[Tổng hợp tình huống thực tế trong quá trình thi công] Xử lý, giấy tờ nghiệm thu, thanh quyết toán, quy trình, quy phạm như thế nào?

vandung494390

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
12/1/12
Bài viết
152
Điểm thành tích
63
1. Chỉ dẫn kỹ thuật dự án sai khác so với tiêu chuẩn kỹ thuật ban hành và được chấp thuận sử dụng trong dự án
Ví dụ dẫn chứng 1:
Chỉ tiêu cơ lý của Bentonit trong quá trình thi công cọc khoan nhồi trong Chỉ dẫn kỹ thuật của 1 dự án đang triển khai thi công và trong Tiêu chuẩn kỹ thuật ban hành
- Chỉ tiêu trong chỉ dẫn kỹ thuật
JJCrqRx.png

- Chỉ tiêu trong tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận dùng cho dự án (TCVN 9395 2012 Cọc khoan nhồi thi công và nghiệm thu :
HZj7l1m.png

Còn rất nhiều dẫn chứng khác trong chỉ dẫn kỹ thuật của 1 số dự án đã và đang triển khai, nếu có các mời các bạn bổ sung !
Phương án xử lý vấn đền này như thế nào? Nhà thầu biết dựa vào chỉ tiêu của thằng nào để triển khai thi công và NT với TVGS? TVGS dựa vào đâu để làm căn cứ NT cho nhàu thầu? Hội đồng NT nhà nước sẽ dựa vào đâu để làm căn cứ kiểm tra, kiểm định? Nếu có sai sót trong quá trình lập và ban hành chỉ dẫn kỹ thuật thì cần những thủ tục giấy tờ để thay đổi như thế nào?

2. Biện pháp thi công đã được duyệt, nhưng trong quá trình thi công có phát sinh tăng hoạc giảm các khối lượng trong quá trình thi công?
- Ý thứ 1: Hỏi, nhà thầu có cần phải điều chỉnh sự sai khác này của thực tế thi công vào BPTC đã duyệt ? Em đọc trong khoản 2 Điều 29 NĐ 15 Quản lý an toàn trong thi công xây dựng thì nó bảo là có (Các bác có thể tìm hiểu). Thực tế các bác làm thế nào nhỉ?
- Ý thứ 2: Nếu có được thay đổi thì khối lượng phần tăng hoặc giảm này thanh toán kiểu gì? Nó có phụ thuộc vào loại hợp đồng ký kết không?
+ Khối lượng vượt hợp đồng thì thanh toán kiểu gì?
+ Khối lượng giảm so với hợp đồng thì thanh toán kiểu gì?
Áp dụng cho từng loại hợp đồng, anh em nào biết phương án xử lý của loại nào mời cho ý kiến để anh em sau này gặp phải có hướng giải quyết luôn. Vì nghiệp xây dựng luôn muốn phát triển. Em sẽ tổng hợp lại nhiều tình huống thực tế ở đây để các bác cùng nhau thảo luận.

@ptqc06 , @changtraicaoca4989 , @vuminhhoan , @MaiLinhGXD
 

vandung494390

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
12/1/12
Bài viết
152
Điểm thành tích
63
3. Trường hợp Nhà thầu A đã nhận mặt bằng thi công, bàn giao đủ mốc mạng để thi công. Vấn đề đặt ra:
- Nhà thầu bên cạnh (B) không biết vô tình hay cố ý, Hắn đã lấn phạm vi thi công, đổ đá thải, đất thải sang phạm vi thi công của nhà thầu A - Gần nhau mà, nếu có đổ ra bãi thải chắc phải mất 20 km, ngu gì mà phải chạy xa thế, chổng đít cái đổ đây cho nhanh (Ít thì cũng vài trăm khối đất đá thải) . Các bác sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Tình huống:

1. Chém nhau đê
2. Làm hòa đi, do quân của tao không để ý, thấy bãi đất trống tưởng không làm gì nên tao đổ nhờ vài xe. Mày dọn giúp tao, tao bồi dưỡng hoặc mày cứ để đấy khi nào máy móc của tao rảnh tao sang dọn sạch hoặc mày dọn giúp tao đi, có vài xe ý mà. Vô vàn lý do làm hòa
3. Có thằng quản lý cơ mà, sao không nhờ nó xử lý giúp nhỉ? Đi nhờ CĐT, ra thư, ra văn bản kiện cáo, Á, thằng này đổ thải sang bên em, bác xử lý giúp em vụ này.
Có anh em nào gặp tình huống này chưa? Phương án giải quyết thế nào nhỉ?
4YMUzXr.jpg
 

vandung494390

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
12/1/12
Bài viết
152
Điểm thành tích
63
4. TVGS có được quyền tạm dừng thi công or đỉnh chỉ thi công các công việ của Nhà thầu thi công xây dựng khi thực hiện công việc kém chất lượng hoặc có sai sót không các anh em?
- Văn bản NĐ nào quy định?
- Tình huống thực tế: Có mấy anh TVGS hiện trường hay kể cả kỹ sư thường trú kiểm tra hiện trường thấy nhà thầu làm sai quy trình, kém chất lượng. To mồm, lớn giọng quát tháo : Chúng mày làm thế này à, tao cấm, tao sẽ không NT cho chúng mày, dừng lại hết đê, cho máy móc dừng lại ngay. Dừng ................
+ Các anh em cho ý kiến, nên giải quyết anh TV này kiểu gì nhỉ? Làm tiếp hay không? Hay đi uống rượu và mặc kệ nhỉ? Nhà thầu nào gặp phải xin cứ chém.
35bsztD.jpg
 

imaceo2017

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/2/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
4. TVGS có được quyền tạm dừng thi công or đỉnh chỉ thi công các công việ của Nhà thầu thi công xây dựng khi thực hiện công việc kém chất lượng hoặc có sai sót không các anh em?
- Văn bản NĐ nào quy định?
- Tình huống thực tế: Có mấy anh TVGS hiện trường hay kể cả kỹ sư thường trú kiểm tra hiện trường thấy nhà thầu làm sai quy trình, kém chất lượng. To mồm, lớn giọng quát tháo : Chúng mày làm thế này à, tao cấm, tao sẽ không NT cho chúng mày, dừng lại hết đê, cho máy móc dừng lại ngay. Dừng ................
+ Các anh em cho ý kiến, nên giải quyết anh TV này kiểu gì nhỉ? Làm tiếp hay không? Hay đi uống rượu và mặc kệ nhỉ? Nhà thầu nào gặp phải xin cứ chém.
35bsztD.jpg
Điều 122 Luật XD 2014:
Nhà thầu GS xây dựng công trình có quyền tạm dừng thi công công trình trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho CĐT để xử lý.
 

imaceo2017

Thành viên có triển vọng
Tham gia
18/2/08
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
1. Chỉ dẫn kỹ thuật dự án sai khác so với tiêu chuẩn kỹ thuật ban hành và được chấp thuận sử dụng trong dự án
Ví dụ dẫn chứng 1:
Chỉ tiêu cơ lý của Bentonit trong quá trình thi công cọc khoan nhồi trong Chỉ dẫn kỹ thuật của 1 dự án đang triển khai thi công và trong Tiêu chuẩn kỹ thuật ban hành
- Chỉ tiêu trong chỉ dẫn kỹ thuật
JJCrqRx.png

- Chỉ tiêu trong tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận dùng cho dự án (TCVN 9395 2012 Cọc khoan nhồi thi công và nghiệm thu :
HZj7l1m.png

Còn rất nhiều dẫn chứng khác trong chỉ dẫn kỹ thuật của 1 số dự án đã và đang triển khai, nếu có các mời các bạn bổ sung !
Phương án xử lý vấn đền này như thế nào? Nhà thầu biết dựa vào chỉ tiêu của thằng nào để triển khai thi công và NT với TVGS? TVGS dựa vào đâu để làm căn cứ NT cho nhàu thầu? Hội đồng NT nhà nước sẽ dựa vào đâu để làm căn cứ kiểm tra, kiểm định? Nếu có sai sót trong quá trình lập và ban hành chỉ dẫn kỹ thuật thì cần những thủ tục giấy tờ để thay đổi như thế nào?

2. Biện pháp thi công đã được duyệt, nhưng trong quá trình thi công có phát sinh tăng hoạc giảm các khối lượng trong quá trình thi công?
- Ý thứ 1: Hỏi, nhà thầu có cần phải điều chỉnh sự sai khác này của thực tế thi công vào BPTC đã duyệt ? Em đọc trong khoản 2 Điều 29 NĐ 15 Quản lý an toàn trong thi công xây dựng thì nó bảo là có (Các bác có thể tìm hiểu). Thực tế các bác làm thế nào nhỉ?
- Ý thứ 2: Nếu có được thay đổi thì khối lượng phần tăng hoặc giảm này thanh toán kiểu gì? Nó có phụ thuộc vào loại hợp đồng ký kết không?
+ Khối lượng vượt hợp đồng thì thanh toán kiểu gì?
+ Khối lượng giảm so với hợp đồng thì thanh toán kiểu gì?
Áp dụng cho từng loại hợp đồng, anh em nào biết phương án xử lý của loại nào mời cho ý kiến để anh em sau này gặp phải có hướng giải quyết luôn. Vì nghiệp xây dựng luôn muốn phát triển. Em sẽ tổng hợp lại nhiều tình huống thực tế ở đây để các bác cùng nhau thảo luận.

@ptqc06 , @changtraicaoca4989 , @vuminhhoan , @MaiLinhGXD
1. Theo mình biết, Quy chuẩn là bắt buộc, còn tiêu chuẩn thì tùy theo dự án. Bạn kiểm tra lại trong biện pháp thi công hoặc thuyết minh thiết kế đã phê duyệt xem các tiêu chuẩn áp dụng có tiêu chuẩn 9395 ko? Nếu có rõ ràng là chỉ dẫn kỹ thuật sai và yêu cầu nhà thầu lập chỉ dẫn kỹ thuật chỉnh sửa và phê duyệt lại.
2. - Khối lượng phát sinh, nhưng có trong bptc (vd khối lượng xây, trát...phát sinh thường ko lập lại bptc); khối lượng phát sinh nhưng chưa có trong bptc (vd lắp đặt kết cấu thép (có tính chất nguy hiểm) yêu cầu lập bptc cho khối lượng cv phát sinh này)).
- Hợp đồng trọn gói thì khối lượng tăng giảm nhà thầu tự chịu, trừ trường hợp sai khác thiết kế; hợp đồng đơn giá cố định và điều chỉnh được thanh toán khối lượng phát sinh (lập phụ lục hợp đồng).
 

aimerha

Thành viên mới
Tham gia
1/3/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
3. Trường hợp Nhà thầu A đã nhận mặt bằng thi công, bàn giao đủ mốc mạng để thi công. Vấn đề đặt ra:
- Nhà thầu bên cạnh (B) không biết vô tình hay cố ý, Hắn đã lấn phạm vi thi công, đổ đá thải, đất thải sang phạm vi thi công của nhà thầu A - Gần nhau mà, nếu có đổ ra bãi thải chắc phải mất 20 km, ngu gì mà phải chạy xa thế, chổng đít cái đổ đây cho nhanh (Ít thì cũng vài trăm khối đất đá thải) . Các bác sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Tình huống:

1. Chém nhau đê
2. Làm hòa đi, do quân của tao không để ý, thấy bãi đất trống tưởng không làm gì nên tao đổ nhờ vài xe. Mày dọn giúp tao, tao bồi dưỡng hoặc mày cứ để đấy khi nào máy móc của tao rảnh tao sang dọn sạch hoặc mày dọn giúp tao đi, có vài xe ý mà. Vô vàn lý do làm hòa
3. Có thằng quản lý cơ mà, sao không nhờ nó xử lý giúp nhỉ? Đi nhờ CĐT, ra thư, ra văn bản kiện cáo, Á, thằng này đổ thải sang bên em, bác xử lý giúp em vụ này.
Có anh em nào gặp tình huống này chưa? Phương án giải quyết thế nào nhỉ?
4YMUzXr.jpg
Vụ việc này em đã từng gặp, nhờ chủ đầu tư đứng ra xử lý như phương án 3 thôi. Nhưng mà cũng phải xem xét phương án 2, vì 2 nhà thầu cạnh nhau, giúp nhau là chính, chắc dự án này nhỏ, chứ dự án lớn kia của em làm thì 1 bãi đổ thải thì phải xin giấy phép đổ thải, có môi trường đi làm việc, ko thì công an môi trường mà vào cuộc thì phạt hàng trăm triệu chứ chẳng chơi
 

vandung494390

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
12/1/12
Bài viết
152
Điểm thành tích
63
5. Chữ ký tươi và con dấu chữ ký trong công tác ký tá hồ sơ nghiệm thu, bản vẽ các loại
Tình huống: Đơn vị tôi với các chức danh: Giám đốc ban điều hành, Chỉ huy trưởng, Đội trưởng phải ký tá rất nhiều hồ sơ, giấy tờ, biên bản, bản vẽ các loại của dự án. Đơn vị tôi dự định sẽ làm con dấu thay cho chữ ký tươi để các anh em có nhiều thời gian triển khai công việc khác.
Hỏi: Đơn vị tôi làm như thế có được không? Văn bản nào quy định? Nếu đơn vị tôi thay hoàn toàn chữ ký tươi bằng con dấu chữ ký có vấn đề gì không? Nếu xảy ra sự cố ảnh hưởng lớn đến công ty, hay dự án mà không có chữ ký tươi chỉ có chữ ký con dấu thì ai chịu trách nhiệm?
Rất mong được sự góp ý của anh em!

v5t5hzb.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

dungdao

Thành viên mới
Tham gia
8/5/15
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
22
Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc của mình. Mình đã làm việc với nhiều dự án và việc sử dụng dấu chữ ký bây giờ khá là phổ biến. Việc này bắt đầu từ Nhà thầu xin được sử dụng dấu chữ ký và được CĐT và TVGS đồng ý, ngay cả Dự án thoát nước Hà Nội vốn ODA, CĐT là Sở XD HN còn TVGS là Liên danh Nhật - Anh thế mà vẫn sử dụng dấu chữ ký. Còn về quy định nào cho phép sử dụng thì chưa ai có dẫn chứng...
 

vandung494390

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
12/1/12
Bài viết
152
Điểm thành tích
63
Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc của mình. Mình đã làm việc với nhiều dự án và việc sử dụng dấu chữ ký bây giờ khá là phổ biến. Việc này bắt đầu từ Nhà thầu xin được sử dụng dấu chữ ký và được CĐT và TVGS đồng ý, ngay cả Dự án thoát nước Hà Nội vốn ODA, CĐT là Sở XD HN còn TVGS là Liên danh Nhật - Anh thế mà vẫn sử dụng dấu chữ ký. Còn về quy định nào cho phép sử dụng thì chưa ai có dẫn chứng...
1. Đọc Luật xây dựng mình chưa tìm thấy chỗ nào nói chữ ký con dấu được thừa nhận, chỉ xác nhận chữ kỹ tươi ở mọi biên bản
1. Hồ sơ nghiệm thu, thanh toán có liên quan đến tài chính - tiền
2. Hóa đơn mua bán công trường, nhật ký xe máy, thi công : tài chính - tiền
3. Bộ phận kế toán - Luật kế toán
4. Đọc Luật kế toán có 1 dẫn chứng " Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằngbút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn"
Vậy đưa có thể đưa ra kết luận: Không được dùng con dấu chữ ký ở các dự án?
Thực tế hiện nay như thế nào: Con dấu chữ ký được dùng rất phổ biến? Các dự án không ai kiểm soát vấn đề này hay đã có công văn kiểm soát rồi? Anh em nào hiểu rõ con dấu chữ ký ở các dự án quy định như thế nào xin được chỉ giáo!
 

vandung494390

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
12/1/12
Bài viết
152
Điểm thành tích
63
6. Thi công hạng mục có sai khác so với TKKT làm tăng khối lượng: Nhà thầu làm trước, trình sau.
- Nhà thầu rất quyết liệt làm việc, luôn muốn đẩy nhanh tiến độ dự án làm trước báo sau (Các anh đội trưởng thi công + kỹ thuật hiện trường) - Có thể có làm biên bản hiện trường hoặc anh nào ẩu thì chỉ nói mồm với nhau rồi sau giải quyết.
- Sau khi hoàn thành: báo CĐT, TVGS, khối lượng này em làm vượt, thực tế sai khác so với tk nhưng các bác ở cao quá, nhà thầu biết tiến độ gấp rút nên em làm trước báo bác sau. Giờ em làm thủ tục thanh toán, bác thanh toán cho em. (Thực tế vẫn đang xảy ra nhé, không mượt mà như NĐ, TT được)
- CĐT giải quyết ra sao?
- Trong TH CĐT k giải quyết cho thằng nhà thầu phải làm sao? Và lần sau nó có giám làm như thế nữa không khi gặp tình huống phát sinh so với TKKT?
 

thanhdemon1992

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
14/7/15
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
32
6. Thi công hạng mục có sai khác so với TKKT làm tăng khối lượng: Nhà thầu làm trước, trình sau.
- Nhà thầu rất quyết liệt làm việc, luôn muốn đẩy nhanh tiến độ dự án làm trước báo sau (Các anh đội trưởng thi công + kỹ thuật hiện trường) - Có thể có làm biên bản hiện trường hoặc anh nào ẩu thì chỉ nói mồm với nhau rồi sau giải quyết.
- Sau khi hoàn thành: báo CĐT, TVGS, khối lượng này em làm vượt, thực tế sai khác so với tk nhưng các bác ở cao quá, nhà thầu biết tiến độ gấp rút nên em làm trước báo bác sau. Giờ em làm thủ tục thanh toán, bác thanh toán cho em. (Thực tế vẫn đang xảy ra nhé, không mượt mà như NĐ, TT được)
- CĐT giải quyết ra sao?
- Trong TH CĐT k giải quyết cho thằng nhà thầu phải làm sao? Và lần sau nó có giám làm như thế nữa không khi gặp tình huống phát sinh so với TKKT?
Trước khi thi công cứ hỏi trước với TVGS, giám sát CĐT hoặc CĐT để họ quyết định rồi mới thi công. ;)) Chậm thì bằng văn bản nhanh thì cứ alo trực tiếp. Bây giờ lỡ làm rồi người ta không nghiệm thu cho phần vượt là đúng thôi. Có khi họ còn không nghiệm thu cho cả hạng mục. Tại ông thay đổi khác so với BVTC mà lấy căn cứ đâu ra để nghiệm thu. Đó là nói về mặt pháp lý còn thực tế thì phải xem tài năng ngoại giao của bạn ra sao đã ;))))) rồi làm thư trình kêu đẩy ngày thư trình đó lại trước cái ngày bắt đầu thi công. Vậy là ổn. Còn cái khối lượng thì đưa vào cái thư trình thay đổi. Họ duyệt thì thanh toán vô tư
 

thanhdemon1992

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
14/7/15
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
32
4. TVGS có được quyền tạm dừng thi công or đỉnh chỉ thi công các công việ của Nhà thầu thi công xây dựng khi thực hiện công việc kém chất lượng hoặc có sai sót không các anh em?
- Văn bản NĐ nào quy định?
- Tình huống thực tế: Có mấy anh TVGS hiện trường hay kể cả kỹ sư thường trú kiểm tra hiện trường thấy nhà thầu làm sai quy trình, kém chất lượng. To mồm, lớn giọng quát tháo : Chúng mày làm thế này à, tao cấm, tao sẽ không NT cho chúng mày, dừng lại hết đê, cho máy móc dừng lại ngay. Dừng ................
+ Các anh em cho ý kiến, nên giải quyết anh TV này kiểu gì nhỉ? Làm tiếp hay không? Hay đi uống rượu và mặc kệ nhỉ? Nhà thầu nào gặp phải xin cứ chém.
Theo mình thì bạn cứ dừng lại và đi uống rượu đi. Nhưng nhớ phải rủ ông TVGS đi cùng ;)))))
 

thanhdemon1992

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
14/7/15
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
32
1. Đọc Luật xây dựng mình chưa tìm thấy chỗ nào nói chữ ký con dấu được thừa nhận, chỉ xác nhận chữ kỹ tươi ở mọi biên bản
1. Hồ sơ nghiệm thu, thanh toán có liên quan đến tài chính - tiền
2. Hóa đơn mua bán công trường, nhật ký xe máy, thi công : tài chính - tiền
3. Bộ phận kế toán - Luật kế toán
4. Đọc Luật kế toán có 1 dẫn chứng " Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằngbút mực. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn"
Vậy đưa có thể đưa ra kết luận: Không được dùng con dấu chữ ký ở các dự án?
Thực tế hiện nay như thế nào: Con dấu chữ ký được dùng rất phổ biến? Các dự án không ai kiểm soát vấn đề này hay đã có công văn kiểm soát rồi? Anh em nào hiểu rõ con dấu chữ ký ở các dự án quy định như thế nào xin được chỉ giáo!
Cái này cũng tùy do đơn vị CĐT, mình đã làm 3 công trình có chỗ thì kí tươi 1 bộ rồi photo, có chỗ thì ký tươi toàn bộ, có chỗ thì kí tươi 1 bộ và đóng dấu kí,
 

thanhdemon1992

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
14/7/15
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
32
Còn rất nhiều dẫn chứng khác trong chỉ dẫn kỹ thuật của 1 số dự án đã và đang triển khai, nếu có các mời các bạn bổ sung !
Phương án xử lý vấn đền này như thế nào? Nhà thầu biết dựa vào chỉ tiêu của thằng nào để triển khai thi công và NT với TVGS? TVGS dựa vào đâu để làm căn cứ NT cho nhàu thầu? Hội đồng NT nhà nước sẽ dựa vào đâu để làm căn cứ kiểm tra, kiểm định? Nếu có sai sót trong quá trình lập và ban hành chỉ dẫn kỹ thuật thì cần những thủ tục giấy tờ để thay đổi như thế nào?

2. Biện pháp thi công đã được duyệt, nhưng trong quá trình thi công có phát sinh tăng hoạc giảm các khối lượng trong quá trình thi công?
- Ý thứ 1: Hỏi, nhà thầu có cần phải điều chỉnh sự sai khác này của thực tế thi công vào BPTC đã duyệt ? Em đọc trong khoản 2 Điều 29 NĐ 15 Quản lý an toàn trong thi công xây dựng thì nó bảo là có (Các bác có thể tìm hiểu). Thực tế các bác làm thế nào nhỉ?
- Ý thứ 2: Nếu có được thay đổi thì khối lượng phần tăng hoặc giảm này thanh toán kiểu gì? Nó có phụ thuộc vào loại hợp đồng ký kết không?
+ Khối lượng vượt hợp đồng thì thanh toán kiểu gì?
+ Khối lượng giảm so với hợp đồng thì thanh toán kiểu gì?
Áp dụng cho từng loại hợp đồng, anh em nào biết phương án xử lý của loại nào mời cho ý kiến để anh em sau này gặp phải có hướng giải quyết luôn. Vì nghiệp xây dựng luôn muốn phát triển. Em sẽ tổng hợp lại nhiều tình huống thực tế ở đây để các bác cùng nhau thảo luận.
Ý 1 : Cái này rất hay gặp. Tại vì ông nhà thầu lời nhiều hay ít phụ thuộc vào BPTC mà. Khi lập hồ sơ dự thầu các ông toàn đưa những cái đâu đâu vào mà lúc thi công có làm được đâu. Bạn phải làm thuyết minh và BPTC thay đổi cho những hạng mục thay đổi (có kèm theo khối lượng tăng hoặc giảm hoặc phát sinh) kèm theo cái thư trình gửi BQLDA hoặc CĐT để phê duyệt. Nếu OK thì bên họ sẽ có công văn chấp thuận. Đặc biệt là cái mục an toàn GT thì nhiều.
Ý 2 : Như ý 1 mình đã nói là có đính kèm khối lượng. Nếu bên CĐT chấp thuận rồi thì cứ thanh toán thôi. Trừ trường hợp là phần an toàn GT thanh toán theo %. Và cái này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến bill thầu. Tại thay đổi KL mà. Giảm thì vô tư còn tăng thì bạn phải đưa vào PL phát sinh. Tại mình có chi phí phat sinh tính trong bill thầu cũng như trong PLHĐ mà
 

thanhdemon1992

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
14/7/15
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
32
3. Trường hợp Nhà thầu A đã nhận mặt bằng thi công, bàn giao đủ mốc mạng để thi công. Vấn đề đặt ra:
- Nhà thầu bên cạnh (B) không biết vô tình hay cố ý, Hắn đã lấn phạm vi thi công, đổ đá thải, đất thải sang phạm vi thi công của nhà thầu A - Gần nhau mà, nếu có đổ ra bãi thải chắc phải mất 20 km, ngu gì mà phải chạy xa thế, chổng đít cái đổ đây cho nhanh (Ít thì cũng vài trăm khối đất đá thải) . Các bác sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Tình huống:

1. Chém nhau đê
2. Làm hòa đi, do quân của tao không để ý, thấy bãi đất trống tưởng không làm gì nên tao đổ nhờ vài xe. Mày dọn giúp tao, tao bồi dưỡng hoặc mày cứ để đấy khi nào máy móc của tao rảnh tao sang dọn sạch hoặc mày dọn giúp tao đi, có vài xe ý mà. Vô vàn lý do làm hòa
3. Có thằng quản lý cơ mà, sao không nhờ nó xử lý giúp nhỉ? Đi nhờ CĐT, ra thư, ra văn bản kiện cáo, Á, thằng này đổ thải sang bên em, bác xử lý giúp em vụ này.
Có anh em nào gặp tình huống này chưa? Phương án giải quyết thế nào nhỉ?
Trường hợp này thì mình chưa gặp. Nhưng nếu gặp phải thì sẽ giải quyết như sau :
PA1 : Gọi đại diện bên B sang làm việc rõ ràng, bắt họ phải dọn lại cho mình. Nhất định là họ phải dọn chứ không phải mình dọn họ trả tiền. Có những thứ tiền k mua được mà ;))
TH1 : Bên họ chấp nhận. OK tiến hành kí BB họp
TH2 : Bên họ không nghe. Nhờ bên TVGS và CĐT can thiệp. TVGS trước nhé. Nếu mấy ông nói được thì khỏi nhờ CĐT. Không thì mới lôi ông CĐT vào cuộc.
PA2 : Nếu PA1 bất khả thi thì mình sẽ làm như tình huống 1 của bạn. Chém nhau đê ;))
 

hai31ccd

Thành viên mới
Tham gia
24/11/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
3. Trường hợp Nhà thầu A đã nhận mặt bằng thi công, bàn giao đủ mốc mạng để thi công. Vấn đề đặt ra:
- Nhà thầu bên cạnh (B) không biết vô tình hay cố ý, Hắn đã lấn phạm vi thi công, đổ đá thải, đất thải sang phạm vi thi công của nhà thầu A - Gần nhau mà, nếu có đổ ra bãi thải chắc phải mất 20 km, ngu gì mà phải chạy xa thế, chổng đít cái đổ đây cho nhanh (Ít thì cũng vài trăm khối đất đá thải) . Các bác sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
Tình huống:

1. Chém nhau đê
2. Làm hòa đi, do quân của tao không để ý, thấy bãi đất trống tưởng không làm gì nên tao đổ nhờ vài xe. Mày dọn giúp tao, tao bồi dưỡng hoặc mày cứ để đấy khi nào máy móc của tao rảnh tao sang dọn sạch hoặc mày dọn giúp tao đi, có vài xe ý mà. Vô vàn lý do làm hòa
3. Có thằng quản lý cơ mà, sao không nhờ nó xử lý giúp nhỉ? Đi nhờ CĐT, ra thư, ra văn bản kiện cáo, Á, thằng này đổ thải sang bên em, bác xử lý giúp em vụ này.
Có anh em nào gặp tình huống này chưa? Phương án giải quyết thế nào nhỉ?
4YMUzXr.jpg
vẫn cho nó đổ nhưng bắt nó kí vào cái biên bản xác nhận 2 bên sau này sẽ dọn trả lại mặt bằng? còn không thì không cho đổ nữa
 

vandung494390

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
12/1/12
Bài viết
152
Điểm thành tích
63
Ý 1 : Cái này rất hay gặp. Tại vì ông nhà thầu lời nhiều hay ít phụ thuộc vào BPTC mà. Khi lập hồ sơ dự thầu các ông toàn đưa những cái đâu đâu vào mà lúc thi công có làm được đâu. Bạn phải làm thuyết minh và BPTC thay đổi cho những hạng mục thay đổi (có kèm theo khối lượng tăng hoặc giảm hoặc phát sinh) kèm theo cái thư trình gửi BQLDA hoặc CĐT để phê duyệt. Nếu OK thì bên họ sẽ có công văn chấp thuận. Đặc biệt là cái mục an toàn GT thì nhiều.
Ý 2 : Như ý 1 mình đã nói là có đính kèm khối lượng. Nếu bên CĐT chấp thuận rồi thì cứ thanh toán thôi. Trừ trường hợp là phần an toàn GT thanh toán theo %. Và cái này tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến bill thầu. Tại thay đổi KL mà. Giảm thì vô tư còn tăng thì bạn phải đưa vào PL phát sinh. Tại mình có chi phí phat sinh tính trong bill thầu cũng như trong PLHĐ mà
1. Ý của bạn phần KL trong BPTC nhà thầu lập đệ trình nếu có tăng so với TKKT thì vẫn được thanh toán bình thường đúng không? TH của bạn áp dụng cho loại HĐ nào vậy? Bạn có thể nêu rõ anh em cùng học hỏi? Thực tế HĐ đơn giá điều chỉnh: Phần KL phát sinh trong BPTC do nhà thầu lập tăng nhiều so với KL trong TKKT mà TVGS nó toàn bắt lấy thằng min (KL BPTC, KL TKKT) đó. Nó nói đó là BP của Nhà thầu, phần KL tăng này do BP của ông nên tự chịu, sao không làm theo thằng TKKT đi. Làm " giỏi" tăng KL mà còn đòi lợi nhuận.
 

thanhdemon1992

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
14/7/15
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
32
1. Ý của bạn phần KL trong BPTC nhà thầu lập đệ trình nếu có tăng so với TKKT thì vẫn được thanh toán bình thường đúng không? TH của bạn áp dụng cho loại HĐ nào vậy? Bạn có thể nêu rõ anh em cùng học hỏi? Thực tế HĐ đơn giá điều chỉnh: Phần KL phát sinh trong BPTC do nhà thầu lập tăng nhiều so với KL trong TKKT mà TVGS nó toàn bắt lấy thằng min (KL BPTC, KL TKKT) đó. Nó nói đó là BP của Nhà thầu, phần KL tăng này do BP của ông nên tự chịu, sao không làm theo thằng TKKT đi. Làm " giỏi" tăng KL mà còn đòi lợi nhuận.
Bạn đọc rõ ý 1 của mình nhé. Do bên bạn thi công trước mới trình sau nên duyệt hay không là do bên CĐT quyết định. Nếu họ chấp nhận khối lượng đó thì mình mới làm cái thư trình đẩy lại ngày trước khi thi công. Nếu theo đúng giấy tờ pháp lý thì cái này phải có trước mà. Nhưng bên CĐT họ không chấp nhận thì đành chịu thôi. Nếu bạn có trong tay cái thư chấp thuận thay đổi, điều chỉnh thì chả ai cấm được bạn thanh toán KL phát sinh cả
 

vandung494390

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
12/1/12
Bài viết
152
Điểm thành tích
63
Bạn đọc rõ ý 1 của mình nhé. Do bên bạn thi công trước mới trình sau nên duyệt hay không là do bên CĐT quyết định. Nếu họ chấp nhận khối lượng đó thì mình mới làm cái thư trình đẩy lại ngày trước khi thi công. Nếu theo đúng giấy tờ pháp lý thì cái này phải có trước mà. Nhưng bên CĐT họ không chấp nhận thì đành chịu thôi. Nếu bạn có trong tay cái thư chấp thuận thay đổi, điều chỉnh thì chả ai cấm được bạn thanh toán KL phát sinh cả
Haizzzzzz, mình có hiểu ý bạn mà!
1. Hợp đồng bên bạn ký là gì?
2. KL phát sinh từ BPTC chủ quan của Nhà thầu - Cái này TKKT đã dự tính BPTC khác khả thi và đã được phê duyệt. Tại sao Nhà thầu không làm theo đề xuất như TKKT đã nếu. KL này ở TKKT đã có trong hợp đồng. Khi Nhà thầu trình 1 BPTC khác và đạt được mục đích như TKKT để xuất mà KL cao hơn hay nói cách khác chi phí cao hơn so với đề xuất.
3. Nếu Nhà thầu trình một BPTC khác, kinh phí lơn hơn nhưng vẫn đạt mục địch đề xuất thì CĐT có chịu thanh toán cho ông Nhà thầu k?
4. Nếu TH phát sinh ngoài ý muốn, điều kiện bất khả kháng sẽ tùy thuộc vào loại hợp đồng
5. Còn BTTC phải trình và được duyệt trước khi thi công thì ai cũng biết, nó là nguyên tắc
6. Vấn đề chốt lại khi làm thanh toán thì phần KL của hạng mục này sẽ lấy theo TKKT hay BPTC của Nhà thầu
Mời bác góp ý?
 

vandung494390

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
12/1/12
Bài viết
152
Điểm thành tích
63
vẫn cho nó đổ nhưng bắt nó kí vào cái biên bản xác nhận 2 bên sau này sẽ dọn trả lại mặt bằng? còn không thì không cho đổ nữa
Hề, phương án giải quyết này dễ dãi quá nhỉ?
1. Nó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của mình vì 1 thằng không đâu
2. Nó không có 1 chút lợi ích nào từ việc cho nhờ
3. Cản trở mặt bằng thi công vì 1 lý do ngớ ngẩn
4. Khi CĐT sờ gáy tại sao chậm tiến độ vì cho nhờ mặt bằng sẽ lấy lý do là vì em cho mượn mặt bằng nó lại chưa dọn trả bọn em nên chậm. Mong anh xem xét?
Cũng nhiều vấn đề đó bạn!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top