Quy trình: quyết toán -> kiểm toán -> Thẩm tra phê duyệt quyết toán

Tôi thì cho rằng nên nhìn vấn đề từ nhiều hướng khác nhau. Nhưng dù gì đi nữa thì cái chính là khối lượng công việc nhà thầu thực hiện với khối lượng trong hồ sơ thiết kế phải tương ứng nhau. Hồ sơ thiết kế ghi là đá lát lấy từ đá cũ thì bạn mới có cơ sở gạch của nhà thầu cái phần chi phí mua đá mới, hồ sơ thiết kế mà ghi đá lát là đá mới hoàn toàn thì bạn gạch của người ta đi đời nào họ nghe....!!!!!! Còn trong trường hợp HSTK không ghi gì thì bạn cũng chẳng gạch được của họ đâu, họ sẽ chứng minh được là họ mua đá mới để lát đấy... Tôi ở đơn vị thi công mà nên tôi cũng biết vài cái. Trường hợp này chủ đầu tư chỉ còn biết tự trách mình thôi.
Hoàn toàn nhất chí với bạn. Lúc này chỉ có thể căn cứ vào hoá đơn mua vật liệu của nhà thầu. Tuy nhiên nhà thầu phải chứng minh là đã vận chuyển và đổ khối lượng đá thừa đi.
Thân,
 
Last edited by a moderator:
Nhà thầu họ cãi rằng: Đá sau khi tháo dỡ bị vỡ và không đạt yêu cầu nên không tận dụng được (Nếu vậy thì phải có biên bản hủy bỏ hoặc trong biên bản nghiệm thu công việc này phải nói rõ chất lượng đá sau khi tháo dỡ). Đằng này không có gì chứng minh điều đó. Em là nhân viên mới và mới làm ở phương diện này nên cũng chưa có kinh nghiệm trong những pha xử lý. Hỏi mấy anh chị cùng phòng thì anh chị bảo cứ cắt phần vật liệu đá lát nếu không tính chi phí tận thu = (70%*KL đá tháo dỡ* ĐG đá tại thời điểm thi công) thì họ còn thiệt hơn. Nhà thầu họ cãi căng quá, em mới làm nên cũng thấy choáng. Mong các bác giúp em vài cách giải quyết ạ?

Rất mong phản hồi của các bác !

Do khi làm kiểm toán thì "án tại hồ sơ" nên muốn làm gì thì làm cũng phải dựa trên các hồ sơ thiết kếm, hoàn công, BBNT được Chủ đầu tư cung cấp. Các công việc thì tính theo định mức quy định, chứ ko thể nói cắt tùy tiện được (kiểu như theo kinh nghiệm). Vì vậy trường hợp của bạn pải xem trong phương án thiết kế bản vẽ thi công hoặc thuyết minh biện pháp thi công có ghi là tận dụng vật liệu cũ ko? nếu là có tận dụng thì cắt thẳng cánh luôn! tất nhiên khi bị giảm trừ thì nhà thầu phải cãi ác rồi, vì vấn đề liên quan đến tiền bạc mà! Khi ấy mình phải từ từ mà giải thích thôi, chứ cũng căng lên với nhà thầu thì ko ổn!
 
Tiện đây thì tôi cũng đưa ra một trường hợp trong khi kiểm toán:
Trong thi công đường thường có các công tác như: đào cấp, vét hữu cơ, đắp K95, đắp k98. Khi làm quyết toán nhà thầu vẫn đưa các công tác: đào cấp, vét hữu cơ, đắp k95 vào. Trường hợp nếu công tác đắp K95 mà khi lập dự thầu nhà thầu dùng các mã định mức theo định mức 1242 và định mức 24 thì đã bao gồm cả công tác đắp hữu cơ và đào cấp rồi!!! câu chuyện ở chỗ này đây, đã xảy ra tranh cãi rất nhiều giữa nhà thầu xây lắp, chủ đầu tư, kiểm toán về vấn đề này! và bên Bộ Giao thông cũng đã làm văn bản hỏi ý kiến Bộ XD. Sau khi xem xét thì bộ XD trả lời là nếu nhà thầu khi lập HS dự thầu mà sử dụng mã đắp đất theo các định mức 1242, 24 thì công tác vét hữu cơ vẫn được tính (nhưng ko thấy nói gì đến công tác đào cấp!) như vậy là nếu trong trường hợp như trên thì nếu nhà thầu quyết toán cả công tác đào cấp thì vẫn sẽ bị đơn vị kiểm toán giảm trừ!!!
trên đây là ý kiến của mình! mong các bạn đóng góp thêm.
 
Em cũng đã gặp nhiều trường hợp như Bác. Số là Công trình của em thẩm tra có hạng mục đổ đất thừa đi nhưng ở hạng mục khác lại có công việc đắp đất. Nhà thầu vẫn lập chi phí vận chuyển đất thừa đổ đi vừa tính chi phí vận chuyển đất đến để đắp vừa tính chi phí vật liệu cho phần đất đắp vào. Em đã cắt phần vận chuyển đất thừa bằng đúng khối lượng đất đắp, cắt luôn chi phí vận chuyển và chi phí vật liệu đất đắp. Nhà thầu không có ý kiến gì cả. Vẫn chấp nhận vì nó có lý mà.

Theo ý kiến của tôi. Trong dự toán được duyệt, thiết kế đã không tính phần tận dụng đào để đắp. Nhà thầu đấu thầu, trúng thầu và kí kết hợp đồng cũng với dự toán chưa tính tận dụng đào để đắp. Nhưng khí thi công, nhà thầu đã tính toán tận dụng đào để đắp và được chấp nhận của tưu vấn giám sát về chất lượng vật liệu đưa vào đắp. Như vậy, đây là phần lãi mà nhà thầu phải được hưởng, do việc tính toán của mình. Việc bạn giảm trừ như trên là không có cơ sở và trái với hợp đồng xây dựng đã kí kết!
 
Nhà thầu họ cãi rằng: Đá sau khi tháo dỡ bị vỡ và không đạt yêu cầu nên không tận dụng được (Nếu vậy thì phải có biên bản hủy bỏ hoặc trong biên bản nghiệm thu công việc này phải nói rõ chất lượng đá sau khi tháo dỡ). Đằng này không có gì chứng minh điều đó. Em là nhân viên mới và mới làm ở phương diện này nên cũng chưa có kinh nghiệm trong những pha xử lý. Hỏi mấy anh chị cùng phòng thì anh chị bảo cứ cắt phần vật liệu đá lát nếu không tính chi phí tận thu = (70%*KL đá tháo dỡ* ĐG đá tại thời điểm thi công) thì họ còn thiệt hơn. Nhà thầu họ cãi căng quá, em mới làm nên cũng thấy choáng. Mong các bác giúp em vài cách giải quyết ạ?

Rất mong phản hồi của các bác !

Bạn cắt giảm như vậy là không có cơ sở. Bạn xem phản hồi của mình về khối lượng đào đắp mà mình phản hồi bài của bạn Nhenden5878 phía trên nhé!!
 
ý kiến tham khảo

- Theo tớ khi đưa ra tình huống như vậy ta cần phải xem xét vào : Hồ sơ thiết kế thi công, Các hạng mục đấu thầu, và (các hạng mục + Giá hợp đồng loại nào cố định, điều chỉnh...) được xác định trong hợp đồng xây lắp. khi ấy tớ sẽ có câu trả lời chính xác là nhà thầu đúng hay sai.
 
Đơn vị em trả tiền cho Kiểm toán mà thấy ức không chịu được nhưng mà chẳng thay đổi được gì.
Vấn đề là thế này: Theo thông tư 33 thì Định mức chi phí kiểm toán dự án hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư (được duyệt hoặc được điều chỉnh) của dự án cụ thể nhân với tỷ lệ quy định
TRong khi đó thì Tổng mức đầu tư được xác định khi chưa quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật nên thường thì Tổng mức đầu tư lớn hơn nhiều so với dự toán được duyệt.
Rồi qua quá trình đấu thầu, thi công thì dự án thực hiện với một chi phí thấp hơn rất nhiều so với dự toán được duyệt.
Khi Kiểm toán thực hiện kiểm toán công trình thì chỉ thực hiện đối với phần chi phí đã thi công và quyết toán nhưng lại hưởng chi phí kiểm toán bằng tỉ lệ % theo quy định nhân với tổng mức đầu tư ban đầu.
Em thấy nó vô lý quá nhưng vẫn phải trả tiền cho Kiểm toán vì Bộ tài chính đã quy định như vậy rồi, mong các bác có ý kiến thêm.

Bạn ko hiểu gì về công việc kiểm toánxây dựng, thế mà đã nói là "ức".
- Trong xây dựng, làm gì có kiểu "Tổng mức đầu tư được xác định khi chưa quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật".
- Trong xây dựng, Tổng mức đầu tư lớn hơn nhiều dự toán được duyệt? Tôi xin hỏi bạn có biết Tổng mức đầu tư gồm những gì và Dự toán gồm những gì ko? Cách lập (xác định) tổng mức đầu tư, dự toán ko?
- Kiểm toán là Kiểm toán vốn đầu tư hoàn thành, chứ ko phải chỉ kiểm toán "Phần chi phí đã thi công" như bạn hiểu. Do đó nhà nước đã quy định phí kiểm toán theo định mức x tổng mức đầu tư. Công việc kiểm toán (thực chất) bao gồm rất nhiều công việc, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm.
- Nếu công trình của bạn nêu thuộc vốn NSNN thì tiền phí Kiểm toán do Nhà nước trả. Nếu vốn do tư nhân tự bỏ tiền thì căn cứ theo thỏa thuận hai bên. Tại sao bạn lại thấy "vô lý?", lại thấy "ức"? hay bạn ko hiểu hay thành kiến với Kiểm toán?
 
Bạn ko hiểu gì về công việc kiểm toánxây dựng, thế mà đã nói là "ức".
- Trong xây dựng, làm gì có kiểu "Tổng mức đầu tư được xác định khi chưa quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật".
- Trong xây dựng, Tổng mức đầu tư lớn hơn nhiều dự toán được duyệt? Tôi xin hỏi bạn có biết Tổng mức đầu tư gồm những gì và Dự toán gồm những gì ko? Cách lập (xác định) tổng mức đầu tư, dự toán ko?
- Kiểm toán là Kiểm toán vốn đầu tư hoàn thành, chứ ko phải chỉ kiểm toán "Phần chi phí đã thi công" như bạn hiểu. Do đó nhà nước đã quy định phí kiểm toán theo định mức x tổng mức đầu tư. Công việc kiểm toán (thực chất) bao gồm rất nhiều công việc, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm.
- Nếu công trình của bạn nêu thuộc vốn NSNN thì tiền phí Kiểm toán do Nhà nước trả. Nếu vốn do tư nhân tự bỏ tiền thì căn cứ theo thỏa thuận hai bên. Tại sao bạn lại thấy "vô lý?", lại thấy "ức"? hay bạn ko hiểu hay thành kiến với Kiểm toán?

Tôi đồng ý với bạn viettranxd. Kiểm toán, đâu chỉ đơn giản là kiểm tra phần giá trị xây lắp. Kiểm toán viên còn phải kiểm tra cả tính pháp lý của cả quá trình thực hiện đầu tư xây dựng dự án đó. Mức phí theo thông tư 33 còn là rất thấp so với chi phí, và công sức mà kiểm toán viên phải bỏ ra. Nguyên nhân này đã được Bộ Tài chính trả lời ông Bùi Văn Mai (Phó Chủ tịch Hội Kiểm toán Việt Nam Vacpa) như sau:
"Kiểm toán là một phần của thẩm tra phê duyệt quyết toán. Mà quá trình thẩm tra lại do đơn vị hành chính sự nghiệp thẩm định. Đơn vị này đã hưỡng lương, chế độ Nhà nước, do vậy không thể tính phí thẩm tra cao được. Do vậy mà kiểm toán là một phần của quá trình này, hiển nhiên không thể có mức phí cao."
 
Bạn ko hiểu gì về công việc kiểm toánxây dựng, thế mà đã nói là "ức".
- Trong xây dựng, làm gì có kiểu "Tổng mức đầu tư được xác định khi chưa quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật".
- Trong xây dựng, Tổng mức đầu tư lớn hơn nhiều dự toán được duyệt? Tôi xin hỏi bạn có biết Tổng mức đầu tư gồm những gì và Dự toán gồm những gì ko? Cách lập (xác định) tổng mức đầu tư, dự toán ko?
- Kiểm toán là Kiểm toán vốn đầu tư hoàn thành, chứ ko phải chỉ kiểm toán "Phần chi phí đã thi công" như bạn hiểu. Do đó nhà nước đã quy định phí kiểm toán theo định mức x tổng mức đầu tư. Công việc kiểm toán (thực chất) bao gồm rất nhiều công việc, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm.
- Nếu công trình của bạn nêu thuộc vốn NSNN thì tiền phí Kiểm toán do Nhà nước trả. Nếu vốn do tư nhân tự bỏ tiền thì căn cứ theo thỏa thuận hai bên. Tại sao bạn lại thấy "vô lý?", lại thấy "ức"? hay bạn ko hiểu hay thành kiến với Kiểm toán?
TMĐT xác định "khi chưa quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật"? Thế các bác nị đâu ra cái số mà các bác gọi là TMĐT đó? chưa phê duyệt BCKTKT (dự án nhỏ) hay DAĐT thì lấy đâu ra TMĐT?
CP kiểm toán = TMĐT đc duyệt (hoặc đc điều chỉnh) (đã có thuế) x hệ số (theo TT33)
bạn chú ý CP kiểm toán này là chưa thuế đấy.
kiểm toán cho toàn bộ dự án hoàn thành chứ ko phải cho 1 gói thầu riêng lẻ.
làm sao mà ức? bạn làm như kiểm toán độc lập nó chăn bạn ko bằng?

 
Thân chào các anh chị làm kiểm toán XDCB

Anh chị đã có kinh nghiệm làm Kiểm toán cho em hỏi: Cách xác định tài sản cố định hình thành sau đầu tư. Em thấy Thông tư 33 và Chuẩn mực Kiểm toán 1000 của Bộ Tài chính không hướng dẫn kỹ về vấn đề này:
- Thứ nhất: Thường dân đi làm Kiểm toán xây dựng rất ít người học bên Tài chính.
- Thứ hai: Hướng dẫn này của Bộ Tài chính nên mình phải làm theo thôi.
Em thấy, có công trình thì sau khi hình thành Tài sản cố định thì Bao gồm thuế VAT, có công trình thì không.
Em mong muốn được hiểu rõ hơn.
Mong các anh chị giúp đỡ.
Trân trọng!

_____________
Trần Văn Thạch
Nhân viên kiểm toán XDCB
DD: 0909.90.52.54
 
Gởi anh Sơn

Anh Sơn, công ty Kiểm toán Vạn An đã có kinh nghiệm làm Kiểm toán cho em hỏi: Cách xác định tài sản cố định hình thành sau đầu tư. Em thấy Thông tư 33 và Chuẩn mực Kiểm toán 1000 của Bộ Tài chính không hướng dẫn kỹ về vấn đề này:
- Thứ nhất: Thường dân đi làm Kiểm toán xây dựng rất ít người học bên Tài chính.
- Thứ hai: Hướng dẫn này của Bộ Tài chính nên mình phải làm theo thôi.
Em thấy, có công trình thì sau khi hình thành Tài sản cố định thì Bao gồm thuế VAT, có công trình thì không.
Em mong muốn được hiểu rõ hơn.
Lâu rồi sao không thấy anh Sơn trả lời!
Mong anh Sơn giúp đỡ.
Trân trọng!

_____________
Trần Văn Thạch
Nhân viên kiểm toán XDCB
DD: 0909.90.52.54
 
Anh chị đã có kinh nghiệm làm Kiểm toán cho em hỏi: Cách xác định tài sản cố định hình thành sau đầu tư. Em thấy Thông tư 33 và Chuẩn mực Kiểm toán 1000 của Bộ Tài chính không hướng dẫn kỹ về vấn đề này:
- Thứ nhất: Thường dân đi làm Kiểm toán xây dựng rất ít người học bên Tài chính.
- Thứ hai: Hướng dẫn này của Bộ Tài chính nên mình phải làm theo thôi.
Em thấy, có công trình thì sau khi hình thành Tài sản cố định thì Bao gồm thuế VAT, có công trình thì không.
Em mong muốn được hiểu rõ hơn.
Mong các anh chị giúp đỡ.
Trân trọng!
____________
Trần Văn Thạch
Nhân viên kiểm toán XDCB
DD: 0909.90.52.54
Bạn có thể tham gia ngay một khoá học Kĩ sư định giá. Trong chương trình học có chuyên đề Thanh, quyết toán vốn đầu tư trình bày rõ vấn đề mà bạn muốn tìm hiểu đấy.
Thân.
 
Tiện đây thì tôi cũng đưa ra một trường hợp trong khi kiểm toán:
Trong thi công đường thường có các công tác như: đào cấp, vét hữu cơ, đắp K95, đắp k98. Khi làm quyết toán nhà thầu vẫn đưa các công tác: đào cấp, vét hữu cơ, đắp k95 vào. Trường hợp nếu công tác đắp K95 mà khi lập dự thầu nhà thầu dùng các mã định mức theo định mức 1242 và định mức 24 thì đã bao gồm cả công tác đắp hữu cơ và đào cấp rồi!!! câu chuyện ở chỗ này đây, đã xảy ra tranh cãi rất nhiều giữa nhà thầu xây lắp, chủ đầu tư, kiểm toán về vấn đề này! và bên Bộ Giao thông cũng đã làm văn bản hỏi ý kiến Bộ XD. Sau khi xem xét thì bộ XD trả lời là nếu nhà thầu khi lập HS dự thầu mà sử dụng mã đắp đất theo các định mức 1242, 24 thì công tác vét hữu cơ vẫn được tính (nhưng ko thấy nói gì đến công tác đào cấp!) như vậy là nếu trong trường hợp như trên thì nếu nhà thầu quyết toán cả công tác đào cấp thì vẫn sẽ bị đơn vị kiểm toán giảm trừ!!!
trên đây là ý kiến của mình! mong các bạn đóng góp thêm.
Với tình huống mà bạn nêu ra mình có ý kiến như sau:
- Căn cứ vào định mức mà chủ đầu tư sử dụng để tính toán dự toán công trình.
- Căn cứ vào hồ sơ dự thầu
- Căn cứ vào hợp đồng mà nhà thầu kí, các phụ lục hợp đồng
Tuỳ thuộc vào các căn cứ trên sẽ có các cách xử lý.
 
Ý kiến trao đổi

Anh chị đã có kinh nghiệm làm Kiểm toán cho em hỏi: Cách xác định tài sản cố định hình thành sau đầu tư. Em thấy Thông tư 33 và Chuẩn mực Kiểm toán 1000 của Bộ Tài chính không hướng dẫn kỹ về vấn đề này:
- Thứ nhất: Thường dân đi làm Kiểm toán xây dựng rất ít người học bên Tài chính.
- Thứ hai: Hướng dẫn này của Bộ Tài chính nên mình phải làm theo thôi.
Em thấy, có công trình thì sau khi hình thành Tài sản cố định thì Bao gồm thuế VAT, có công trình thì không.
Em mong muốn được hiểu rõ hơn.
Mong các anh chị giúp đỡ.
Trân trọng!

Tại văn bản hiện hành QĐ 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 và Thông tư 120; TT 32 của Bộ Tài Chính, Luật thuế VAT đều khẳng định "thuế VAT đầu vào của TSCĐ nếu không được khấu trừ sẽ được tính vào nguyên giá của TSCĐ trong trường hợp hóa đơn mua TSCĐ đó là hóa đơn VAT nhưng phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa dịch vụ không chịu thuế VAT (đầu ra không chịu thuế VAT) hoặc quá thời hạn kê khai 3 tháng do đó không được khấu trừ khoản thuế VAT này"
Nếu thuế VAT đầu vào của TSCĐ được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì TSCĐ hình thành này không bao gồm thuế VAT.
Bạn cần nghiên cứu các văn bản trên của Bộ tài chính sẽ nắm được tương đối tổng quát về TSCĐ điều này sẽ phục vụ tốt cho công tác Kiểm toán XDCB.
Thân chào!
 
Last edited by a moderator:
Trả lời rõ về phí kiểm toán

Đơn vị em trả tiền cho Kiểm toán mà thấy ức không chịu được nhưng mà chẳng thay đổi được gì.
Vấn đề là thế này: Theo thông tư 33 thì Định mức chi phí kiểm toán dự án hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư (được duyệt hoặc được điều chỉnh) của dự án cụ thể nhân với tỷ lệ quy định
TRong khi đó thì Tổng mức đầu tư được xác định khi chưa quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật nên thường thì Tổng mức đầu tư lớn hơn nhiều so với dự toán được duyệt.
Rồi qua quá trình đấu thầu, thi công thì dự án thực hiện với một chi phí thấp hơn rất nhiều so với dự toán được duyệt.
Khi Kiểm toán thực hiện kiểm toán công trình thì chỉ thực hiện đối với phần chi phí đã thi công và quyết toán nhưng lại hưởng chi phí kiểm toán bằng tỉ lệ % theo quy định nhân với tổng mức đầu tư ban đầu.
Em thấy nó vô lý quá nhưng vẫn phải trả tiền cho Kiểm toán vì Bộ tài chính đã quy định như vậy rồi, mong các bác có ý kiến thêm.
Xin có đôi lời với bạn như sau. Đơn vị kiểm toán phải xem xét hồ sơ toàn bộ quá trình từ khi lập BCKTKT cho đến khi quyết toán hoàn thành, kiểm toán cả phần thực hiện và phần không thực hiện nên phí kiểm toán tính trên tổng mức đầu tư phê duyệt là hợp lý đấy chứ. Nói như bạn thì khi kiểm toán xong giá trị kiểm toán tăng so với QT A-B thì phí kiểm toán tính tăng à ?
 
cac bac oi em lam quyet toan mot cong trinh voi so tien la 87 trieu, nnhung khi tham tra lai tang them 10 trieu nua. vay em pai lam quyet toan the nao a.
 
Em chào các anh chị đã làm Kiểm toán xây dựng cơ bản.
Hiện nay không biết có chương trình Kiểm toán mẫu về Kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành hay chưa chứ em thấy hiện nay mỗi công ty Kiểm toán có 1 mẫu báo cáo kiểm toán riêng và không thống nhất.
Em đã được đọc Báo cáo Kiểm toán Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của công ty Kiểm toán A&C, em thấy có rất nhiều bảng chi tiết theo mẫu của Thông tư 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính (hiện tại là thông tư 19/2011/TT-BTC ngày 19/02/2011 thay đổi thông tư 33) về hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư hoàn thành (từ mẫu số 01/QTDA đến mẫu số 08/QTDA) nhưng có một số công ty không làm theo những mẫu của thông tư 33 mà chỉ lấy những mẫu của Chuẩn mực 1000 và chèn trong file Word.
Em không biết các cách trên cách nào đúng và hướng dẫn ở đâu.
Em chân thành cám ơn các anh chị cũng như các đồng nghiệp!
Trân trọng.

-------------------------
Trần Văn Thạch

Phòng Xây dựng cơ bản
Công ty TNHH Kiểm toán Việt Úc
18B Nam Quốc Cang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: (84.8) 3925 1360 - (84.8) 3925 1361
Fax: (84.8) 3925 1359
Mobile:0909.905.254 - 0916.619.749
Email: thachvaca@gmail.com
 
đơn vị em trả tiền cho kiểm toán mà thấy ức không chịu được nhưng mà chẳng thay đổi được gì.
Vấn đề là thế này: Theo thông tư 33 thì định mức chi phí kiểm toán dự án hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư (được duyệt hoặc được điều chỉnh) của dự án cụ thể nhân với tỷ lệ quy định
trong khi đó thì tổng mức đầu tư được xác định khi chưa quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật nên thường thì tổng mức đầu tư lớn hơn nhiều so với dự toán được duyệt.
rồi qua quá trình đấu thầu, thi công thì dự án thực hiện với một chi phí thấp hơn rất nhiều so với dự toán được duyệt.
khi kiểm toán thực hiện kiểm toán công trình thì chỉ thực hiện đối với phần chi phí đã thi công và quyết toán nhưng lại hưởng chi phí kiểm toán bằng tỉ lệ % theo quy định nhân với tổng mức đầu tư ban đầu.
em thấy nó vô lý quá nhưng vẫn phải trả tiền cho kiểm toán vì bộ tài chính đã quy định như vậy rồi, mong các bác có ý kiến thêm.
mình cũng dính trường hợp như bạn nhưng mình cải ko có thanh toán như thế được, việc tính chi phí kiểm toán theo tổng mức đầu tư theo thông tư 33 là theo mức trần tạm tính, trong dự án có nhiều hạng mục, kiểm toán kiểm toán hạng mục nào của dự án thì áp dụng 33 tính riêng cho hạng mục đó mới thanh toán, ko tính chung dc vì từng hạng mục sau đó mọi chi phí tư vấn đều phải được phân bổ vào từng hạng mục nhưng ko dc vượt quá chi phí theo thông tư 33 tính theo tổng mức đầu tư. Nó kiểm toán hạng mục nào thì thanh toán cho nó chi phí kiểm toán đến đó thôi. Giã sử bạn thanh toán theo tổng mức đầu tư đi mà trong tổng mức đầu tư lại có chi phí kiểm toán thì sau này bạn phân bổ chi phí kiểm toán vào từng hạng mục làm sao? Ko lẻ phí kiểm toán cũng phân bổ vô chi phí kiểm toán.
Thông tư 33 cũng quy định phí kiểm toán cho từng hạng mục, cứ lấy ra mà tính thôi cho đến khi hết phí kiểm toán tính cho cả dự án thôi.
Nói thật, chủ đầu tư bị kiểm toán độc lập láo quá, tư vấn độc lập chỉ là tư vấn cho chủ đầu tư thôi mà cứ làm như thanh tra chính phủ với kiểm toán nhà nước không bằng ấy, tôi cũng đang điên lên vì thuê phải bọn kiểm toán độc lập củ khoai đây, cứ làm như ta đây quyền lắm ấy. Thấy mà ghét.
 
Back
Top