Sai số cho phép?

tranki_O

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
5/5/08
Bài viết
16
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
47
Xin hòi các bạn là khi tính toán khối lượng thì sai số cho phép là bao nhiêu, có văn bản, tiêu chuẩn nào nêu vấn đề này chưa?

Tôi lấy 1 ví dụ: Khi tính khối lượng 1 đập đất với :
- chiều dài L tính toán là : 1500 mm
- diện tích đo được (trên AutoCAD) là : 365.9875 mm2
V=1500*365.9875= 548981.25 mm2
nhưng nếu tính ra m2 thì chỉ là 0.549m2 như vậy là có sai số
Khổ chính vì cái sai số đó:
nếu lấy 2 chữ số sau dấu phảy và 3 chữ số sau dấu phảy thì sai lệch là 0.001m2, ông Kiểm toán bắt bẻ phần chênh lệch đó.
Tất nhiên, với chiều dài lớn thì sai số càng lớn.
Vậy, các bác cho hỏi: Có văn bản, tiêu chuẩn nào quy định lấy bao nhiêu chữ số sau dấu phải, đơn vị tính toán "chuẩn" là m hay mm?

 
Xin hòi các bạn là khi tính toán khối lượng thì sai số cho phép là bao nhiêu, có văn bản, tiêu chuẩn nào nêu vấn đề này chưa?

Tôi lấy 1 ví dụ: Khi tính khối lượng 1 đập đất với :
- chiều dài L tính toán là : 1500 mm
- diện tích đo được (trên AutoCAD) là : 365.9875 mm2
V=1500*365.9875= 548981.25 mm2
nhưng nếu tính ra m2 thì chỉ là 0.549m2 như vậy là có sai số
Khổ chính vì cái sai số đó:
nếu lấy 2 chữ số sau dấu phảy và 3 chữ số sau dấu phảy thì sai lệch là 0.001m2, ông Kiểm toán bắt bẻ phần chênh lệch đó.
Tất nhiên, với chiều dài lớn thì sai số càng lớn.
Vậy, các bác cho hỏi: Có văn bản, tiêu chuẩn nào quy định lấy bao nhiêu chữ số sau dấu phải, đơn vị tính toán "chuẩn" là m hay mm?


Bạn bị nhầm chỗ V có đơn vị là mm3 hoặc là m3. Nhưng nếu bạn tính khối lượng đào đắp đập thì theo công văn 737 đơn vị tính là m3, các chiều dài phải là m, các diện tích phải là m2 chứ không dùng mm. Bạn phải dựa vào đơn vị trong định mức.

Ở đây có sự sai lệch do cách tính của bạn: Diện tích bạn đo trên Cad sẽ chính xác đến mấy chữ số sau dấu phẩy và lại sử dụng đơn vị mm2 nếu làm tròn thành m2 sẽ có sự sai lệch về con số.

Bạn có thể khắc phục bằng cách tính diện tích đó theo m2, lấy chiều dài theo m để tính và diễn giải cụ thể diện tích mặt cắt đập. Lưu ý bạn lấy kích thước hình học trong bản vẽ chứ không đo trong Cad.

Bạn tham khảo thêm công văn 737/BXD ngày 22/04/2008 Hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình. CV này có trên diễn đàn bạn chịu khó tìm và tải về nhé.

Theo CV 737/BXD:

1.6. Đơn vị tính: Tuỳ theo yêu cầu quản lý và thiết kế được thể hiện, mỗi một khối lượng xây dựng sẽ được xác định theo một đơn vị đo phù hợp có tính tới sự phù hợp với đơn vị đo của công tác xây dựng đó trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình. Đơn vị đo theo thể tích là m3; theo diện tích là m2; theo chiều dài là m; theo số lượng là cái, bộ, đơn vị,...; theo trọng lượng là tấn, kg...

Trong trường hợp sử dụng đơn vị tính khác với đơn vị tính thông dụng (Inch, Foot, Square foot,...) thì phải có thuyết minh bổ sung và quy đổi về đơn vị tính thông dụng nói trên.

Ai có cao kiến xin tiếp tục!
 
Lấy diện tích trên Autocad rất dễ bị sai sót do bản vẽ không chính xác tỷ lệ hay bắt điểm không chuẩn thì sai lệch là không tránh khỏi.
 
Cảm ơn các bạn đã trả lời.
Tôi xin hỏi thêm,
1. Khi tính thép nếu tính theo kg là 123456.78 kg, nhưng nếu đơn vị tính là (T) thì kết quả lại là : 123.46tấn, vậy sai số 3.22kg được bù vào đâu? Tất nhiên với 3.22kg là khối lượng ít nhưng nếu nhân với số cấu kiện là 1000 thì con số đó không hề nhỏ.
2. Có quy định nào nói rõ việc lấy 2, 3 hay 4 chữ số sau dấu phải không?
Tôi muốn hỏi rõ vì nếu không có quy định thì sẽ có những cách lấy độ chính xác khác nhau-----> tranh cãi.

@to:Phuong Chinh
Tôi giả sử trường hợp đo chính xác, Ở đây tôi muốn nói tới cách lấy độ chính xác cơ mà.
 
1. Khi tính thép nếu tính theo kg là 123456.78 kg, nhưng nếu đơn vị tính là (T) thì kết quả lại là : 123.46tấn, vậy sai số 3.22kg được bù vào đâu? Tất nhiên với 3.22kg là khối lượng ít nhưng nếu nhân với số cấu kiện là 1000 thì con số đó không hề nhỏ.
Bạn ơi mình nhớ ngày trước đi học thầy giáo có nói rằng có 1 nguyên tắc làm tròn số là " không được làm tròn số trước phép nhân" như trường hợp trên thì bạn nhân số cấu kiện trước sau đó mới làm tròn.
Còn ở sau dấu phẩy ý mà thông thường mình thấy người ta lấy 3 số sau dấu phẩy. còn có quy định ở đâu không thì ... mình chưa được đọc bao giờ.
Chúc bạn may mắn!
 
Rất tiếc là trong kỹ thuật không có chuyện "nghe thày giáo bảo" hay "tham khảo giáo trình" mà cần có quy phạm, tiêu chuẩn, văn bản pháp luật quy định cơ bạn ạ. Nếu cứ làm theo cảm tính hay "nghe đồn" thì dễ "dính chưởng" lắm.
 
Cảm ơn các bạn đã trả lời.
Tôi xin hỏi thêm,
1. Khi tính thép nếu tính theo kg là 123456.78 kg, nhưng nếu đơn vị
tính là (T) thì kết quả lại là : 123.46tấn, vậy sai số 3.22kg được bù
vào đâu? Tất nhiên với 3.22kg là khối lượng ít nhưng nếu nhân với số
cấu kiện là 1000 thì con số đó không hề nhỏ.
2. Có quy định nào nói rõ việc lấy 2, 3 hay 4 chữ số sau dấu phải không?<br>
Tôi muốn hỏi rõ vì nếu không có quy định thì sẽ có những cách lấy độ chính xác khác nhau-----&gt; tranh cãi.

Theo mình tìm hiểu thì không có quy định lấy 2, 3 hay 4 chữ số sau dấu phẩy trong tính toán đo bóc tiên lượng, mọi con số lấy thế nào cũng chỉ là tương đối. Với trường hợp mà phải nhân với 1000 cấu kiện như bạn thì nên nhân rồi hãy làm tròn.

Mà để không phải tranh cãi với mấy ông kiểm toán chỉ giỏi bắt bẻ những chỗ nhỏ nhặt theo kiểu này thì mình nghĩ lần sau lập dự toán bạn cứ để nguyên những con số sau dấu phẩy như vậy, không làm tròn làm gì.
 
Cũng không hẳn là như vậy nhân xong mới làm tròn đâu. Các bác làm nhiều trên bảng tính Excel chắc chắn đã gặp trường hợp là nếu cộng theo hàng trên Excel sẽ cho kết quả khác với cộng tay khi in ra giấy. Và "ông" Kiểm toán, Ngân hàng, Kho bạc thì cứ phải giống y chang nhau thì mới được chấp nhận. Mệt là ở chố đó. Mình mà dùng từ "gần đúng" để giải thích cho những người biết rất rõ về kỹ thuật nhưng cố tình không hiểu thì cần phải có văn bản cụ thể. Luật pháp Việt Nam không chặt chẽ như thế nên con người ta mới tìm cách hành hạ nhau.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top