Quyết toán gói thầu khi Chủ đầu tư đã thay đổi giá gói thầu?

KieuManhTu

Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
18/9/08
Bài viết
170
Điểm tích cực
171
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Tôi có tình huống như sau:

Chủ đầu tư là Chi cục phát triển nông thôn của 1 tỉnh.
Đơn vị thi công: là một công ty hoạt động ở địa phương.
Giá gói thầu (3,5 tỷ) lập vào tháng 2/2011, sử dụng giá tháng 2 tại địa phương.

Đến tháng 10/2011, đơn vị thi công được chỉ định thầu thi công gói thầu (giá gói thầu phê duyệt là 3,5 tỷ). Hồ sơ đề xuất của nhà thầu lập theo đúng dự toán (sử dụng file mềm của giá gói thầu - giá đúng là của tháng 2/2011). Lúc này Chủ đầu tư chưa điều chỉnh giá gói thầu về mặt bằng tháng 10/2011.
Hợp đồng ký theo đơn giá điều chỉnh.

Tháng 7/2012, trong khi nhà thầu đang thi công, chủ đầu tư (thuê tư vấn) lập bù giá theo từng thời điểm thi công, nhưng bù giá theo giá của tháng 2 chứ không phải tại thời điểm đấu thầu (tháng 10). Chủ đầu tư đã phê duyệt dự toán này, và UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh giá gói thầu này (tăng 1,5 tỷ). Đơn vị thi công đã ký được phụ lục hợp đồng với CĐT về giá trị tăng lên này.

Khi quyết toán, đơn vị thi công sử dụng luôn dự toán được điều chỉnh để làm quyết toán (cũng là phụ lục hợp đồng). Như vậy, quyết toán gói thầu đang bù giá với giá gốc là tháng 2/2011 chứ không phải là so sánh trong phạm vi 28 ngày so với thời điểm đóng thầu (là tháng 10/2011).

Như vậy, khi kiểm toán, thẩm tra quyết toán, thanh tra vào cuộc, nhà thầu có được ghi nhận giá trị bù này không? Dựa trên văn bản nào để bảo vệ? Vì rõ ràng việc bù giá hợp đồng đang không tuân theo TT09/2008 và TT08/2010?

Đang rất cần sự tư vấn giúp đỡ của anh chị em.
 
Last edited by a moderator:
Bạn phân biệt giá dự toán với giá hợp đồng. QUyết toán bạn cứ làm theo HĐ thui.
 
  • Like
Các tương tác: vna
Có nhiều văn bản của Bộ Xây dựng, Vụ Kinh tế xây dựng về vấn đề này. Em tham khảo file đính kèm xem có giải quyết được vấn đề không? Nếu không ta lại tìm thêm một số văn bản khác hoặc công ty em có thể gửi văn bản hỏi BXD trực tiếp.

Thời điểm điều chỉnh là thời điểm 28 ngày trước ngày hết hạn nộp hồ sơ thanh toán quy định trong hợp đồng; Giá thời điểm điều chỉnh là giá cả thị trường nơi xây dựng công trình hoặc thông báo giá xây dựng của địa phương tại thời điểm điều chỉnh.
Thời điểm gốc là thời điểm 28 ngày trước ngày đóng thầu. Giá thời điểm gốc là giá max của giá trong hợp đồng và giá cả thị trường nơi xây dựng công trình hoặc thông báo giá xây dựng của địa phương.
Em lưu ý các hợp đồng ký sau khi Thông tư số 09/2008/TT-BXD có hiệu lực thì không thực hiện theo Thông tư này nhé.

Cái đoạn này nó thế nào ấy nhỉ: Hồ sơ đề xuất của nhà thầu lập theo đúng dự toán (sử dụng file mềm của giá gói thầu - giá đúng là của tháng 2/2011). Lúc này Chủ đầu tư chưa điều chỉnh giá gói thầu về mặt bằng tháng 10/2011.
 

File đính kèm

Nếu trường hợp này có thêm điều kiện:
- Thời điểm tháng 10/2011: Chủ đầu tư không điều chỉnh dự toán về mặt bằng là tháng 10/2011 mà vẫn giữ nguyên dự toán T2/2011. Lý do: nếu điều chỉnh thì vượt tổng mức đầu tư, làm chậm tiến độ thi công...
Chủ đầu tư có thêm văn bản: Nếu nhà thầu trúng thầu, sau khi ký hợp đồng sẽ được bù giá theo thời điểm khi thi công so với thời điểm lập dự toán gói thầu.
Đến tháng 7/2012 Chủ đầu tư lập bù giá thời điểm theo từng thời điểm thi công so với thời điểm tháng 2/2011.
Như vậy:
+ Nhà thầu có được thanh toán phần bù giá này không?
+ Chủ đầu tư ra công văn này có hợp lý không?
 
Nếu trường hợp này có thêm điều kiện:
- Thời điểm tháng 10/2011: Chủ đầu tư không điều chỉnh dự toán về mặt bằng là tháng 10/2011 mà vẫn giữ nguyên dự toán T2/2011. Lý do: nếu điều chỉnh thì vượt tổng mức đầu tư, làm chậm tiến độ thi công...
Chủ đầu tư có thêm văn bản: Nếu nhà thầu trúng thầu, sau khi ký hợp đồng sẽ được bù giá theo thời điểm khi thi công so với thời điểm lập dự toán gói thầu.
Đến tháng 7/2012 Chủ đầu tư lập bù giá thời điểm theo từng thời điểm thi công so với thời điểm tháng 2/2011.
Như vậy:
+ Nhà thầu có được thanh toán phần bù giá này không?
+ Chủ đầu tư ra công văn này có hợp lý không?
Tôi có ý kiến về trường hợp trên thế này: Về văn bản của Chủ đầu tư là ổn (tuy nhiên để cho phù hợp thì văn bản này phải ký vào tháng 02/2011 trước thời điểm ký kết hợp đồng), và việc cho phép bù giá này phải được ghi rõ trong điều khoản thanh toán của hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh ký kết giữa Chủ đầu tư và nhà thầu thi công. Do việc cho phép bù giá này sẽ vượt chi phí dự phòng và vượt Tổng mức đầu tư nên trong quá trình thi công sẽ phải làm thủ tục điều chỉnh dự toán và ông Chủ đầu tư sẽ phải xin phép cấp Quyết định đầu tư điều chỉnh tổng mức đầu tư của công trình mới được phép phê duyệt dự toán bổ sung này và ký phụ lục hợp đồng. Như vậy, thủ tục có vẻ xong và phần bù giá này sẽ được thanh toán cho nhà thầu.
Tuy nhiên, lật lại việc Chủ đầu tư trước đây khi trình Cấp quyết định đầu tư kế hoạch đấu thầu công trình này. Tại sao bộ phận chuyên môn Quản lý dự án của ông Chủ đầu tư biết công trình này khi triển khai sẽ vượt tổng mức đầu tư mà không tham mưu để tổ chức điều chỉnh dự toán, phê duyệt lại và trình điều chỉnh dự án (trong đó đã có xin điều chỉnh tổng mức đầu tư) rồi. Vấn đề này phải xem lại cách điều hành.
 
E thì hơi đắn đo chỗ này :"Đến tháng 10/2011, đơn vị thi công được chỉ định thầu thi công gói thầu (giá gói thầu phê duyệt là 3,5 tỷ). Hồ sơ đề xuất của nhà thầu lập theo đúng dự toán (sử dụng file mềm của giá gói thầu - giá đúng là của tháng 2/2011). Lúc này Chủ đầu tư chưa điều chỉnh giá gói thầu về mặt bằng tháng 10/2011." Chỉ định thầu 10/2011 mà Nhà thầu lại làm hồ sơ đề xuất theo 2/2011, nghe có vẻ không hợp lý lắm phải ko các bác?
 
Tôi có tình huống như sau:

...
Khi quyết toán, đơn vị thi công sử dụng luôn dự toán được điều chỉnh để làm quyết toán (cũng là phụ lục hợp đồng). Như vậy, quyết toán gói thầu đang bù giá với giá gốc là tháng 2/2011 chứ không phải là so sánh trong phạm vi 28 ngày so với thời điểm đóng thầu (là tháng 10/2011).

Như vậy, khi kiểm toán, thẩm tra quyết toán, thanh tra vào cuộc, nhà thầu có được ghi nhận giá trị bù này không? Dựa trên văn bản nào để bảo vệ? Vì rõ ràng việc bù giá hợp đồng đang không tuân theo TT09/2008 và TT08/2010?

Đang rất cần sự tư vấn giúp đỡ của anh chị em.

Về mặt pháp lý các bên đã thực hiện sai việc điều chỉnh giá gói thầu, do đó hoàn toàn có khả năng bị cắt giảm khi thanh tra, kiểm toán vào cuộc.
Tuy nhiên, giá trị dự toán điều chỉnh, giá gói thầu điều chỉnh đã được cấp quyết định đầu tư phê duyệt, do đó trường hợp này vẫn có thể quyết toán được. Bởi vì quyền hạn quyết toán nằm trong tay của chính cấp quyết định đầu tư.
Nhưng các bạn phải hiểu rõ bản chất là chính đơn vị quyết định đầu tư khi quyết định vấn đề này đã sai, nên khi thanh tra, kiểm toán vẫn có thể bị thu hồi như thường.

Nếu trường hợp này có thêm điều kiện:
- Thời điểm tháng 10/2011: Chủ đầu tư không điều chỉnh dự toán về mặt bằng là tháng 10/2011 mà vẫn giữ nguyên dự toán T2/2011. Lý do: nếu điều chỉnh thì vượt tổng mức đầu tư, làm chậm tiến độ thi công...
Chủ đầu tư có thêm văn bản: Nếu nhà thầu trúng thầu, sau khi ký hợp đồng sẽ được bù giá theo thời điểm khi thi công so với thời điểm lập dự toán gói thầu.
Đến tháng 7/2012 Chủ đầu tư lập bù giá thời điểm theo từng thời điểm thi công so với thời điểm tháng 2/2011.
Như vậy:
+ Nhà thầu có được thanh toán phần bù giá này không?
+ Chủ đầu tư ra công văn này có hợp lý không?

- Chủ đầu tư ra văn bản này không hợp lý cả về mặt logic cũng như giá trị pháp lý.
Thứ nhất: Trong tài liệu hướng dẫn chỉ định thầu (mời thầu) không bao giờ có thông tin cho biết về thời điểm lập dự toán, đơn giá sử dụng lập dự toán và dự toán kèm theo của gói thầu. Vì vậy, rất là mù mờ khi nói sẽ cho nhà thầu được bù giá so với thời điểm lập dự toán.

Thứ hai: Tại thời điểm mời thầu/chỉ định thầu (tháng 10/2011) Chủ đầu tư và Nhà thầu đều đủ năng lực để xác định đơn giá vật liệu, nhân công, máy tại thời điểm này, CHủ đầu tư đề nghị Nhà thầu đề xuất giá hợp lý cho gói thầu mà mình thực hiện chứ không phải đề xuất giá theo thời điểm lập dự toán (nếu Nhà thầu biết về dự toán thì tức là có thông đồng xảy ra rồi còn gì!). Do đó về mặt logic không thể nào Nhà thầu biết để mà lập một cái giá chào thầu tương ứng với thời điểm dự toán được.

Em đã từng gặp trường hợp tương tự như thế này ở một gói thầu trong một dự án gồm nhiều gói thầu; lúc này kế hoạch đấu thầu gói thầu xây lắp này đã được cấp quyết định đầu tư phê duyệt ban hành và Chủ đầu tư đang tổ chức đấu thầu thì có công văn cho phép bù giá nhân công, máy thi công của UBND tỉnh. Chủ đầu tư lúc đó có văn bản đúng như anh Hùng nói, sau đó phê duyệt kết quả đấu thầu và tiến hành ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu, trong đó nêu rõ phần khối lượng bù giá sẽ lập phụ lục hợp đồng bổ sung sau làm căn cứ cho việc thanh toán. Chỉ khác một chút là gói thầu này phê duyệt dự toán bổ sung không vượt Tổng mức đầu tư của dự án nên Chủ đầu tư phê duyệt dự toán luôn chứ không trình điều chỉnh tổng mức đầu tư. Gói thầu này thi công hoàn thành và tiến hành các thủ tục Quyết toán bình thường.

Việc quyết toán bình thường vẫn có thể êm đẹp, không có nghĩa là việc thực hiện của Chủ đầu tư như trên là đúng.

Lật ngược vấn đề, nếu đây là gói thầu đấu thầu, 10 nhà thầu tham gia thì 9 nhà lấy giá tháng 10/2011 nên trật, nhà thầu trúng thầu áp giá tháng 2/2011 nên phù hợp với dự toán, nhỏ hơn giá gói thầu được duyệt và trúng thầu. Thế nhưng, sau này chính nhà thầu này lại được quyết toán với giá hợp đồng điều chỉnh còn lớn hơn hoặc ít nhất là bằng với giá tại thời điểm tháng 10/2011. Vậy có oan uổng cho 9 nhà thầu kia không? Người của Chủ đầu tư tiết lộ cho Nhà thầu trúng thầu biết dự toán được lập tháng 2/2011 (chắc chắn có chuyện này) có phải xem xét sự thông đồng?
Các văn bản quy định của Bộ Xây dựng ban hành đều yêu cầu phải lập, phê duyệt lại dự toán, giá gói thầu trước khi đấu thầu, kể cả văn bản về hướng dẫn điều chỉnh dự toán của các tỉnh cúng yêu cầu như thế, vậy mà Chủ đầu tư lờ đi, vẫn tổ chức đấu thầu và hợp lý hóa chỉ bằng một công văn thì chắc hẳn là vi phạm các quy định về việc quản lý chi phí rồi.
 
Việc bù giá vật liệu trong gói thầu được thực hiện theo nguyên tắc: Giá quyết toán = (giá tại thời điểm thi công)-(giá thông báo tại thời điểm 28 ngày trước dự thầu) + giá vật tư dự thầu.
Với nguyên tắc bù giá này nhà thầu chào giá thấp hay cao cũng chỉ được bù một con số nhất định, bằng giá thay đổi theo thông báo giá. Như vậy, sẽ không làm ảnh hưởng tới giá dự thầu ban đầu!
 
Chủ đầu tư ra văn bản này không hợp lý cả về mặt logic cũng như giá trị pháp lý.
Thứ nhất: Trong tài liệu hướng dẫn chỉ định thầu (mời thầu) không bao giờ có thông tin cho biết về thời điểm lập dự toán, đơn giá sử dụng lập dự toán và dự toán kèm theo của gói thầu. Vì vậy, rất là mù mờ khi nói sẽ cho nhà thầu được bù giá so với thời điểm lập dự toán.

Thứ hai: Tại thời điểm mời thầu/chỉ định thầu (tháng 10/2011) Chủ đầu tư và Nhà thầu đều đủ năng lực để xác định đơn giá vật liệu, nhân công, máy tại thời điểm này, CHủ đầu tư đề nghị Nhà thầu đề xuất giá hợp lý cho gói thầu mà mình thực hiện chứ không phải đề xuất giá theo thời điểm lập dự toán (nếu Nhà thầu biết về dự toán thì tức là có thông đồng xảy ra rồi còn gì!). Do đó về mặt logic không thể nào Nhà thầu biết để mà lập một cái giá chào thầu tương ứng với thời điểm dự toán được.
- Đề bài là Nhà thầu nộp HSĐX theo giá T2/2011 thì tức là cả làng đều biết rõ về dự toán. Cái này gọi là COCC (Con ông cháu cha).
- Cái hay là biết như vậy nhưng làm sao có cách giải quyết cho trường hợp này, ổn thõa giữa lợi ích của CĐT và Nhà thầu, không ảnh hưởng đến tiến độ khởi công, nhất là tiến độ giải ngân...
 
Trường hợp này vẫn có cách giải quyết ổn thỏa, không ảnh hưởng đến tiến độ khởi công, tiến độ giải ngân, phù hợp với quy định của pháp luật đối với dự án vốn ngân sách Nhà nước, cuongden37 có muốn biết không nạ?
 
Tại một số văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán mà tôi đọc được, thì trường hợp đang tổ chức đấu thầu nhưng chưa ký hợp đồng Chủ đầu tư phải tổ chức lập điều chỉnh dự toán, điều chỉnh giá gói thầu rồi mới tiếp tục đấu thầu.

Thực tế, việc lựa chọn nhà thầu vẫn có thể được tiến hành, nhưng việc bù giá thì không! Không một quy định nào cho phép Chủ đầu tư được phép bù giá cho khoảng chênh lệch giữa giá dự thầu (của Nhà thầu) và giá tại thời điểm đấu thầu (được tính từ các cơ sở dữ liệu của Nhà nước cung cấp). Vì nếu điều đó xảy ra, việc đấu thầu không còn có ý nghĩa gì (về mặt giá gói thầu).

Ngoài ra, dự toán không đóng bất cứ một vai trò gì trong quá trình lựa chọn nhà thầu, vì vậy không thể là căn cứ cho việc điều chỉnh giá.
 
Tại một số văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán mà tôi đọc được, thì trường hợp đang tổ chức đấu thầu nhưng chưa ký hợp đồng Chủ đầu tư phải tổ chức lập điều chỉnh dự toán, điều chỉnh giá gói thầu rồi mới tiếp tục đấu thầu.

Thực tế, việc lựa chọn nhà thầu vẫn có thể được tiến hành, nhưng việc bù giá thì không! Không một quy định nào cho phép Chủ đầu tư được phép bù giá cho khoảng chênh lệch giữa giá dự thầu (của Nhà thầu) và giá tại thời điểm đấu thầu (được tính từ các cơ sở dữ liệu của Nhà nước cung cấp). Vì nếu điều đó xảy ra, việc đấu thầu không còn có ý nghĩa gì (về mặt giá gói thầu).

Ngoài ra, dự toán không đóng bất cứ một vai trò gì trong quá trình lựa chọn nhà thầu, vì vậy không thể là căn cứ cho việc điều chỉnh giá.
Tôi đọc các bài viết bạn trao đổi với các anh em thì nhận thấy bài viết của bạn có thể mâu thuẫn có phải không? Lúc thì bạn nói "trường hợp đang tổ chức đấu thầu nhưng chưa ký hợp đồng Chủ đầu tư phải tổ chức lập điều chỉnh dự toán, điều chỉnh giá gói thầu rồi mới tiếp tục đấu thầu", còn câu sau thì lại nói "thực tế, việc lựa chọn nhà thầu vẫn có thể được tiến hành". Như vậy, Chủ đầu tư vẫn tiến hành bình thường thì có bị sai hay không? Bạn nói là quy định tại một số văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán mà bạn đọc được, xin viện dẫn cụ thể những điều khoản cho mọi người biết rõ những văn bản đó không?
 
Có gì mâu thuẫn đâu bác pth911.
Đoạn văn thứ nhất: Nếu Chủ đầu tư muốn điều chỉnh dự toán thì việc đó phải được thực hiện ngay, dù đang tổ chức đấu thầu, không thể viện dẫn việc mình đang tổ chức đấu thầu để làm lý do không điều chỉnh dự toán.

Đoạn văn thứ hai: Thực tế rất hiếm khi Chủ đầu tư tổ chức lập lại dự toán, họ vẫn tiến hành đấu thầu, lựa chọn nhà thầu. Việc làm này không sai. Nhưng nếu sau đó mới điều chỉnh dự toán, thậm chí là đòi bù giá gói thầu thì không ổn chút nào. Cái này cần tôn trọng thời điểm gốc được tính bù giá (các bạn xem thêm công văn số 93 mà anh Thế Anh đã post ở trên).

Ví dụ văn bản về tình huống đang đấu thầu mà cần điều chỉnh dự toán: Công văn hướng dẫn của Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh.
 

File đính kèm

Back
Top