Quy trình chống thấm sàn mái trong công trình xây dựng

vatlieuxaydung_1990

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/9/11
Bài viết
7
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Chống thấm sàn mái trong công trình xây dựng bằng sản phẩm BESTMIX

CHI TIẾT CHỐNG THẤM SÀN MÁI
I/ Vật liệu sử dụng:
- BestSeal AC402 là hợp chất chống thấm, trám bít, hai thành phần, sau khi tác dụng, tạo thành hỗn hợp composite silicate có độ cứng, độ dai và độ bám dính tối ưu, đặc biệt không bị lão hóa theo thời gian. BestSeal AC402 có khả năng liên kết và bám dính cao với mọi loại bề mặt vật liệu có nguồn gốc silicate như: bề mặt gạch xây, vữa tô trát, bê tông…
- BestFlex EP200: Chất trám khe đàn hồi, hai thành phần gốc epoxy.
- Latex R114: Tác nhân kết nối và chống thấm.
- Nguồn cung cấp: Công ty cổ phần Siêu Cường
II/ Yêu cầu kỹ thuật:
- Cường độ bê tông tối thiểu 20 MPa.
- Các vết nứt, các hư hỏng bề mặt phải được sửa chữa, dặm vá đúng phương pháp và yêu cầu kỹ thuật.
III/ Quy trình thi công:
1. Dùng máy mài để làm sạch các tạp chất, bê tông, vữa xi măng rơi vãi trên bề mặt.
2. Dùng vòi phun nước áp lực cao rửa sạch bụi bám trên bề mặt bê tông.
3. Trong trường hợp ống nhựa PVC đã được đặt cố định trước, cần đục rãnh ở mặt trên bê tông chung quanh ống (cở 15×15 mm).
4. Lấp đầy miệng rãnh chung quanh ống PVC bằng BestFlex EP200 bề mặt bê tông phải khô ráo.
5. Trộn BestSeal AC402 như sau:
Cho từ từ thành phần B ( bột màu xám) vào thành phần A theo tỷ lệ: 1 kg thành phần A : 4 kg thành phần B. Trộn kỹ theo đúng tỷ lệ bằng cần trộn điện với tốc độ chậm (300 ¸ 400 vòng/phút).
6. Khi bề mặt bê tông vừa ráo nước, quét 1 lớp hợp chất chống thấm, gốc polymer-silicate, hai thành phần, BestSeal AC402 với định mức 1.25kg/lớp/m2
7. Sau 24÷48 giờ (tùy theo nhiệt độ môi trường), quét 1 lớp hợp chất chống thấm thứ hai, gốc polymer-silicate hai thành phần, BestSeal AC402 thứ 2 với định mức 1.25kg/lớp/m2
8. Sau 24 giờ phủ một lớp vữa chống thấm bảo vệ xi măng – cát B 7.5 có trộn Latex R114, độ dày bình quân 15 – 20mm.
9. Bảo dưỡng vật liệu tối thiểu 07 ngày trước khi tiến hành các công tác khác (nếu có).
 
Last edited by a moderator:
[h=1]CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH[/h]Phạm vi
Chống thấm nhà vệ sinh bằng hợp chất chống thấm polymer – silicate cải tiến hai thành phần.
CHI TIẾT CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH
I. Vật liệu:
- Xi măng: Portland PCB40
- Cát: sàng sạch để loại bỏ các vật liệu lớn hơn 5mm và các tạp chất như bùn, đất v.v…
- BestSeal AC402: Hợp chất chống thấm composite silicate, hai thành phần, đàn hồi cao.
- Latex R114: Phụ gia chống thấm và tác nhân kết nối bê tông, là một loại Polymer dạng nhũ tương Styrene Acrylic biến tính, dùng để trộn với xi măng hoặc xi măng-cát nhằm gia tăng tính kết dính, khả năng chống thấm, chống mài mòn cơ học.
- BestGrout CE675: Vữa không co ngót gốc xi măng, cường độ cao.
- BestFlex EP200: Vữa Epoxy đàn hồi, trám khe lún, khe co giãn.
II. Yêu cầu kỹ thuật
- Bề mặt cần chống thấm phải đặc chắc, không nứt nẻ, các tạp chất, mảnh vỡ, dầu mỡ, bụi bẩn phải được vệ sinh đúng yêu cầu. Các lớp vật liệu bề mặt có lực bám dính không tốt hoặc có khả năng bong tróc phải được đục bỏ hoàn toàn.
- Các vết nứt (nếu có) phải được xử lý, vá lại vết nứt trước khi thi công chống thấm.
- Sàn bê tông nhà vệ sinh cần chống thấm phải có cường độ tối thiểu ³ 20 Mpa.
- Trước khi thi công, bề mặt cần chống thấm phải được làm ướt bảo hoà bằng nước sạch nhưng không được để nước đọng vũng trên bề mặt.
III. Quy trình thi công
a-Trong trường hợp ống nhựa PVC chưa lắp đặt, sau khi định vị ống phải bít mặt sàn dưới bằng ván cốp pha hoặc BestBond EP751. Quét chất kết nối hồ dầu Latex R114 lên bề mặt bê tông đã xử lý sạch và khô ráo, sau đó rót BestGrout CE675 để chèn lấp đầy lổ rổng chung quanh ống PVC khi lớp kết nối còn chưa đóng rắn.
b-Trong trường hợp ống nhựa PVC đã được đặt cố định trước, cần đục rãnh ở mặt trên bê tông chung quanh ống (cở 15×15 mm).
1. Lấp đầy miệng rãnh chung quanh ống PVC bằng BestFlex EP200.
2. Sau khi đã trộn hai thành phần A và B của BestSeal AC402 như hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, tiến hành quét lớp thứ nhất với địmh mức 1.5kg/m2 lên bề mặt cần chống thấm (quét mạnh tay bằng cọ quét hoặc ru-lô lông ngắn), độ dày mỗi lớp quét không quá 01mm. Phải quét thêm lên chân tường (cao khoảng 200 mm). Thời gian chờ tối thiểu để thi công lớp kế tiếp là 120 phút.
3. Thi công lớp thứ hai theo chiều vuông góc so với lớp thứ nhất.
Lưu ý: Không thêm bất cứ vật liệu nào khác vào BestSeal AC402 (kể cả nước sạch) trong quá trình sử dụng, và không sử dụng phần hỗn hợp đã hết thời gian thi công và bắt đầu đóng rắn.
4. Lớp vữa chống thấm bảo vệ hoặc tạo dốc bằng hỗn hợp xi măng-cát + Latex R114 sẽ được thi công trên lớp cuối của BestSeal AC402, ít nhất sau 120 phút kể từ khi hoàn tất việc thi công lớp BestSeal AC402 này và cần làm ẩm bề mặt trước khi thi công lớp vữa chống thấm.
 
CHỐNG THẤM BỂ NƯỚC NGẦM, BỂ TỰ HOẠI
BỂ PCCC
CHI TIẾT CHỐNG THẤM

I. Vật liệu sử dụng:
- BestSeal AC402 là hợp chất chống thấm, trám bít, hai thành phần, sau khi tác dụng, tạo thành hỗn hợp composite silicat có độ cứng, độ dai và độ bám dính tối ưu, đặc biệt không bị lão hóa theo thời gian. BestSeal AC402 có khả năng liên kết và bám dính cao với mọi loại bề mặt vật liệu có nguồn gốc silicate như: bề mặt gạch xây, vữa tô trát, bê tông…
- Latex R114: Tác nhân kết nối và chống thấm.
- Nguồn cung cấp: Công ty cổ phần Siêu Cường
II/ Yêu cầu kỹ thuật:
- Cường độ bê tông tối thiểu 20 MPa.
- Các vết nứt, các hư hỏng bề mặt phải được sửa chữa, dặm vá đúng phương pháp và yêu cầu kỹ thuật.
III/ Quy trình thi công:
1. Dùng máy mài để làm sạch các tạp chất, bê tông, vữa xi măng rơi vãi trên bề mặt.
2. Dùng vòi phun nước áp lực cao rửa sạch bụi bám trên bề mặt bê tông.
3. Trộn BestSeal AC402 như sau:
Cho từ từ thành phần B (bột màu xám) vào thành phần A theo tỷ lệ: 1 kg thành phần A : 4 kg thành phần B. Trộn kỹ theo đúng tỷ lệ bằng cần trộn điện với tốc độ chậm (300 ¸ 400 vòng/phút).
4. Khi bề mặt bê tông vừa ráo nước, quét 1 lớp hợp chất chống thấm, gốc polymer-silicate, hai thành phần, BestSeal AC402 với định mức 1.25kg/lớp/m2
5. Sau 24÷48 giờ (tùy theo nhiệt độ môi trường), quét 1 lớp hợp chất chống thấm thứ hai, gốc polymer-silicate hai thành phần, BestSeal AC402 thứ 2 với định mức 1.25kg/lớp/m2
6. Sau 24 giờ phủ một lớp vữa chống thấm bảo vệ xi măng – cát B 7.5, độ dày bình quân 15-20mm
7. Bảo dưỡng vật liệu tối thiểu 07 ngày trước khi tiến hành các công tác khác (nếu có).
 
CHỐNG THẤM SÀN TẦNG HẦM
Phạm vi:
Chống thấm cho đáy sàn tầng hầm bằng lớp màng chống thấm gốc Co-polymer biến tính một thành phần
1/ Vật liệu sử dụng:
-BestSeal AC400 là hợp chất chống thấm một thành phần, gốc polymer biến tính có độ đàn hồi siêu cao. Khi BestSeal AC400 đóng rắn tạo ra một lớp màng liên tục, uyển chuyển với độ đàn hồi rất cao (≥ 400%) ngăn cản tuyệt dối hiện tượng nước thấm qua bề mặt vật liệu.
-Nguồn cung cấp: Công ty cổ phần Siêu Cường.
2/Yêu cầu kỹ thuật:
-Đất nền phải được đầm chặt.
-Lớp bê tông lót đạt cường độ yêu cầu.
-Các vết nứt, các hư hỏng bề mặt phải được sửa chữa, dặm vá đúng phương pháp và yêu cầu kỹ thuật.
3/Quy trình thi công:
-Dùng máy mài để làm sạch các tạp chất, bê tông, vữa xi măng rơi vãi trên bề mặt lớp bê tông lót.
-Dùng vòi phun nước áp lực cao rửa sạch bụi bám trên bề mặt bê tông.
-Dùng cọ quét, ru-lô lông ngắn (hoặc vòi phun áp lực) quét mạnh tay và đều BestSeal AC400 lên toàn bộ bề mặt đã được chuẩn bị như mô tả nêu trên. Yêu cầu thực hiện thi công phải đảm bảo toàn bộ diện tích bề mặt cần chống thấm phải được phủ đều bằng BestSeal AC400 với định mức 1.75 kg/m2/lớp.
-Sau 6-8 giờ tùy theo điều kiện nhiệt độ tiến hành thi công lớp thứ hai với định mức 1.75 kg/m2/lớp nên thực hiện theo hướng vuông góc với lần thi công thứ nhất nhằm hạn chế tối đa quá trình cuốn khí giữa hai lớp vật liệu khi thực hiện công việc thi công.
-Sau 24 giờ đổ một lớp bê tông lót bảo vệ với độ dày 50mm.
-Bảo dưỡng vật liệu tối thiểu 7 ngày trước khi tiến hành các công tác khác (nếu có).

Mọi chi tiết xin lien hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN SIÊU CƯỜNG
378-384 Cộng Hòa P,13 Q,Tân Bình TP.Hồ Chí Minh
Tel: ( 08 ) 38107997 ( 4 lines)
Fax: ( 08 ) 38107998
Email: bestmix@sieucuongcorp.com
 
Chống thấm khu sàn vệ sinh, nhà tắm

Chống thấm nhà tắm, khu vệ sinh là khu vực có nhiều góc cạnh. Hơn nữa theo kiến trúc nhà hiện đại thì khu vực này thường được bố trí gần hộp kỹ thuật. Nơi có rất nhiều ống. dây dẫn thông tầng. Nhà tắm, khu vệ sinh lại là nơi được lắp nhiều thiết bị dùng nước: vòi, van, thoát sàn, bể xục, lavabo, đường nóng lạnh.. Lên các khu vực này thường xuyên ẩm ướt và có nhiều cổ ống đâm xuyên hay đâm ngang tường, dầm nhà.
chong-tham-co-ong.jpg

Chống thấm cổ ống

chong-tham-chan-tuong.jpg

Chống thấm chân tường​

Xét về lý thuyết thì chống thấm nhà vệ sinh, phòng tắm là loại chống thấm dễ làm nếu làm mới nhưng lại cực khó khi sửa chữa. Nguyên nhân là chỉ có một giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề - bóc dỡ và chống thấm lại toàn bộ sàn. 90% các trường hợp gây thấm là do thấm qua chân tường, qua các chi tiết chạy xuyên sàn, lỗ thoát sàn, lỗ ống thoát xí bệt, giao tuyến các ống thoát ngầm dưới sàn và sàn hoặc tường, các chi tiết góc cạnh như trong gầm bồn tắm, hộp kỹ thuật.

Rất nhiều khu chung cư hiện đại. Thậm chí được mệnh danh là cao cấp nhưng như Kangnam ngoài Bắc hay Phú Mỹ Hưng trong Nam vẫn thấm dột tại khu vực này như thường.
ct-keangnam.jpg

Hình ảnh thấm dột tại Keangnam trên Dân Trí
http://dantri.com.vn/c728/s728-591488/chung-cu-cao-cap-nhanh-xuong-cap.htm


Nguyên nhân thì có nhiều nhưng tựu chung lại là chỉ do thi công ẩu ( quét lớp mỏng, không chú ý hoặc không làm các lớp bo, gia cường tại các cổ ống và các chi tiết góc cạnh, đâm xuyên khác) , tham rẻ nên dùng loại vật liệu không bền trước tác dụng của nước, không bám dính tốt trên nhiều loại vật liệu ( sắt, nhựa, bê tông ).

Vậy nên vai trò của người thợ ở đây rất quan trọng. Không thể giao phó cho thợ không chuyên về chống thấm. Là chủ đầu tư bạn cần chú ý vài yêu cầu cần có sau đây để có thể giám sát được công việc chống thấm công trình của minh:

Về vật liệu chống thấm:


  • Bám dính tốt trên nhiều loại vật liệu như: bê tông, vữa xây, nhựa đường, sắt thép, gỗ và các bề mặt đá hoặc đất nung
  • Với chống thấm dạng lỏng hoặc keo cần dẻo dai và đàn hồi sau khi khô
  • Chịu được áp lực nước thủy tĩnh
  • Có thể thi công trên bề mặt ẩm ướt
  • Trám bít tốt các vết nứt nhở
  • Có khả năng kháng axit, kháng kiềm, trơ với các phản ứng hóa học
  • Đặc biệt : vật liệu không gây độc, tuổi thọ lâu bền.


Về thi công chống thấm:


  • Tùy từng loại vật liệu áp dụng mà có thể thi công chống thấm trên bề mặt gồ ghề hoặc phẳng. Tuy nhiên nhất thiết bề mặt thi công phải sạch không bám dính tạp chất: dầu, vữa non, bụi bẩn…vv
  • Trám bít các khe, kẽ nứt bằng keo phủ, keo trám khe ( Cần xác định rõ các vết nứt. Chỉ có thợ lành nghề mới làm tốt khâu này )
  • Thi công theo đúng hướng dẫn và chỉ định của loại vật liệu:
  • Đối với chống thấm dạng màng : cần làm khô bề mặt chống thấm,
  • Dùng đèn khò, khò đều để lớp màng tan chảy và bám dính thật tốt.
  • Biên độ chồng mí giữa mỗi lần tiếp giáp là 5 cm
Đối với chống thấm dạng lỏng: Tất cả bề mặt sau khi vệ sinh sạch sẽ phải được phun ướt nước tạo độ ẩm sau đó dùng các dụng cụ như chổi to bản hay bàn chải dầy để quét tạo thành một lớp màng có khả năng co giãn và chống thấm hiệu quả.

Về bảo hành: Rất nhiều trường hợp đơn vị thi công kém lên phải chống thấm lại với giá thành cao. Nên thời gian bảo hành cần có từ 7 – 15 năm. Chủ đầu tư cần chú ý đến loại vật liệu đem áp dụng vì chất lượng của vật liệu đã quyết định tới 60 % tuổi thọ chống thấm của công trình.

Chống thấm sàn vệ sinh, nhà tắm
Nguồn: Chống thấm TCL
 
Chống thấm cho nhà vệ sinh, khu vực ẩm ướt
Hệ thống chống thấm hạng mục sàn, cổ ống thoát, vách tường gồm màng bitum polyme cải tiến thi công nguội, vữa gốc xi măng nhũ tương nhựa cải tiến và các vật liệu trám khe.
I. VẬT LIỆU
Sikadur 732: chất kết nối gốc nhựa epoxy 2 thành phần
Sikagrout 214-11: vữa trộn sẵn không co ngót
Sikaflex construction (J):chất trám gắn khe nối gốc polyurethane 1 thành phần
Sika Primer 3: chất quét lót cho chất trám khe
Sikaproof Membrane: màng chống thấm bitumen polymer cải tiến 1 thành phần, gốc nước
Sika Latex: chất kết nối và phụ gia chống thấm cho vữa
http://oct.vn/Images/Chong%20tham%20khu%20vuc%20ve%20sinh%20hang%20muc%20san%20va%20co%20ong%20thoat%20nuoc.jpg

II. QUI TRÌNH
1. Nếu ống nhựa PVC đã được đặt trước, đục mặt trên của bê tông xung quanh ống (khoảng 10x10 mm). Xem chi tiết A.
2. Nếu ống nhựa PVC chưa lắp đặt, định vị ống (mặt ngoài ống phải được đánh giấy nhám) dựng ván khuôn phía mặt dưới sàn. Phủ chất kết nối Sikadur 732 lên bề mặt bê tông đã làm sạch và khô, và đổ Sikagrout 214 -11 chung quanh ống trong khi lớp kết nối vẫn còn dính.
Chú ý: đảm bảo những rãnh đục chung quanh đường ống phải nằm trên bề mặt bê tông. Xem chi tiết B
3. Thi công lớp Sika Primer 3 lên các mặt của rãnh bao gồm cả mặt ngoài của ống nhựa, nên thi công chất chống sự kết dính lên bề mặt đáy nằm ngang của rãnh.
4. Bơm Sikaflex Construction (J) vào rãnh và bảo dưỡng qua đêm.
5. Thi công lớp lót, pha loãng Sikaproof Membrane với 20-50% nước và thi công Sikaproof Membrane bằng cọ sơn hay thiết bị phun. Mật độ thi công khoảng 0.2-0.3 kg/m2. Trong trường hợp nền hút nước, phải làm ẩm bề mặt trước. Tránh để nước đọng vũng.
6. Để cho lớp lót khô hoàn toàn trước khi thi công lớp tiếp theo.
7. Thi công ít nhất 2-3 lớp Sikaproof Membrane với mật độ tiêu thụ 0.6 kg/m2. Để cho các lớp khô hoàn toàn trước khi thi công các lớp tiếp theo. Để đạt được tính năng chống thấm tuyệt hảo thi công 3 lớp.
8. Trộn vữa kết nối Sika Latex theo bản hướng dẫn kỹ thuật và thi công lên trên lớp Sikaproof Membrane sau khoảng 2 giờ. Bề dày lớp kết nối 1-2 mm.
9. Đo lường nước để trộn vữa chống thấm với Sika Latex (40 đến 50 lít Sika Latex cho 1m3 vữa với tỉ lệ trộn cát/xi măng là 3 : 1 theo trọng lượng) và thi công vữa ngay lập tức (với độ dày tối thiểu 2 cm) lên trên bề mặt lớp kết nối Sika Latex còn ướt.

Tên sản phẩm Mô tả Mật độ
Sikaflex Construction (J) Chất trám khe gốc polyuretan
Sika Primer 3 Chất quét lót cho chất trám khe 150 gr/m2
Sikaproof Membrane Màng chống thấm 1.5 - 2.1 kg/m2
Vữa kết nối Sika Latex Chất kết nối 0.25 lít/m2
Vữa Sika Latex Vữa chống thấm/hoàn thiện 40 đến 50 lít/m3 vữa
Sikagrout 214-11 Vữa không co ngót 2 kg bột cho 1 lít
Sikadur 732 Chất kết nối nhựa epoxy Khoảng 0.5 kg/m2


http://oct.vn/Images/chong_tham_be%20_chua_nuoc_bang_sikatop_seal_107.jpg

Chống thấm sàn vệ sinh Toilet

1. Lớp bê tông cốt thép

2. Lớp chống thấm quét hoặc tô vửa

3. Cán lớp vữa bảo vệ và tạo dốc

4. Lát gạch

5. Tô bo cạnh góc chân tường, chân cột

6. Bơm Sika Flex Construction

Hoá chất xây dựng Sika, Quy trình thi công điển hình (sử dụng Sika), Báo giá sản phẩm Sika
Tham khảo tại Công ty TNHH TV XD & TM Pương Đông
Website: http://oct.vn
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top