Quyết toán vượt dự toán, có được không?

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Các bác cho em hỏi:
Chi phí tư vấn thiết kế, giá trị quyết toán > giá trị dự toán = giá trị hợp đồng đã ký.
Nhưng tổng chi phí tư vấn đầu tư xây dựng quyết toán < tổng giá trị tư vấn trong dự toán.
Vậy, phần giá trị quyết toán chi phí tư vấn thiết kế này có hợp lý không?
Nhờ các bác trích dẫn giùm em căn cứ kèm theo
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Các bác cho em hỏi:
Chi phí tư vấn thiết kế, giá trị quyết toán > giá trị dự toán = giá trị hợp đồng đã ký.
Nhưng tổng chi phí tư vấn đầu tư xây dựng quyết toán < tổng giá trị tư vấn trong dự toán.
Vậy, phần giá trị quyết toán chi phí tư vấn thiết kế này có hợp lý không?
Nhờ các bác trích dẫn giùm em căn cứ kèm theo
Bác hỏi quyết toán có hợp lý không mà chẳng biết hợp đồng người ta thế nào. Khi đang làm có thay đổi gì không, giá trị quyết toán làm thế nào nào tăng lên thì cũng xin chịu, không trả lời được có hợp lý hay không.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Các bác cho em hỏi:
Chi phí tư vấn thiết kế, giá trị quyết toán > giá trị dự toán = giá trị hợp đồng đã ký.
Nhưng tổng chi phí tư vấn đầu tư xây dựng quyết toán < tổng giá trị tư vấn trong dự toán.
Vậy, phần giá trị quyết toán chi phí tư vấn thiết kế này có hợp lý không?
Nhờ các bác trích dẫn giùm em căn cứ kèm theo

Việc thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký và phù hợp với quy định của pháp luật tương ứng với từng thời kỳ.
Việc xác định giá trị cuối cùng của hợp đồng tư vấn theo tỷ lệ (%) các bên phải căn cứ vào những thỏa thuận hay những quy định trong hợp đồng để xác định giá trị thanh toán, quyết toán hợp đồng cho phù hợp, chẳng hạn như: Tỷ lệ (%) được tính dựa vào giá trị cơ sở nào? Giá trị dự toán xây dựng công trình ban đầu hay giá trị hợp đồng thi công xây dựng?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Việc thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký và phù hợp với quy định của pháp luật tương ứng với từng thời kỳ.
Việc xác định giá trị cuối cùng của hợp đồng tư vấn theo tỷ lệ (%) các bên phải căn cứ vào những thỏa thuận hay những quy định trong hợp đồng để xác định giá trị thanh toán, quyết toán hợp đồng cho phù hợp, chẳng hạn như: Tỷ lệ (%) được tính dựa vào giá trị cơ sở nào? Giá trị dự toán xây dựng công trình ban đầu hay giá trị hợp đồng thi công xây dựng?
Bạn này chắc đoán mò hợp đồng tư vấn là hợp đồng tỷ lệ % chăng. Mặc dù những gì bạn nói là có thể chấp nhận với hợp đồng tỷ lệ %.
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Bạn này chắc đoán mò hợp đồng tư vấn là hợp đồng tỷ lệ % chăng. Mặc dù những gì bạn nói là có thể chấp nhận với hợp đồng tỷ lệ %.
Em đoán chắc đúng 99% anh Đông ạ.
Vì biết rõ anh bạn hỏi trên là ai và đang làm mấy cái quyết toán với vai trò kiểm toán độc lập mà.
 

bqldagnnvbv

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
6/6/10
Bài viết
706
Điểm thành tích
93
Em đoán chắc đúng 99% anh Đông ạ.
Vì biết rõ anh bạn hỏi trên là ai và đang làm mấy cái quyết toán với vai trò kiểm toán độc lập mà.
Theo em khi người hỏi không đưa rõ cụ thể vấn đề thì mọi câu trả lời được xác định đúng với từng trường hợp vậy lên mọi người hãy đưa ra các hình thức để có câu trả lời cụ thể, ví như trường hợp anh cuongden37 đó nó hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm. Vậy bây giờ ta sẽ chuyển sang các hình thức hợp đồng khác xem cách giải quyết của mọi người đã và đang gặp phải sẽ như thế nào.
Em cũng chưa gặp phải trường hợp này bao giờ may quá nay có dịp mong được mở rộng kiến thức để lần sau gặp phải có hướng giải quyết. Anh, chị, em cho ý kiến đóng góp tiếp.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Bác hỏi quyết toán có hợp lý không mà chẳng biết hợp đồng người ta thế nào. Khi đang làm có thay đổi gì không, giá trị quyết toán làm thế nào nào tăng lên thì cũng xin chịu, không trả lời được có hợp lý hay không.
Rất cảm ơn các bác đã tham gia giúp đỡ.
Cái em muốn hỏi là về nguyên tắc quản lý chi phí. (mà không cần nói đến loại hợp đồng, các điều kiện cụ thể của hợp đồng, cũng như tính đúng sai của các giá trị.)
Thực tế xảy ra là giá trị quyết toán chi phí thiết kế > giá trị hợp đồng đã ký (chỉ có 1 hợp đồng duy nhất và không có bổ sung hay điều chỉnh).
Về cách tính: dự toán = hợp đồng, và giá trị quyết toán tính theo 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009, trong đó, giá trị quyết toán tính đúng, còn dự toán tính nhầm.
Không có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự toán nào cả.
Em muốn hỏi, căn cứ nào quy định rõ: giá trị quyết toán của chi phí tư vấn không được vượt giá trị dự toán được duyệt?
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Rất cảm ơn các bác đã tham gia giúp đỡ.
Cái em muốn hỏi là về nguyên tắc quản lý chi phí. (mà không cần nói đến loại hợp đồng, các điều kiện cụ thể của hợp đồng, cũng như tính đúng sai của các giá trị.)
Thực tế xảy ra là giá trị quyết toán chi phí thiết kế > giá trị hợp đồng đã ký (chỉ có 1 hợp đồng duy nhất và không có bổ sung hay điều chỉnh).
Về cách tính: dự toán = hợp đồng, và giá trị quyết toán tính theo 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009, trong đó, giá trị quyết toán tính đúng, còn dự toán tính nhầm.
Không có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự toán nào cả. Vậy, giá trị quyết toán này có thể chấp nhận được không?
Nếu không thể chấp nhận việc giá trị quyết toán vượt giá trị hợp đồng, nhờ trích dẫn giùm em căn cứ cho việc này.
1. Tôi thấy không bàn đến hợp đồng khi quyết toán là sai, vì nếu thế Bộ Tài chính chẳng cần hướng dẫn quyết toán riêng cho từng loại hợp đồng làm gì (thông tư 19/2011/TT-BTC)
2. Tôi cũng chẳng biết có được vượt hay không, theo TT 19 hướng dẫn Quyết toán với hợp đồng % thì người ta ghi như này:
Khi bên nhận thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng thì giá trị quyết toán của hợp đồng theo tỷ lệ (%) được xác định trên cơ sở tỷ lệ (%) do hai bên thoả thuận trong hợp đồng nhân (x) với giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc tương ứng do hai bên quy định trong hợp đồng.
Với hợp đồng trọn gói thì thế này:
Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng thực hiện và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Rất cảm ơn các bác đã tham gia giúp đỡ.
Cái em muốn hỏi là về nguyên tắc quản lý chi phí. (mà không cần nói đến loại hợp đồng, các điều kiện cụ thể của hợp đồng, cũng như tính đúng sai của các giá trị.)
Thực tế xảy ra là giá trị quyết toán chi phí thiết kế > giá trị hợp đồng đã ký (chỉ có 1 hợp đồng duy nhất và không có bổ sung hay điều chỉnh).
Về cách tính: dự toán = hợp đồng, và giá trị quyết toán tính theo 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009, trong đó, giá trị quyết toán tính đúng, còn dự toán tính nhầm.
Không có quyết định phê duyệt điều chỉnh dự toán nào cả.
Em muốn hỏi, căn cứ nào quy định rõ: giá trị quyết toán của chi phí tư vấn không được vượt giá trị dự toán được duyệt?

Vậy là Hợp đồng tỷ lệ % theo QĐ957. Theo Nghị định số 48/2010/NĐ-CP Điểm đ, Khoản 4, Điều 15:
đ) Giá hợp đồng theo tỷ lệ (%) được tính theo tỷ lệ (%) giá trị của công trình hoặc giá trị khối lượng công việc. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc.
Dự toán = hợp đồng vậy là giá trị khối lượng trong dự toán tính nhầm hay tỷ lệ % trong dự toán tính nhầm vậy anh?
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Theo em hiểu về nguyên tắc quản lý chi phí:
Giá trị quyết toán <= giá trị hợp đồng (giá trị cuối cùng) <= giá trị dự toán được duyệt (giá trị cuối cùng).
Áp dụng đối với mọi loại hợp đồng, mọi hình thức chi phí (xây lắp, tư vấn...).
Không biết em hiểu thế có đúng không? (nếu đúng, có thể cho em một vài căn cứ chứng minh được nguyên tắc trên).
P/S: Bổ sung thêm một vài tình huống dự toán tính sai, quyết toán tính đúng nhưng giá trị quyết toán > giá trị dự toán được duyệt: (do việc phê duyệt điều chỉnh dự toán khó khăn, nên tạm coi không thể thay đổi quyết định phê duyệt dự toán).
ví dụ 1: Chi phí kiểm toán
Dự toán lấy chi phí xây lắp để tính ra hệ số % khi tính chi phí kiểm toán.
Quyết toán tính theo thông tư 19/2011/TT-BTC về tính phí kiểm toán: lấy tổng mức đầu tư để tính ra hệ số %.
Ví dụ 2: Chi phí Khảo sát địa hình,
Theo dự toán tính:
Đo vẽ mặt cắt ngang: địa hình cấp VI.
Đo vẽ mặt cắt dọc: địa hình cấp V (sai, vì chẳng khi nào đo vẽ mặt cắt dọc và đo vẽ mặt cắt ngang lại không cùng một cấp địa hình cả)
Theo Quyết toán và các biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát, báo cáo khảo sát địa hình...
Đo vẽ mặt cắt ngang: địa hình cấp VI.
Đo vẽ mặt cắt dọc: địa hình cấp VI.
 
Last edited by a moderator:

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Theo em hiểu về nguyên tắc quản lý chi phí:

Áp dụng đối với mọi loại hợp đồng, mọi hình thức chi phí (xây lắp, tư vấn...).
Không biết em hiểu thế có đúng không? (nếu đúng, có thể cho em một vài căn cứ chứng minh được nguyên tắc trên).
P/S: Bổ sung thêm một vài tình huống dự toán tính sai, quyết toán tính đúng nhưng giá trị quyết toán > giá trị dự toán được duyệt: (do việc phê duyệt điều chỉnh dự toán khó khăn, nên tạm coi không thể thay đổi quyết định phê duyệt dự toán).
ví dụ 1: Chi phí kiểm toán
Dự toán lấy chi phí xây lắp để tính ra hệ số % khi tính chi phí kiểm toán.
Quyết toán tính theo thông tư 19/2011/TT-BTC về tính phí kiểm toán: lấy tổng mức đầu tư để tính ra hệ số %.
Ví dụ 2: Chi phí Khảo sát địa hình,
Theo dự toán tính:
Đo vẽ mặt cắt ngang: địa hình cấp VI.
Đo vẽ mặt cắt dọc: địa hình cấp V (sai, vì chẳng khi nào đo vẽ mặt cắt dọc và đo vẽ mặt cắt ngang lại không cùng một cấp địa hình cả)
Theo Quyết toán và các biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát, báo cáo khảo sát địa hình...
Đo vẽ mặt cắt ngang: địa hình cấp VI.
Đo vẽ mặt cắt dọc: địa hình cấp VI.
Thứ lỗi cho tôi chứ cái nguyên tắc Giá trị quyết toán <= giá trị hợp đồng (giá trị cuối cùng) <= giá trị dự toán được duyệt (giá trị cuối cùng) là cái thứ tào lao, chẳng theo nguyên tắc nào cả cho nên cũng chẳng có gì để chứng minh nó đúng hay nó sai.
Anh kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành khác với kiểm toán theo nhu cầu cho dự toán công trình.
VD 2 của anh càng sai vì nó không cùng bản chất. nếu anh đã khẳng định dọc ngang phải cùng tỷ lệ thì việc đầu tiên là anh phải làm lại nhiệm vụ khảo sát->sửa lại đơn giá.
Bản chất dự toán là để quản lý chi phí, không dùng để thanh toán. nếu nói như anh bạn thì tôi vứt luôn cái quy định tính dự phòng phí quá phức tạp theo thông tư 04 đi là vừa.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Về cơ bản, nguyên tắc quyết toán đã được Bộ Tài chính quy định rõ theo Thông tư 19/2011/T-BTC và mới đây nhất là được quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Như thế, rõ ràng khi quyết toán phải căn cứ vào loại hợp đồng, loại hợp đồng phải đúng theo Kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt.
Như bác naat đã đề cập ở bài dưới, chẳng có quy định nào quy định khi quyết toán thì phải theo nguyên tắc giá trị hợp đồng <= giá trị dự toán.

Mọi người cùng tiếp tục thảo luận, đưa vào những trường hợp cụ thể gặp phải ngoài thực tế để có thể mổ xẻ rõ hơn
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bên tôi vừa ký quyết toán 1 hợp đồng đo đạc hiện trạng. Hợp đồng = dự toán. giá trị Quyết toán thì vượt giá trị hợp đồng, lý do: khối lượng đo đạc trong dự toán là 100m2, thực tế đo được là 120m2. Hiện trạng 120m2 được Sở TNMT thẩm định, UBND phường xác nhận không có tranh chấp.
Nguyên tắc cơ bản trong quản lý chi phí là người thực việc thực, có làm có ăn, ngoài ra hợp đồng cho phép điều chỉnh thế nào thì điều chỉnh như thế. Có trường hợp thì phải ký phụ lục bổ sung, có trường hợp chỉ cần nghiệm thu khối lượng là được. Vì thế các anh cần bám vào điều kiện của hợp đồng chứ không nên nói đến Luật rừng.
Hợp đồng là 1 quan hệ dân sự, chỉ có nguyên tắc: bình đẳng, tự nguyện, thiện chí và trung thực. Trước pháp luật mọi người bình đẳng, chủ đầu tư - nhà thầu - kiểm toán đều phải tuân thủ nguyên tắc trên đã được quy định trong Bộ Luật dân sự khi giao kết hợp đồng.
 
Last edited by a moderator:

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Theo mục 2 điều 30 của 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng:
2. Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán được duyệt kể cả phần điều chỉnh, bổ sung theo quy định của hợp đồng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như thế có nghĩa là giá trị quyết toán phải <= Min (dự toán được duyệt; hợp đồng đã ký).
Không biết em hiểu thế có đúng không?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Theo mục 2 điều 30 của 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng:

Như thế có nghĩa là giá trị quyết toán phải <= Min (dự toán được duyệt; hợp đồng đã ký).
Không biết em hiểu thế có đúng không?
Khi nói là Giá trị quyết toán là nhỏ nhất thì bạn hiểu cái đoạn này thế nào nhỉ: kể cả phần điều chỉnh, bổ sung theo quy định của hợp đồng đã ký kết
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Ở đây mọi người phải hiểu là giá trị Quyết toán so với giá trị hợp đồng đã ký kết (trong đó phải bao gồm cả giá trị phụ lục hợp đồng bổ sung nếu có). Các công trình mình đã Quyết toán thì giá trị Quyết toán cuối cùng luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị hợp đồng (trong đó đã có cả giá trị phụ lục hợp đồng bổ sung rồi). Trường hợp giá trị Quyết toán mà lại lớn hơn giá trị hợp đồng thì quả là lạ thật.
Theo Tân thì trường hợp nào phải ký phụ lục hợp đồng? trường hợp nào không phải ký phụ lục hợp đồng bổ sung? hay tất cả trường hợp đều phải ký phụ lục bổ sung? Quy định ở đâu?
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Chào các bạn,
Không biết ở các địa phương khác thế nào, chứ các dự án có nguồn vốn ngân sách ở chỗ tôi, không cho phép thanh toán vượt dự toán được duyệt. Điều này được hiểu là đến thời điểm thanh toán, nếu dự toán (hoặc dự toán điều chỉnh gần nhất) nhỏ hơn số liệu đề nghị thanh toán thì chỉ được phép thanh toán trong phạm vi dự toán được duyệt.
Đến thời điểm quyết toán dự án cũng thế. Nếu giá trị quyết toán lớn hơn giá trị dự toán được duyệt (bao gồm cả điều chỉnh nhé) thì phần tăng thêm sẽ không được thanh toán. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch của Kho bạc Nhà nước.
(Nguyên tắc này được thực hiện theo quy định về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước)

Kết luận: Giá trị quyết toán là bao nhiêu phải căn cứ vào khối lượng nghiệm thu và hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, khi nó vượt dự toán được duyệt thì cần điều chỉnh dự toán để đủ căn cứ thanh toán qua Kho bạc. Trường hợp bạn không thanh toán qua Kho bạc thì không bàn đến vấn đề này mà tùy thuộc vào Người quản lý vốn quyết định.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Chào các bạn,
Không biết ở các địa phương khác thế nào, chứ các dự án có nguồn vốn ngân sách ở chỗ tôi, không cho phép thanh toán vượt dự toán được duyệt. Điều này được hiểu là đến thời điểm thanh toán, nếu dự toán (hoặc dự toán điều chỉnh gần nhất) nhỏ hơn số liệu đề nghị thanh toán thì chỉ được phép thanh toán trong phạm vi dự toán được duyệt.
Đến thời điểm quyết toán dự án cũng thế. Nếu giá trị quyết toán lớn hơn giá trị dự toán được duyệt (bao gồm cả điều chỉnh nhé) thì phần tăng thêm sẽ không được thanh toán. Đây là nguyên tắc bất di bất dịch của Kho bạc Nhà nước.
(Nguyên tắc này được thực hiện theo quy định về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước)

Kết luận: Giá trị quyết toán là bao nhiêu phải căn cứ vào khối lượng nghiệm thu và hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, khi nó vượt dự toán được duyệt thì cần điều chỉnh dự toán để đủ căn cứ thanh toán qua Kho bạc. Trường hợp bạn không thanh toán qua Kho bạc thì không bàn đến vấn đề này mà tùy thuộc vào Người quản lý vốn quyết định.
Xin hỏi thêm là kho bạc chỗ bạn làm theo lệ hay làm theo Luật. vì tôi thấy Thông tư 86 có nói gì về việc quyết toán vượt dự toán hay thanh toán vượt dự toán đâu?
1.2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:
Thanh toán trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm được phê duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng.
1.5. Đối với hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm (%):
Thanh toán theo tỷ lệ (%) của giá hợp đồng. Tỷ lệ (%) cho các lần thanh toán do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu số tiền bằng tỷ lệ (%) giá trị công trình hoặc giá trị khối lượng công việc đã hoàn thành được quy định trong hợp đồng.
1.8. Hồ sơ thanh toán:
Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm:
- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu (phụ lục số 03.a kèm theo).
Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng tính giá trị khối lượng phát sinh (nếu có) ngoài phạm vi hợp đồng đã ký kết đề nghị thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu và đại diện tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu (phụ lục số 04 kèm theo).
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư hoặc thanh toán tạm ứng - phụ lục số 05 kèm theo.
- Chứng từ chuyển tiền ban hành theo quy định hệ thống chứng từ kế toán của Bộ Tài chính.
Tôi nghĩ ở thời điểm sắp chuyển sang Luật đấu thầu mới với các quy định mới về hợp đồng mở hơn mà vẫn còn tư duy theo lệ hoặc hướng dẫn trái Luật thế này thì đừng hỏi tại sao nợ đọng XDCB vẫn tăng cao
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
em xin lỗi các bác là đã đọc văn bản theo kiểu đau bụng uống nhân sâm:
Điều 12. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán của Kho bạc nhà nước
6. Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án
 

traita0

Thành viên năng động
Tham gia
18/9/07
Bài viết
50
Điểm thành tích
8
Tuổi
41
Điều 12. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán của Kho bạc nhà nước
6. Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án

Đang định vào comment vài nội dung, nhưng thấy bác naat chốt câu này nên thôi.
 

Top