Quyết toán A-B

  • Khởi xướng NGUYENLUONG
  • Ngày gửi
N

NGUYENLUONG

Guest
Em có cái hợp đồng Tư vấn thẩm tra đã xong nay lam quyết toán. Em hoi các bác la hợp đồng của em thanh toán 1 lần (100% lun) trong hồ sơ thanh toán có yêu cấu phải có bản quyết toán A-B nhưng em đã cho ký cái bản thanh lý hợp đồng. Em hỏi các bác cái biên bản thanh lý hợp đồng có thay cho quyết toán A-B được không? Tại em mới vào nghề nên cũng chưa được ngắm cái bản quyết toán A-B bao giờ cả :D tiện các bác có cái nào làm mẫu được thì up lên cho em học hỏi với!
 
Last edited by a moderator:

virutnet

Thành viên có triển vọng
Tham gia
14/6/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Bạn hãy tham khảo.

Nó không thực sự khó như bạn nghĩ đâu.
Nó là Bảng quyết toán, trong đó nó gần giống vơí bảng Dự toán mà bạn thường làm, nó đòi hỏi bạn phải diễn giải các công tác giống như là Tiên lượng vậy:
STT, MHĐM, Tên công việc, Đơn vị, KL thực tế, KL quyết toán, Chênh lệch.

Bên dưới này là chữ ký và dấu pháp nhân của A -B.
Thường để trấnh trường hợp trục trặc trong quá trình quyết toán, luôn luôn chênh lệch = 0.
 
Last edited by a moderator:
N

NGUYENLUONG

Guest
Theo em biết thi công tác quyết toán A-B tiến hành truớc khi mình thanh lý hợp đồng. Trong các hợp đồng, trong điều khoản thanh toán khi quyết toán A-B em cũng chỉ để nhà thầu nhận tới 95% giá trị hợp đồng thôi, còn đầu sẽ thanh toán hết và thanh lý hợp đồng khi quyết toán công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt!
Các bác tháy có hợp lý khống
 
S

son_vq121

Guest
Theo Luật thì ứng thanh toán tới 95% là đúng rồi, còn lại sẽ thanh toán sau khi Quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhưng thực tế như vậy thì rất mạo hiểm, bởi vì nhiều hợp đồng tư vấn sau khi kiểm toán (độc lập) và thẩm tra quyết toán (Sở Tài chính) bị cắt tới 20%, thậm chí 30%. Nguyên nhân cắt thì nhiều: có thể do áp chưa đúng định mức khi tính giá trị hợp đồng, có thể bị cắt đi 10% chi phí giám sát tác giả do ko thực hiện (hoặc thực hiện ko đầy đủ theo quy định) phần này.

Cho nên nếu muốn an toàn, chỉ nên cho ứng 70 - 75% thôi.

Những số liệu trên là thực tế trong quá trình mình làm việc đấy!

Thân!
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Điều này còn tùy thuộc vào việc bạn ký kết hợp đồng với đơn vị nhận thầu như thế nào nữa.
Riêng đối với trường hợp ký hợp đồng trọn gói thì khi khối lượng hoàn thành theo đúng hợp đồng thì bạn phải thanh toán hết cho bên nhận thầu (trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định việc bảo hành)

Trích Nghị định 58
Điều 48. Hình thức hợp đồng trọn gói
1. Nguyên tắc thanh toán đối với hình thức hợp đồng trọn gói được quy định tại Điều 49 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:
a) Giá hợp đồng không được điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận trong hợp đồng (là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận). Việc thanh toán được thực hiện nhiều lần hoặc thanh toán một lần khi hoàn thành hợp đồng. Tổng số tiền mà chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu cho đến khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bằng đúng giá ghi trong hợp đồng. Trường hợp bất khả kháng thì thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).
 
S

son_vq121

Guest
Bạn Đinh Tấn Linh trích dẫn Nghị định 58 thế thì đúng rồi, nhưng đối với các hợp đồng tư vấn, thực tế diễn ra không phải vậy.

- Trường hợp giá hợp đồng (trọn gói) <= giá trị tính theo định mức do Nhà nước quy định thì áp dụng như Nghị định 58

- Trường hợp giá hợp đồng (trọn gói) > giá trị tính theo định mức do Nhà nước quy định thì sẽ bị tính lại theo định mức.
 

congtruong

Thành viên mới
Tham gia
11/12/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Mình hoàn toàn nhất trí với các bác.

Mình hoàn toàn nhất trí với các bác. Việc khi quyết toán bị cắt đi phần không áp đúng định mức là đúng và không có gì để nói cả. Nhưng em xin phép tư vấn các bác giúp em một tý là trường hợp khi tiến hành quyết toán cho một công trình xây dựng đã hoàn thành ( có thể đã hoàn thành từ 1 - 2 năm trước nhưng chưa tiến hành quyết toán) và đã tiến hành thanh toán cho các bên liên quan, khi phát hiện các bên áp không đúng định mức thì mình nên sử lý thế nào? mong các bác tư vấn giúp.:-w:-?
 

VMC

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
16/7/08
Bài viết
324
Điểm thành tích
43
Website
www.vimeco.com
Mình hoàn toàn nhất trí với các bác. Việc khi quyết toán bị cắt đi phần không áp đúng định mức là đúng và không có gì để nói cả. Nhưng em xin phép tư vấn các bác giúp em một tý là trường hợp khi tiến hành quyết toán cho một công trình xây dựng đã hoàn thành ( có thể đã hoàn thành từ 1 - 2 năm trước nhưng chưa tiến hành quyết toán) và đã tiến hành thanh toán cho các bên liên quan, khi phát hiện các bên áp không đúng định mức thì mình nên sử lý thế nào? mong các bác tư vấn giúp.:-w:-?
Bạn nên hiểu rằng thanh toán các đợt cũng chỉ là tạm thời trong một giai đoạn nhất định thôi. Bảng quyết toán cuối cùng mới là cơ sở để thanh toán các chi phí của dự án. Vì vậy, bảng quyết toán cuối cùng bạn phải làm cẩn thận theo đúng pháp luật nếu không thanh tra kiểm toán họ nhảy vào lúc đó phải xuất toán là mệt lắm !:D
 
N

nguyenthuytien

Guest
Theo mình thì vẫn cứ phải sửa lại cho đúng thôi. Vì không về sau kiểm toán vào họ thấy thì cũng cắt mà. Còn khi sửa lại thì các bên phải thanh toán trả lại nhau tiền nếu chênh lệch.
 
S

son_vq121

Guest
" ...trường hợp khi tiến hành quyết toán cho một công trình xây dựng đã hoàn thành ( có thể đã hoàn thành từ 1 - 2 năm trước nhưng chưa tiến hành quyết toán) và đã tiến hành thanh toán cho các bên liên quan, khi phát hiện các bên áp không đúng định mức thì mình nên sử lý thế nào?"

Về lý thì phải thu hồi lại tiền rồi. Nhưng làm thế nào để thu hồi được lại là một chuyện khác. Nếu trụ sở A, B đóng trên cùng địa bàn thì dễ, hoặc họ có thể trả trực tiếp, còn nếu không A có thể làm công văn gửi các cơ quan chức năng nhờ thu hồi hộ (ví dụ như Kho bạc ...), trường hợp này cũng đã xảy ra nhiều.

Trường hợp A và B có trụ sở không cùng trên địa bàn thì cũng hơi khó, trừ trường hợp họ vẫn muốn hoạt động trên địa bàn của A.
 

Top