Sinh viên xây dựng nên định hướng học thêm gì ngoài những môn đại cương trên lớp?

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.611
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Câu hỏi: Hiện tại đang là sinh viên năm 2 học Kinh tế xây dựng. E rất quý những lời khuyên của thầy dành cho sinh viên của mình đã chọn theo ngành Kinh tế xây dựng này. Em xin hỏi, như em là sinh viên năm 2, với đam mê ngành xây dựng thì nên định hướng học thêm những gì, những kĩ năng gì ngoài những môn học đại cương trên lớp? Em cảm ơn thầy ạ.

Trả lời:
- Em tập học cách phân phối thời gian, thu xếp sao cho việc học các môn đại cương ở trên lớp trở nên tốn ít thời gian và hiệu quả (nhiều người học ít mà điểm vẫn cao, vẫn học tốt). Mà nếu điểm đại cương không tốt lắm thì cũng đừng phiền lòng, ta tập trung cho các môn sau đi làm kiếm tiền vậy.
- Nếu có các đồ án môn học thầy giao, hãy làm thật tốt, tìm tài liệu chịu khó đọc để hiểu sâu, không để bất kỳ đồ án nào dưới 8 điểm và phải có cảm giác sau khi bảo vệ xong đồ án mình phải thật thỏa mãn, lâng lâng về hiểu biết của mình khi bảo vệ trước thầy/cô
- Tranh thủ tự học, đi học thêm, đọc các tài liệu:

1. Thành thạo Windows, tạo thư mục, sắp xếp tài liệu khoa học, tải từ trên mạng và sắp xếp tích lũy cẩn thận, cách sao chép, di chuyển tài liệu sao không mất, không thừa, khi tìm thấy ngay. Chắc bạn ko biết, tôi được đào tạo bài bản từ cách di chuột, kích chuột: Kích trái, kích phải, kích đúp...

2. Tập gõ 10 ngón: Tốc độ sao cho đạt 50 từ/phút, không nhìn bàn phím, tắt điện vẫn gõ tốt, dùng PC thì luyện tay phải nhập số thật nhanh không cần ngó. Từ năm 2 tôi đã theo học khóa học 10 buổi về dạy ngõ 10 ngón, giờ chắc không ai dạy, bạn tự tìm CD chương trình về luyện. Tapdanhmay.com

3. Ms Word: Thành thạo trình bày, định dạng, không lỗi chính tả, không thò thụt, sử dụng tốt Style, mục lục tự động, đánh số trang - phần, càng nhiều thủ thuật làm nhanh như nghệ sĩ xiếc càng tốt (tôi được đào tạo Word bài bản từ năm 1998, giờ vẫn nhiều thứ phải học), copy/paste trao đổi dữ liệu giữa Word - Excel...

4. Ms Excel: Nhập text và số vào bảng tính điêu luyện, thành thạo các hàm, chức năng. Đầu tiên là cơ bản, sau tích lũy dần các thủ thuật nâng cao, chuyên sâu. Cái này quan trọng nhất, vì ngành XD dùng nhiều (tôi được đào tạo Excel bài bản từ năm 1998, giờ vẫn nhiều thứ phải học), copy/paste trao đổi dữ liệu giữa Word - Excel... Ko cần học nhiều, học theo đề cương này: http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=48452&p=172588&viewfull=1#post172588

5. AutoCad (2D) - vẽ nhanh, vẽ đẹp, vẽ đơn giản mà tối ưu và ứng dụng được vào các đồ án, biết cách dùng tiện ích copy hình vẽ từ Cad sang Word để trình bày bài tập lớn, đồ án và sau này là Biện pháp thi công, viết giáo trình. Bắt đầu từ các video này: http://www.youtube.com/playlist?list=PLW21vt8mSLvcxmfO_mTTQhhFebzJhsPJT

6. Ms Project: Nhập số liệu vào, liên kết công việc trước sau, hiểu được về kế hoạch tiến độ (sau không chỉ là tiến độ thi công đâu, việc gì cũng cần tiến độ: Tiến độ cưới chồng/vợ, tiến độ mua nhà, xe, tiến độ cuộc đời...), copy trao đổi dữ liệu giữa Project - Cad - Word - Excel - GXD. Tài liệu đây: http://www.giaxaydung.vn/diendan/f148

7. Bộ phần mềm GXD từ khâu đầu đến khâu cuối của 1 dự án xây dựng:

+ Phần mềm Dự toán GXD: Lập dự toán. Cứ tải các giáo trình xuống thực hành, ban đầu không hiểu, nhưng làm nhiều sẽ hiểu, sẽ ngấm. Tích lũy đủ về lượng sẽ đạt nhảy vọt về chất. Giáo trình, phần mềm: http://www.giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=170068

+ Phần mềm Đấu thầu GXD: Lập giá thầu. Nhiều giáo trình tải xuống thực hành, xem video. http://giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=166544

+ Phần mềm Quản lý chất lượng GXD: Lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công... xem ở link sau: http://giaxaydung.vn/diendan/showthread.php?t=171049
...
Có nhiều người nói phần mềm dự toán này, phần mềm kia hay, miễn phí... Hãy đầu tư theo đuổi nghiên cứu GXD. Tôi khẳng định đó là phần mềm chuyên nghiệp của người làm nghề thực sự lâu dài, tư duy chuyên ngành, chuyên môn... chứ không đơn thuần cho mục đích thương mại. Bởi chính tôi đang sử dụng các phần mềm đó cho công việc. Tôi sẽ luôn cải tiến cho công việc của mình tốt hơn trước. Nghiên cứu phần mềm khác sau bạn sẽ mất công nghiên cứu lại GXD mà khó tận dụng được các tài liệu, giáo trình, chia sẻ chuyên môn rất nhiều từ GXD.

8. Lên diễn đàn giaxaydung.vn tuần một vài lần thảo luận, tìm hiểu các tính năng, thành thạo tìm kiếm dữ liệu, làm quen dần với các anh/chị/cô/bác...

9. Lúc rảnh rỗi, ngay trên lớp hoặc khi có cơ hội thì tranh thủ đứng trước các bạn bè tập phát biểu, tập diễn đạt vấn đề gì đó trước đám đông (đơn giản là thông báo lịch học hay có điểm thi, nhưng bạn cứ thử đứng trước lớp mà nói xem). Trong giao tiếp tập dùng các ngôn từ để nói cho người khác mỉm cười, hoặc thuyết phục được họ đồng ý với mình.

10. Học tiếng Anh hàng ngày, tập đọc các bài TA trên mạng, tích lũy dần từ chuyên ngành... cái món này cũng giúp ngôn ngữ tiếng Việt của bạn hay ghê lắm
...

Học nhiều chán lắm. Hãy làm thế này:
- Chán môn nọ thì chuyển cái kia, coi môn này là thư giãn, thay đổi không khí của môn kia.
- Luôn tìm cách gắn học phần mềm với tìm hiểu chuyên môn và tiếng Anh. Ví dụ: Học môn cơ kết cấu hay đồ án BTCT chán quá, lấy AutoCad ra vẽ cái sơ đồ cơ kết cấu hay cái dầm - vẽ xong thư giãn mà có khi lại nghĩ ra cách làm hoặc lấy Word trình bày lại bài tập lớn, bài thu hoạch... (sau mới chép tay - nếu thầy yêu cầu chép tay).

- Mỗi ngày học 1 ít, từ năm 2 đến khi ra trường là bạn khủng rồi, không cần phải tìm việc, xin ai - đến gặp tôi nhận ngay, cơ hội công việc tốt.

À cập nhật, trao đổi trên Facebook của tôi cũng là cách học mà thư giãn đấy. Khi cảm thấy học tốt đề cương trên rồi thì hỏi để tôi chỉ tiếp.

Thế nếu bạn sắp ra trường hoặc ra trường rồi thì sao: 5 năm sau thì bây giờ lại trở thành năm nhất của bạn. Bắt đầu bây giờ vẫn chưa muộn. Hôm qua tôi có xem bộ phim Tiền công, trong đó có câu rất hay: Thà tốn 3 năm bây giờ để mua cả mấy chục năm về sau.

Tôi đã thành công theo con đường học hành đúng như thế. Bạn nghe người thành công, đừng nghe mấy anh kỹ sư làng nhàng, lười học, lười đọc, lười nghiên cứu, lười phấn đấu... phán bừa: ôi như thế thì thành siêu nhân... bla... bla. Nhìn lại chặng đường đã qua, kể từ khi học năm 1, tôi thấy cũng chả có gì khó, chỉ là chăm chỉ, chịu khó, mỗi ngày 1 chút (vẫn chơi bời bóng ban, tán tỉnh, nghịch ngợm, nhậu nhẹt đường phố với bạn bè như thường) rồi những cái tốt đẹp sẽ tự đến...

Hãy share rộng rãi định hướng này cho bạn/bè, anh/em, nhân viên... nếu thấy OK các bạn nhé.
 

Top