mời thầu XL của BKHĐT)
Thân
 
Tôi rất tâm đắc với phần trả lời của Bạn lestrong. Tôi cũng vừa tham gia làm HSDT trong đó có phát sinh vấn đề Liên danh đấu thầu. Hai bên tham gia Liên danh đấu thầu có thể thỏa thuận với nhau về việc để bên nào trong hai bên làm đại diện liên danh. Mặc dù bên làm đại diện liên danh chỉ thực hiện 40% công việc hoặc góp 40% số vốn nhưng họ có uy tín và quan hệ tốt với Chủ đầu tư thì việc để họ làm Đại diện liên danh sẽ có hiệu quả hơn. Khi liên danh đấu thầu nhiều khi không nhất thiết hai bên cùng trực tiếp tham gia thi công hay sản xuất. Một bên có thể chịu trách nhiệm cung cấp tài chính, một bên có thể đảm nhận khâu sản xuất.
Theo tôi 1 nhà thầu tham gia vào liên danh chỉ để cung cấp tài chính thì không hợp lệ => chứng tỏ nhà thầu còn lại khg có khả năng tài chính. Như vậy nếu đấu thầu thì 1 nhà thầu nào khi liên danh với ngân hàng vượt qua bước đánh giá năng lực tài chính ah!
 
Theo tôi 1 nhà thầu tham gia vào liên danh chỉ để cung cấp tài chính thì không hợp lệ => chứng tỏ nhà thầu còn lại khg có khả năng tài chính. Như vậy nếu đấu thầu thì 1 nhà thầu nào khi liên danh với ngân hàng vượt qua bước đánh giá năng lực tài chính ah!

Làm sao một nhà thầu lại có thể liên danh với ngân hàng được nhỉ??
 
Tôi rất tâm đắc với phần trả lời của Bạn lestrong. Tôi cũng vừa tham gia làm HSDT trong đó có phát sinh vấn đề Liên danh đấu thầu. Hai bên tham gia Liên danh đấu thầu có thể thỏa thuận với nhau về việc để bên nào trong hai bên làm đại diện liên danh. Mặc dù bên làm đại diện liên danh chỉ thực hiện 40% công việc hoặc góp 40% số vốn nhưng họ có uy tín và quan hệ tốt với Chủ đầu tư thì việc để họ làm Đại diện liên danh sẽ có hiệu quả hơn. Khi liên danh đấu thầu nhiều khi không nhất thiết hai bên cùng trực tiếp tham gia thi công hay sản xuất. Một bên có thể chịu trách nhiệm cung cấp tài chính, một bên có thể đảm nhận khâu sản xuất.
Đồng ý với bạn về tất cả các ý trên nhưng như bạn nói là một bên không tham gia sản xuất mà chỉ cung cấp tài chính thôi thì mình nghĩ không đúng. Tuy Luật không bắt buộc cụ thể là mỗi bên trong liên danh phải góp bao nhiêu % nhưng luật quy định trong bản thỏa thuận liên danh vẫn phải nói rõ mỗi thành viên làm bao nhiêu % và phải nêu tên hạng mục thi công cụ thể.
 
Theo tôi 1 nhà thầu tham gia vào liên danh chỉ để cung cấp tài chính thì không hợp lệ => chứng tỏ nhà thầu còn lại khg có khả năng tài chính. Như vậy nếu đấu thầu thì 1 nhà thầu nào khi liên danh với ngân hàng vượt qua bước đánh giá năng lực tài chính ah!

Mặc dù ít gặp trường hợp nhà thầu liên danh với tổ chức tài chính ( ngân hàng,...) nhưng thực tế thì các văn bản QPPL không cấm việc này ( nghĩa là được phép ). Có thể 1 nhà thầu thi công hoặc cung cấp thiết bị, tư vấn tại thời điểm đấu thầu không đảm bảo được yêu cầu của HSMT về khía cạnh tài chính nhưng bằng uy tín, mối quan hệ của họ, họ có thể liên danh với ngân hàng để tham gia đấu thầu và phân chia trách nhiệm, lợi nhuận. Đương nhiên khi đánh giá về năng lực tài chính phải xem xét năng lực của cả nhà thầu và ngân hàng.
 
Liên danh với ngân hàng thì mình chưa thấy, nhưng việc 2 nhà thầu liên danh, chỉ 1 Cty thi công, Cty còn lại chỉ chi tiền thì cũng có đó. Nhưng trong HSMT chắc đã ghi rõ là mỗi NT trong liên danh phải đạt các yêu cầu về năng lực, trong đó có yêu cầu về chuyên môn của các nhà thầu, nên chăcchawssn là Ngân hàng ko liên danh được do ko có năng lực về thi công công trình. Mình nghĩ Ngân hàng làm chủ đầu tư thì vô tư, chứ NT thì chắc không.
 
Các bác ơi! vậy khi triển khai thi công có cần thiết phải thực hiện theo đúng tỷ lệ trong thoả thuận liên danh không ạ? vậy khối lượng bên nào bên ấy hạch toán à? thanks cả nhà!
 
Các bác ơi! vậy khi triển khai thi công có cần thiết phải thực hiện theo đúng tỷ lệ trong thoả thuận liên danh không ạ? vậy khối lượng bên nào bên ấy hạch toán à? thanks cả nhà!
Đúng rồi bạn ạ, nhất thiết khi triển khai thi công thì cần phải thực hiện các công việc theo đúng tỷ lệ như đã ký trong thỏa thuận liên danh, vì không thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng tới khối lượng, giá trị và mặt hồ sơ pháp lý. Về nội bộ khối lượng bên nào bên đó tự hạch toán, còn với chủ đầu tư thì nhà thầu đứng đầu hoặc được ủy quyền trong thỏa thuận liên danh sẽ có nhiệm vụ tập hợp hồ sơ khối lượng, hồ sơ chất lượng, hồ sơ pháp lý của các nhà thầu còn lại trình chủ đầu tư trong các đợt thanh toán. Nói chung việc thanh toán này còn phụ thuộc vào mỗi chủ đầu tư có cách quản lý khác nhau.
 
Nhiều nhà thầu suy nghĩ rất vô tư là liên danh ông không làm thì tôi làm. Việc này được quy định rất rõ trong luật Đấu thầu

Khoản 14 Điều 12 Luật Đấu thầu:
- Nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình nhằm hợp pháp hóa hồ sơ dự thầu của mình tham gia đấu thầu hình thức nhằm phục vụ cho một nhà thầu khác trúng thầu;
- Nhà thầu cho nhà thầu khác sử dụng tên, chữ ký, con dấu của mình; nhà thầu sử dụng tên, chữ ký, con dấu của nhà thầu khác để tạo thành một liên danh tham gia đấu thầu, sau khi trúng thầu thì không thực hiện theo văn bản thỏa thuận liên danh; trừ trường hợp hợp đồng có quy định khác;
- Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác trên 10% giá trị phải thực hiện (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) nêu trong hợp đồng đã ký;
- Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.
 
Cũng vì các nhà thầu Liên danh để đấu thầu và khi Liên danh trúng thầu thì trong công việc có khi phân chia cũng không rõ ràng khiến Chủ đầu tư khó điều hành. Thực sự là việc quản lý nhà thầu Liên danh thì phức tạp hơn với các nhà thầu thi công độc lập. Mình nhận xét là như vậy.

Rõ rang là liên danh không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến dự án vì:
1. Khi liên danh phân chia khối lượng không rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi bên. Mà khi quyền lợi không đáp ứng được thì dẫn đến mâu thuẫn, mà mâu thuẫn thì ắt dẫn đến đấu tranh giữa các mặt đối lập để dành quyền lợi lại cho mình. Cho nên điều này ảnh hưởng rất lớn đến CĐT
2. Một điểm nữa là có nhiều nhà thầu trên 1 công trình sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý: đảm bảo an toàn, đảm bảo an ninh, hiệu quả công việc, chất lượng công trình...
3. Thêm vào đó nó còn ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu, thanh quyết toán, quản lý hồ sơ chất lượng.

Tuy nhiên cũng không thể kể đến những mặt lợi ích của liên danh nếu liên danh đó là những nhà thầu đoàn kết và trách nhiệm.
 
Nói chung khi liên danh các công việc chủ đầu tư cũng phải tính đến việc quản lý cho mình mà. Mình làm công trình EVN 33 tầng, bên mình là vinaconex cũng liên danh với 2 nhà thầu HCMCC và Bachy để làm công trình đó. Bên mình đứng đầu liên danh, Chủ đầu tư quản lý dễ dàng và bộ máy giám sát trực tiếp gọn nhẹ. Bời vì chủ đầu tư đã phân chia khối lượng rất rõ ràng như Bachy làm tường vây, cọc barret, HCMCC làm 3 tầng hầm. Vinaconex mình làm tháp 33 tầng, HCMCC làm tháp 29 tầng. Tóm lại liên danh cũng có nhiều điều phức tạp nhưng cũng có nhiều ưu điểm. Vì vậy liên danh tốt nhất là mỗi bên làm một hạng mục rõ ràng để tránh dẫm chân lên nhau.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top