Sau khi Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng,
Quy hoạch khu công nghiệp và kho tàng cần tuân thủ theo Quy chuấn mới, cụ thể:
Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành ngày 03 tháng 4 năm 2008, các quy chuẩn kỹ thuật về Quy hoạch Khu công nghiệp và kho tàng được quy định cụ thể trong mục:
2.1. Quy hoạch khu công nghiệp và kho tàng
Vì Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng là những quy định bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng; là cơ sở pháp lý để quản lý việc ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng và các quy định về quản lý xây dựng theo quy hoạch tại địa phương. Do đó, các quy chuẩn kỹ thuật về Quy hoạch Khu công nghiệp và kho tàng sẽ đượcáp dụng bắt buộc khi lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp và kho tàng.
2.1 Quy hoạch khu công nghiệp và kho tàng
2.1.1 Khu công nghiệp
1) Quy hoạch xây dựng, cải tạo, mở rộng các khu, cụm công nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bảo vệ môi trường:
+ Phải đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Vị trí các xí nghiệp công nghiệp phải đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu tới môi trường đô thị, tuân thủ các quy định tại mục 2 và mục 3 trong mục 2.7.1 này.
- Tổ chức sản xuất thuận lợi và hợp lý.
- Bố trí các công trình phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất, cảnh quan, hài hoà với các quần thể kiến trúc khác trong đô thị và đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy nổ.
- Bố trí hợp lý mạng lưới kỹ thuật hạ tầng và cây xanh
- Sử dụng hợp lý đất đai.
2) Vị trí các xí nghiệp công nghiệp
Vị trí các xí nghiệp phải đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống của khu dân cư:
- Những xí nghiệp có thải chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường phải ở cuối hướng gió chính, cuối các dòng sông, suối so với khu dân cư.
- Tuỳ theo tác động độc hại tới môi trường và khối lượng vận tải ra vào nhà máy mà bố trí như sau:
+ Bố trí ở ngoài phạm vi đô thị: các xí nghiệp dùng các chất phóng xạ mạnh hoặc dễ gây cháy nổ; các bãi phế liệu công nghiệp có quy mô lớn hoặc chứa các phế liệu nguy hiểm.
+ Bố trí ở xa khu dân dụng: các xí nghiệp độc hại cấp I và cấp II (theo phân loại cấp độc hại - xem phụ lục 6).
+ Được phép bố trí ngay trong khu dân cư: các xí nghiệp có chất thải và mức độ gây ồn, gây rung chấn đảm bảo tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư, và phải được kiểm soát nghiêm ngặt về các tiêu chí môi trường.
3) Dải cách ly vệ sinh:
- Tùy theo mức độ độc hại về môi trường, giữa các công trình công nghiệp và khu dân cư phải có dải cách ly vệ sinh.
- Chiều rộng dải cách ly phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu theo tiêu chuẩn môi trường Việt nam.
- Trong dải cách ly vệ sinh, tối thiểu 50% diện tích đất phải được trồng cây xanh và không quá 40% diện tích đất có thể được sử dụng để bố trí bãi đỗ xe, trạm bơm, trạm xử lý nước thải, trạm trung chuyển chất thải rắn.
4) Bãi phế liệu, phế phẩm:
- Bãi phế liệu, phế phẩm công nghiệp phải được rào chắn và không làm ảnh hưởng xấu tới điều kiện vệ sinh của các xí nghiệp xung quanh và không làm nhiễm bẩn môi trường.
- Bãi chứa các phế liệu nguy hiểm (dễ gây cháy nổ, dịch bệnh...) phải có biện pháp xử lý các chất độc hại và đảm bảo khoảng cách ly.
2.1.2 Khu kho tàng
1) Quy hoạch các khu kho tàng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tổ chức hợp lý mạng lưới kho tàng với 3 loại kho:
+ Kho bán lẻ, phục vụ các yêu cầu sinh hoạt hàng ngày, được bố trí trong khu đô thị;
+ Kho phân phối và bán buôn: phải bố trí ven nội, ngoài khu đô thị;
+ Kho dự trữ quốc gia, kho trung chuyển, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy, nổ phải bố trí thành khu riêng ở ngoại thành.
- Vị trí các khu kho phải:
+ Phải cao ráo, không bị ngập lụt và gần nơi phân phối, tiêu thụ
+ Thuận tiện về giao thông, vận chuyển
+ Đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh đối với khu dân dụng.
2) Trong khu vực kho tàng, phải bố trí các kho thành từng nhóm theo phân loại hàng hoá trong kho và có đường giao thông thuận tiện, có bãi để xe, trang thiết bị phục vụ kho.
2.1.3 Quy định về sử dụng đất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, kho tàng
- Đất xây dựng khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN) phải được quy hoạch phù hợp với tiềm năng phát triển công nghiệp, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các chiến lược phát triển có liên quan của từng đô thị.
- Đất kho tàng phục vụ đô thị: các khu kho tàng không độc hại phục vụ đô thị có thể bố trí trong các khu dân dụng. Các khu kho tàng có nguy cơ phát thải độc hại phải được bố trí trong các khu, cụm công nghiệp hoặc bố trí độc lập và phải đảm bảo các điều kiện cách ly và xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu về quản lý môi trường.
- Quy hoạch sử dụng đất trong khu công nghiệp – TTCN cần đảm bảo các yêu cầu về chức năng hoạt động của khu công nghiệp. Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp phụ thuộc vào vị trí của khu công nghiệp, mô-đun diện tích của các lô đất xây dựng nhà máy, kho tàng, nhưng cần phù hợp với các quy định ở bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tỷ lệ các loại đất trong khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (xem chi tiết tại đây)
- Mật độ xây dựng:
+ Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, kho tàng được quy định theo bảng 2.4.
Bảng 2.4: Mật độ xây dựng thuần (net-tô) tối đa đối với đất xây dựng nhà máy, kho tàng (xem chi tiết tại đây)
+ Mật độ xây dựng gộp (brut-tô) tối đa trong toàn khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là 50%.
Q
uy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng là những quy định bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng; là cơ sở pháp lý để quản lý việc ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng và các quy định về quản lý xây dựng theo quy hoạch tại địa phương.