Suy nghĩ về định mức !

raidboss

Thành viên mới
Tham gia
9/2/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Hiện nay hệ thống các định mức cho các ngành nghề khác là tỉ mỉ, mang lại cảm giác là chặt chẽ nhưng tôi vẫn thường có suy nghĩ.
Tại sao định mức đã đặt ra rõ ràng và thi công theo đúng như định mức, còn đơn giá thì không thể thay đổi, thì tại sao các đơn vị thi công vẫn có lãi, không những đủ lãi cho công ty còn đủ lãi để chi phí thêm cái khác ?? ( cái này ai cũng hiểu ). Các nhà thầu thường đưa ra lý giải rằng họ có biện pháp thi công tốt, kinh nghiệm dày dạn trong quản lý ... nhưng định mức được xây dựng trên cơ sở thực tiễn. hay định mức còn không bằng kinh nghiệm của các nhà thầu. Vậy Nhà thầu có lãi xuất từ đâu?
Câu hỏi nhà thầu có lãi từ đâu, hỏi nhưng rất nhiều người có câu trả lời, nhưng theo tôi là trả lời của sự tiêu cực. Sự tiêu cực thì chất lượng công trình cũng là tiêu cực.
Trong định mức nêu rất rõ ba yếu tố tiêu hao cho một công việc: Nhân công, Máy, Vật liệu.
- Máy thì là các loại máy rồi - dể hiểu
- Vật liệu tiêu hao thì làm cái gì tiêu hao cái đấy rồi - dể hiểu
- Nhân công thì hầu như tất cả đều là thợ, thợ bậc 3, 4, 5 ... Nhưng tuyệt nhiên không có công của kỹ sư, chuyên gia ... mà thi công công trình phải có những nhóm người này. Vậy họ làm không công à?
- Chi phí khác hay là chi phí chung nó là cụ thể là cái gì không thấy nói đến, nó như là khoảng bù vào cái mà không tính hết. không chính xác và thiều căn cứ.
Như đã nói trên nếu thi công đúng thì nhà thầu không có lãi. Lãi ở đâu? ở chi phí chung và chi phí khác à? Nên tiêu cực trong xây dựng khó tránh xảy ra, còn những người không có lương trong định mức nữa. không bù chỗ này đặp chỗ kia làm sao có lương cho nhóm người này?
Vậy tại sao chúng ta không thêm vào định mức lợi nhuận cho từng công việc. phải có lợi nhuận thì TC mới đúng được.
Thêm định mức cho cán bộ kỹ thuật vào từng công việc. định mức chuyện gia cho những công việc cần phải có định mức đó.
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
40
Hiện nay hệ thống các định mức cho các ngành nghề khác là tỉ mỉ, mang lại cảm giác là chặt chẽ nhưng tôi vẫn thường có suy nghĩ.
Tại sao định mức đã đặt ra rõ ràng và thi công theo đúng như định mức, còn đơn giá thì không thể thay đổi, thì tại sao các đơn vị thi công vẫn có lãi, không những đủ lãi cho công ty còn đủ lãi để chi phí thêm cái khác ?? ( cái này ai cũng hiểu ). Các nhà thầu thường đưa ra lý giải rằng họ có biện pháp thi công tốt, kinh nghiệm dày dạn trong quản lý ... nhưng định mức được xây dựng trên cơ sở thực tiễn. hay định mức còn không bằng kinh nghiệm của các nhà thầu. Vậy Nhà thầu có lãi xuất từ đâu?
Câu hỏi nhà thầu có lãi từ đâu, hỏi nhưng rất nhiều người có câu trả lời, nhưng theo tôi là trả lời của sự tiêu cực. Sự tiêu cực thì chất lượng công trình cũng là tiêu cực.
Trong định mức nêu rất rõ ba yếu tố tiêu hao cho một công việc: Nhân công, Máy, Vật liệu.
- Máy thì là các loại máy rồi - dể hiểu
- Vật liệu tiêu hao thì làm cái gì tiêu hao cái đấy rồi - dể hiểu
- Nhân công thì hầu như tất cả đều là thợ, thợ bậc 3, 4, 5 ... Nhưng tuyệt nhiên không có công của kỹ sư, chuyên gia ... mà thi công công trình phải có những nhóm người này. Vậy họ làm không công à?
- Chi phí khác hay là chi phí chung nó là cụ thể là cái gì không thấy nói đến, nó như là khoảng bù vào cái mà không tính hết. không chính xác và thiều căn cứ.
Như đã nói trên nếu thi công đúng thì nhà thầu không có lãi. Lãi ở đâu? ở chi phí chung và chi phí khác à? Nên tiêu cực trong xây dựng khó tránh xảy ra, còn những người không có lương trong định mức nữa. không bù chỗ này đặp chỗ kia làm sao có lương cho nhóm người này?
Vậy tại sao chúng ta không thêm vào định mức lợi nhuận cho từng công việc. phải có lợi nhuận thì TC mới đúng được.
Thêm định mức cho cán bộ kỹ thuật vào từng công việc. định mức chuyện gia cho những công việc cần phải có định mức đó.
Câu hỏi quá hay, vấn đề cũng hay. Là 1 nhà thầu thi công, mình xin đưa ra một vài ý kiến.
- Đúng như bạn nói thành phần hao phí trực tiếp bao gồm VL + NC +MTC, nhưng phần tỉ lệ từ phần TTPK, CPC, TN chịu thuế, CP Nhà tạm ( Thuế mình không nói nhá) nó cũng chiếm khá nhiều ( Mình lấy ví dụ công trình dân dụng : 2,5 + 6,5 + 5,5 + 1 = 15,5% rùi) . Tuy nhiên nhà thầu ko thể ăn xơi ngon lành phần này được, bạn nói Trực tiếp phí khác và chi phí Chung không rõ ràng nhưng theo mình theo TT 04/BXD, có định nghĩa đầy đủ các Chi phí này và nhà thầu phải bỏ tiền ra để làm các chi phí này, tuy nhiên theo mình ngoài lãnh định mức cho phép ( Dân dụng : 5,5%) thì nhà thầu sẽ không dùng hết tất cả các chi phí còn lại, tuy nhiên có nhiều trường hợp và nhiều công trình, đặc biệt là các công trình tầng hầm, công trình khó có khi nhà thầu phải chịu thiệt hơn các chi phí này vì lúc dự thầu không lường hết được các khả năng rỉu ro có thể xảy ra ( Bên mình vừa rùi có quyết toán 1 công trình có tầng hầm, thì nhận thấy rằng tiền điện dùng cho CT quá nhiều đến gần 700tr , trong đó thi công có 5 tháng, hóa ra kiểm tra thấy chi phí trả điện cho các giếng khoan ngầm và xử lý hạ mức nước ngầm quá nhiều...mình dẫn chứng 1 ví dụ)...Các công việc trong trực tiếp phí khác và chi phí chung là nhiều và tùy công trình có thể dùng hết hay ko dùng hết tỉ lệ này, mình giả sử là dùng hết thì cho dù sao nữa nhà thầu vẫn có phần lãi định mức cho phép để sinh lời, tuy nhiên phần lãi này cũng không phải dễ xơi, nhà thầu cũng phải bỏ tiền ra làm vì tiền tạm ứng ko đủ chi trả làm hết, chưa kể đến việc CDT giam HS thanh toán thì nhà thầu phải chịu lãi nếu như nhà thầu đi vay tiền để thi công. Như vậy qua phân tích thì ngoài CP trực tiếp nhà thầu nếu biết "Vui vén, quản lý tốt" thì sẽ có lãi ở khu vực này mà không anh hưởng đến chất lượng công trình.
- Phần tiếp mình muốn đề cập đến là CP trực tiếp, theo ĐMXDCB thì hầu hết nhà thầu sẽ không làm hết ĐM, lý do ĐMXDCB được tính toán dựa trên cách tính thống kê, tổng kết của các bác XD ngày xưa và có 1 số áp dụng ĐM của Liên Xô cũ, lúc xưa có thể do điều kiên thi công, trang thiết bị không tốt dẫn đến hao phí nhiều, hiện nay nhà thầu với công nghệ mới, trang thiết bị tốt, kỹ sư giỏi tất nhiên sẽ có nhiều cơ hội để quản lý hao phí Vật tư tốt hơn. Đây cũng là 1 phần lãi của nhà thầu, phần lãi này cũng tùy thuộc vào từng loại công trình, công trình dân dụng thì ít, giao thông thì nhiều, thủy lợi cũng nhiều, bên mình lúc xưa có làm 1 kế hoạch cho 1 công trình giao thông thì tổng kết lại phần cát, đá, cừ tràm nếu so với định mức chỉ chiêm khoảng 80% thôi, tất nhiên là phải bỏ qua vấn đề khách quan là không ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhá. Nhưng nói vậy cũng không phải ĐMXDCB phần hao phí vật liệu nào nhà thầu cũng có lời, sẽ có ĐM nhà thầu lời, có định mức nhà thầu chịu lỗ, ví dụ nếu bạn áp dụng đinh mức cho phần cọc ép hay cọc BT khoan nhồi thì tính ra 1 m dài sẽ rất cao, trong khi đó bạn khoán ra ngoài thị trường giá rẻ hơn nhiều, hay phần định mức của công tác bả, trong ĐM XDCB chỉ có 0.4 kg bột bả/m2, nhưng nhà thầu làm sao làm được, hao phí thực tế phải đến 1.1-1.2kg/m2. Đây cũng là vấn đề cho các nhà thầu khi tham gia đấu thầu, nếu dựa y theo định mức tất nhiên sẽ cao hơn nếu 1 nhà thầu khác áp dụng định mức do chính đơn vị họ lập, hiện nay các công ty lơn như Hòa Bình, Cotechcon đều đã xây dựng riêng cho mình Định mức doanh nghiệp. Như vậy có thể nhận xét nếu nhà thầu làm đúng chất lượng, có công nghệ tốt sẽ tiết kiệm được vật tư...(Bỏ qua giả định làm giảm chất lượng công trình nhá...)
- Phần tiếp đến là phần nhân công, bạn có thể để ý hiện nay chi phí nhân công khá cao, có nhiều dự toán phần nhân công cao gần bằng phần vật tư, nguyên nhân thì ai cũng biết, do có chỉ thị, có quyết định phê duyệt hệ số điều chinh rùi thế thì tôi phải làm thôi, chứ sao giờ..:D, thực tế ra thì nhân công nhà thầu khoán ra bên ngoài khá rẻ, giá khoán nhân công bên ngoài so với định mức (sau khi đã điều chỉnh hệ số) vẫn còn lời. Vì vậy đây cũng là nguyên nhân sinh lời cho nhà thầu...Tương tự như vậy phần Máy thi công, nếu các máy thi công của nhà thầu có sẵn và đã khấu hao hết thì sao, tất nhiên nhà thầu sẽ lời đúng không...Tuy nhiên không phải nhà thầu nào cũng lời phần này, phải biết cách quản lý thì nó mới sinh lời...
Như vậy có thể nhận thấy, nhiều người nói nếu thi công biết cách quản lý tốt, biện pháp tốt, kỹ thuật tốt sẽ sinh lời đúng không bạn, vấn đề nữa là bạn nói các chi phí khác, chi phí xxx, có nhiều nhà thầu khi dự thầu đã đưa luôn chi phí này vào giá rùi...:D ( Lo sợ mấy bác đòi cao quá nên đưa dự trù 1 tý, lý do hợp lý không?...)
Hiện nay trình độ của BQL, đội ngũ tư vấn khá tốt, nhiều công ty tư vấn nước ngoài, hợp đồng ràng buộc gần hết ( Hợp đồng FIDIC) do vậy lợi nhuận của nhà thầu gần như bị siết chặt tuy nhiên vẫn có lời nếu biết cách quản lý tốt...
Vài phân tích cùng bạn....
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.611
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
...Các nhà thầu thường đưa ra lý giải rằng họ có biện pháp thi công tốt, kinh nghiệm dày dạn trong quản lý ... nhưng định mức được xây dựng trên cơ sở thực tiễn. hay định mức còn không bằng kinh nghiệm của các nhà thầu. Vậy Nhà thầu có lãi xuất từ đâu?
Nền tảng tư tưởng: Nhà nước xây dựng và công bố định mức với mức bình quân tiên tiến, Nhà thầu ở mức từ trung bình khá trở nên là đáp ứng được. Như vậy nếu Nhà thầu khá hay giỏi thì sẽ thừa sức đáp ứng được định mức của Nhà nước. Khi thừa sức đáp ứng định mức Nhà nước, tức là sử dụng vật liệu ít hao hụt hơn lượng trong định mức, nhân công giỏi năng suất hơn - số công ít hơn định mức (chưa kể thanh toán của Nhà nước thì cao, nhưng thanh toán cho thợ thì thấp chẳng hạn), máy hoạt động hiệu quả hơn - số ca ít hơn định mức, khi đó hoặc là giảm giá hoặc là có lãi từ đoạn "thừa sức" đó. Ngoài ra do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên khi lập dự toán được tính trước 1 khoản gọi là Thu nhập chịu thuế tính trước, nhà thầu có thể lấy lãi từ đây. Chi phí chung, lán trại tạm - có các định mức tỷ lệ, nếu Nhà thầu được thanh toán, các khoản này mà dùng hợp lý, phần dư ra có thể lấy làm lãi.
Câu hỏi nhà thầu có lãi từ đâu, hỏi nhưng rất nhiều người có câu trả lời, nhưng theo tôi là trả lời của sự tiêu cực. Sự tiêu cực thì chất lượng công trình cũng là tiêu cực.
Trong định mức nêu rất rõ ba yếu tố tiêu hao cho một công việc: Nhân công, Máy, Vật liệu.
- Máy thì là các loại máy rồi - dể hiểu
- Vật liệu tiêu hao thì làm cái gì tiêu hao cái đấy rồi - dể hiểu
- Nhân công thì hầu như tất cả đều là thợ, thợ bậc 3, 4, 5 ... Nhưng tuyệt nhiên không có công của kỹ sư, chuyên gia ... mà thi công công trình phải có những nhóm người này. Vậy họ làm không công à?
- Chi phí khác hay là chi phí chung nó là cụ thể là cái gì không thấy nói đến, nó như là khoảng bù vào cái mà không tính hết. không chính xác và thiều căn cứ.
Mục 3.1.2 của Thông tư 04/2010/TT-BXD có nói (chưa kể nhiều bài viết, sách vở, giáo trình sv ngành Kinh tế xây dựng được học):
Chi phí chung bao gồm: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường và một số chi phí khác
Hiểu sơ bộ: Chi phí quản lý của doanh nghiệp (hành chính, kế toán, giám đốc, lái xe, kỹ thuật, đấu thầu...) sử dụng chi phí quản lý, chi phí điều hành sản xuất tại công trường (trả lương kỹ sư hiện trường...). Còn muốn hiểu quản lý doanh nghiệp cụ thể là gì bạn cần đi học thêm khoảng 4 năm quản trị kinh doanh hoặc là học MBA quản trị kinh doanh cũng được hoặc thỉnh giảng 1 số môn với sinh viên Kinh tế xây dựng - ĐHXD.

Vậy tại sao chúng ta không thêm vào định mức lợi nhuận cho từng công việc. phải có lợi nhuận thì TC mới đúng được.
Thêm định mức cho cán bộ kỹ thuật vào từng công việc. định mức chuyện gia cho những công việc cần phải có định mức đó.
Thu nhập chịu thuế tính trước bạn cất đi đâu thế? Định mức kỹ sư, chuyên gia cho những công việc cần phải có định mức đó cũng có lý và cần nghiên cứu, nhưng ít. Những chỗ nhiều người ta cũng làm lâu rồi. Ví dụ: Quyết định 957/QĐ-BXD công bố định mức cho tư vấn thiết kế, tư vấn lập dự án, tư vấn giám sát... Còn các công việc bạn nói thường do công nhân làm, nên người ta ít lôi kỹ sư và chuyên gia vào đó. Các công việc khảo sát cần kỹ sư họ có định mức đấy (xem thêm định mức phần khảo sát công bố kèm theo văn bản số 1779/BXD-VP của Bộ Xây dựng).
 

raidboss

Thành viên mới
Tham gia
9/2/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
Cảm ơn bác Hunter225 và bác Thế Anh đã phân tích. Tất nhiên mình hiểu về các chi phí đó .Nhưng thực tế thì các chi phí đó cũng chỉ nói chung chung, rằng là công trình đó là như thế nhưng vì sao thi đâu có nói phải không bác. Nó là từ thực nghiệm ( Xây dựng có một cái khá hay rằng, gần như công thức là bắt nguồn từ thực nghiệm ).
Bác hunter đã mổ xẻ rất chi tiết và thêm bác Thế Anh đã nói "công bố định mức với mức bình quân tiên tiến" vậy thì có chăng định mực hiện hành chỉ mang tính chất chung. Bởi vì nó đã cũ, không đủ sức chi tiết chặt chẽ,
ĐMXDCB được tính toán dựa trên cách tính thống kê, tổng kết của các bác XD ngày xưa và có 1 số áp dụng ĐM của Liên Xô cũ, lúc xưa có thể do điều kiên thi công, trang thiết bị không tốt dẫn đến hao phí nhiều, hiện nay nhà thầu với công nghệ mới, trang thiết bị tốt, kỹ sư giỏi tất nhiên sẽ có nhiều cơ hội để quản lý hao phí Vật tư tốt hơn. Đây cũng là 1 phần lãi của nhà thầu, phần lãi này cũng tùy thuộc vào từng loại công trình, công trình dân dụng thì ít, giao thông thì nhiều, thủy lợi cũng nhiều, bên mình lúc xưa có làm 1 kế hoạch cho 1 công trình giao thông thì tổng kết lại phần cát, đá, cừ tràm nếu so với định mức chỉ chiêm khoảng 80% thôi, tất nhiên là phải bỏ qua vấn đề khách quan là không ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhá. Nhưng nói vậy cũng không phải ĐMXDCB phần hao phí vật liệu nào nhà thầu cũng có lời, sẽ có ĐM nhà thầu lời, có định mức nhà thầu chịu lỗ, ví dụ nếu bạn áp dụng đinh mức cho phần cọc ép hay cọc BT khoan nhồi thì tính ra 1 m dài sẽ rất cao, trong khi đó bạn khoán ra ngoài thị trường giá rẻ hơn nhiều, hay phần định mức của công tác bả, trong ĐM XDCB chỉ có 0.4 kg bột bả/m2, nhưng nhà thầu làm sao làm được, hao phí thực tế phải đến 1.1-1.2kg/m2

Mình rất ủng hộ mỗi đơn vị nên thành lập cho mình một định mức riêng, bổ sung sửa đổi trên cơ bản là định mức của nhà nước ban hành. Nhưng ngặt nỗi cái định mức đó có được các BLDA hay CĐT chấp nhận không? và họ có đủ năng lực, thời gian để thẩm định lại toàn bộ nhưng định mức riêng của từng đơn vị khi tham gia dự thầu không? Có nên chăng những văn bản pháp lý công nhận các định mức của các công ty khác nhau. Quá khó.
Theo mình biết qua bạn bè từng làm cho các đơn vị nước ngoài. Các công ty họ có định mức riêng và khi sử dụng không nhất thiết phải mổ xẻ chiết tính là làm một khối bê tông bao tiền hay một một khối gạch bao tiền mà họ chỉ cần biết hạng mục đó bao tiền. Định mức công ty của ai người đó giữ, mục đích làm ra cái giá cuối cùng của công trình.
Đơn cử như khi làm dự thầu, xác định đơn giá ca máy, thì cái nhạy cảm nhất là cái Nguyên giá. Nguyên giá mình xây dựng cũng là trên cơ sở "báo giá".
Suy nghĩ của mình khi viết bài luận này là chúng ta nên chăng thay đổi hệ thống định giá công trình theo quan niệm định mức nhà nước ban hành. Định mức nhà nước chỉ mang tính tham khảo, không mang tính pháp lý. Định giá công trình trên nên tảng tổng thể, và mỗi Đơn vị thi công căn cứ trên năng lực bản thân để đưa ra định giá cho công trình. và CĐT chỉ cần căn cứ trên đề xuất đó mà kiểm tra đối chiều, không bị lệ thuộc vào định mức cố định của nhà nước ban hành.
Thu nhập chịu thuế tính trước bạn cất đi đâu thế?
à theo em hiểu là cái này người ta ước tính rằng số tiền mình phải nộp thuế thu nhập cho công trình này là chừng đó ( theo % ) chứ có phải là người ta cho mình lãi từng đó đâu.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.611
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Suy nghĩ của mình khi viết bài luận này là chúng ta nên chăng thay đổi hệ thống định giá công trình theo quan niệm định mức nhà nước ban hành. Định mức nhà nước chỉ mang tính tham khảo, không mang tính pháp lý. Định giá công trình trên nên tảng tổng thể, và mỗi Đơn vị thi công căn cứ trên năng lực bản thân để đưa ra định giá cho công trình. và CĐT chỉ cần căn cứ trên đề xuất đó mà kiểm tra đối chiều, không bị lệ thuộc vào định mức cố định của nhà nước ban hành.
Vấn đề này hiện nay Nhà nước quy định và hướng dẫn đúng như thế mà bạn. Nhiều nơi họ không thực hiện theo hoặc không dám hoặc chậm thay đổi.
à theo em hiểu là cái này người ta ước tính rằng số tiền mình phải nộp thuế thu nhập cho công trình này là chừng đó ( theo % ) chứ có phải là người ta cho mình lãi từng đó đâu.
Có thể hiểu đó là lãi dự kiến bạn ạ. Nếu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì đại khái lý thuyết là tính bằng 25% khoản đó chứ không phải là chừng đó (tức là nộp tất).
 

NNVP

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/7/10
Bài viết
280
Điểm thành tích
43
Suy nghĩ về định mức!

Câu hỏi của bạn khá hay!
Có lẽ về cốt lõi vấn đề đã được hai bác Ban quản trị diễn đàn giải thích khá tỷ mỷ và kỹ rồi. Tôi thấy có lẽ không thể thêm bớt gì được nữa.
- Tôi xin chia sẽ với các bạn một vài suy nghĩ của mình về vấn đề này như sau nhé:
1. Vấn đề về lợi nhuận của Nhà thầu khi thi công theo định mức:
- Tôi có thể nói rằng bất kỳ Nhà thầu nào đủ năng lực theo quy định, khi thực hiện công việc xây dựng theo Định mức của nhà nước đều có lãi. Tại sao thế.
- Như Bác Thế anh đã nói trên Định mức nhà nước được xây dựng trên cơ sở bình quân tiên tiến nhé, có nghĩa trong quá trình theo dõi và tổ hợp số liệu cũng được lấy và lựa chọn có lợi nhất cho Nhà thầu.
- Bởi số liệu dùng để xây dựng định mức là số liệu mang tính chất đại diện mà hầu như trong mọi điều kiện khó khăn hay thuận lợi đều làm được. Bao gồm tất cả các thành phần hao phí (VL, NC, MTC). Đó là việc việc tính toán định mức thi công là như thế, xong việc này cần phải chuyển định mức thi công thành định mức dự toán với các thành phần hao phí (VL+NC+MTC) tính toán theo định mức thi công được nhân với hệ số K = 1,05 -:- 1.3, mà thường các tổ chức Tư vấn và các công trình thường dùng từ 1.25 -:- 1.3, và một số các hệ số khác nữa ... Tôi chỉ nói riêng hệ số này thực tế nhà thầu đã được hưởng lợi tới 25% tới 30% các định mức thực tế đã triển khai ngoài thực địa. Tôi nói điều này hoàn toàn theo hướng dẫn của BXD về phương pháp lập định mức quy định tại PHụ lục số 3 thông tư 04-2010 bạn xem lại nhé.
- Như vậy riêng về định mức có thể xem là theo quy định Nhà thầu đã có rất nhiều lợi nhuận. Chưa nói tới việc nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm có thể tiết kiệm rất nhiều về các thành phần hao phí như (NC+MTC).
Vậy thi công theo định mức là có lợi nhuận phải không bạn.
2. Về mặt đơn giá Nhà thầu có lợi nhuận không?
- Đơn giá thanh toán có thể không thay đổi nhưng đơn giá nhà thầu làm có thay đổi không.
- Có rất nhiều thay đổi chứ bạn: Nhân công trong đơn giá thì theo quy định theo từng công việc, nhưng thực tế hiện trường hiện nay cấp bậc nhân công Nhà thầu thực dùng và thực trả nhỏ hơn nhiều so với quy định. Hoặc vật liệu xây dựng cũng như vậy: Nhà thầu hoàn toàn có thể mua từ bất kỳ nguồn cung nào miễn sao đảm bảo đúng thiết kế, như vậy nếu khéo léo nhà thầu có thể tiết kiệm được cả về cung đường vận chuyển. Và một thực tế rõ ràng ai cũng biết nếu bạn mua mặt hàng nào đó với số lượng nhiều bao giờ cũng được giảm giá thấp hơn giá thực tế Chủ đầu tư đã trả
- Rất nhiều chi tiết có thể giảm giá vật liệu mà tôi chưa có dịp thống kê hết, tôi lấy một ví dụ thế này. Trong thiết kế đưa ra một hạng mục sử dụng vữa bê tông M200, R28 chẳng hạn. Vậy thực tế nhà thầu có thể tự làm thí nghiệm và xây dựng thành phần cấp phối riêng vẫn đủ theo yêu cầu thiết kế là M200, R28 theo mà các thành phần hao phí có thể giảm hơn nhiều so với cấp phối mà Chủ đầu tư đã thanh toán vậy là có nhiều lợi nhuận phải không bạn
 

Top