Quy trình ứng dụng BIM cho các nhà thiết kế

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.561
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Thoạt nhìn quy trình trong ảnh dưới ta sẽ thấy không khác quy trình thiết kế thông thường. Tuy nhiên, ở đây sự khác biệt là cách tư duy khác.

quy-trinh-BIM.jpg

Ảnh quy trình xây dựng bền vững của Autodesk
Thông thường, công trình với đầy đủ các yếu tố kiến trúc, kết cấu và hệ thống kỹ thuật công trình... sẽ chỉ rõ ràng khi thi công xong hoặc gần xong. Khi sử dụng BIM người ta đưa ra được mô hình thông tin công trình giúp các bên tham gia vào việc hình thành nên công trình sẽ hình dung được về công trình ở giai đoạn sớm hơn từ đó có các quyết sách phù hợp trong khâu thiết kế, thi công và xử lý các xung đột có thể xảy ra (ví dụ: các đường ống chạy ngầm trong kết cấu bị vướng nhau khi thi công mà với thiết kế 2D thông thường không lường trước được), qua đó có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, tiến độ, chi phí và thẩm mỹ công trình...

Để thấy sự khác biệt, ta xem xét câu hỏi: Giai đoạn 6 trong BIM nó khác với cách làm việc bằng kiểu cũ sử dụng AutoCad, 3D max như nào?

Giải đáp một cách "thô thiển" là: Cách làm việc sử dụng AutoCad, 3D max truyền thống gần như không có tác dụng nhiều ở giai đoạn 6. Tập bản vẽ hoàn công 2D, 3D xếp lại cất vào kho. Muốn sửa chữa, bảo dưỡng gì lục tìm cũng ngại, lôi ra thì lại phải dò tìm, căn lựa vị trí kẻo đục vá lại vào đường ống hay dây kỹ thuật cũ... Còn BIM thì khi vận hành có thể gọi toàn bộ mô hình công trình với đầy đủ thông tin, biết chỗ nào đường ống kỹ thuật, biết chỗ nào hệ thống ngầm, biết chỗ nào đi dây... đơn giản như khoan thêm cái lỗ vào tường (với công trình dân dụng) không bị khoan trúng đường nước hoặc được dây điện ngầm tường. Ngắn gọn thì vậy thôi, nhưng ứng dụng còn mạnh hơn nhiều...

Giám sát và bảo trì liên tục rất là quan trọng để đảm bảo tòa nhà vẫn tiếp tục hoạt động tốt (khâu này vừa qua ở Việt Nam chưa chú trọng, mới đây Chính phủ có Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình). Ở giai đoạn vận hành, tòa nhà được chuyển giao cho chủ đầu tư và nhóm quản lý các hạng mục công trình. Với một mô hình BIM được duy trì, công việc của đội ngũ kiến trúc sư và thiết kế có thể vẫn tiếp tục nhằm theo dõi hoạt động của công trình và các sửa đổi (khi có yêu cầu).

Nhờ có mô hình BIM, chủ công trình và các kỹ sư, công nhân vận hành và bảo trì sẽ nắm rõ được chi tiết thông tin về cấu kiện và các thiết bị của công trình, từ đó khi xảy ra hỏng hóc, bảo trì bảo dưỡng có thể sử dụng mô hình thông tin này để biết chính xác các thông tin của chi tiết hỏng hóc từ đó có thể thay thế sửa chữa chính xác mà không mất quá nhiều thời gian tìm kiếm. Chế độ bảo dưỡng và điều chỉnh hiệu suất tốt có thể dự đoán nhu cầu sửa chữa và ngăn chặn việc thay đổi có hại. Khi cần tu sửa hay bổ sung, có được mô hình thông tin xây dựng tốt và hồ sơ ghi chép chính xác sẽ làm cho quá trình này hiệu quả hơn như ở ví dj trên. Đấy là một đơn cử nhỏ về sức mạnh của BIM trong giai đoạn vận hành và bảo dưỡng công trình.
Ths Nguyễn Thế Anh - Viện Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng.
Tư liệu tham khảo: facebook Revit Hà Nội.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top