Tập hợp chi phí giá thành xây dựng

tainguyenmt

Thành viên mới
Tham gia
9/7/12
Bài viết
1
Điểm thành tích
3
Chào các bạn trên diễn đàn Giaxaydung!
Mình là kế toán hạch toán giá thành xây dựng, hiện tại mình đang băn khoăn một vấn đề muốn tham khảo các bạn?
Ví dụ: Quyết toán công trình như sau:
Chi phí vật liệu: 401.264.173
Chi phí nhân công: 251.936.760
Chi phí máy: 68.375.590
Trực tiếp phí khác (1.5%): 10.823.648
Cộng chi phí trực tiếp: 732.400.171
Chi phí chung (5.3%): 38.817.209
Giá thành Quyết toán xây dựng: 771.217.380
Thu nhập chịu thuế tính trước (6%): 46.273.043
Chi phí nhà tạm: 15.424.348
Giá thành quyết toán trước thuế: 832.914.770
Thuế GTGT 10%: 83.291.477
Giá thành quyết toán sau thuế: 916.206.247
Kế toán tập hợp chi phí giá thành của công trình trên như sau:
Chi phí vật liệu: 415.000.000
Chi phí nhân công: 260.000.000
Chi phí máy: 80.000.000
Chi phí chung: 40.000.000
Giá thành xây dựng: 795.000.000
Thu nhập chịu thuế tính trước (6%): 47.700.000
Giá thành trước thuế: 842.700.000
Thuế GTGT 10%: 84.270.000
Giá thành sau thuế: 926.970.000
Mình đang thắc mắc Phần thu nhập chịu thuế tính trước. Khi đã tập hợp được chi phí giá thành rồi thì nhân với 6% sẽ ra chi phí thu nhập chịu thuế tính trước luôn không cần phải thể hiện bằng chứng từ như chi phí vật liệu, nhân công, máy có đúng không? Nhờ mọi người giúp đỡ vì mình mới chuyển sang mảng này nên không hiểu lắm.
Chúc các bạn luôn thành công.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.582
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Do đang nghiên cứu về phần mềm Kế toán xây dựng và mối liên hệ với công tác thanh quyết toán. Nên tôi đem vấn đề này đi tham khảo ý kiến các chuyên gia và nhận được ý kiến như sau:

Trước hết không ai gọi là “Giá thành quyết toán” đối với bảng Q.toán A-B.
Bảng quyết toán này do nhà thầu lập (có thể thuê) theo mẫu thống nhất về cách tính do liên Bộ TC-XD quy định.
Cũng không ai lấy 6% Thu nhập chịu thuế tính trước đưa vào chi phí. (Trước đây gọi là lãi định mức).
Số liệu tập hợp của bạn nêu ra chưa đúng. Không phù hợp với cách tính của ngành xây dựng.

Tôi xin lần lượt trình bày vấn đề này theo từng bước như sau:
A. Hồ sơ thanh quyết toán:
I/ Bảng thanh toán KLHT giai đoạn và quyết toán A-B:
- Khi công trình được nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo (Trong quá trình thi công, công trình trải qua nhiều giai đoạn, nhiều hạnh mục nhỏ, mỗi giai đoạn, mỗi hạng mục nhỏ, trước khi chuyển sang thi công giai đoạn tiếp theo, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư nghiệm thu và ký bảng KLHT và giá trị của giai đoạn đó, gọi là “Bảng Thanh toán KLHT đợt 1; 2; 3 … cho đến đợt cuối) “BB nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng”, nhà thầu (bên trình Chủ đầu tư (bên A) bảng quyết toán này để thống nhất KLHT và giá trị công trình.
- Nếu thống nhất được (thường phải qua rất nhiều lần chỉnh sửa) hai bên A và B cùng ký và đóng dấu, vì thế gọi là Bảng quyết toán A-B (Đầy đủ là: Bảng quyết toán khối lượng hoàn thành công trình: A, B, C …).

II/ Phê duyệt quyết toán A-B:
- Đối với các công trình sử dụng vốn tự có của Chủ đầu tư, thì Chủ đầu tư mới có quyền phê duyệt quyết toán, hoặc bản Thanh lý hợp đồng.
- Đối với các công trình sử dụng vốn Ngân sách, thường là sở Tài chính, hoặc UBND từ cấp huyện, thành phố trở lên mới có quyền phê duyệt quyết toán. Kết quả phê duyệt làm Công trình có thể tăng hoặc giảm (thông thường là bị cắt giảm) so với quyết toán A-B mà hai bên Nhà thầu và Chủ đầu tư đã ký trước đó.
- Thời gian chờ phê duyệt QT có thể kéo dài từ một năm đến nhiều năm.
- Công trình đã được phê duyệt QT còn phải chịu sự kiểm soát của Thanh tra, Kiểm toán. Con số của hai cơ quan này mới là con số cuối cùng.

B. Khi kế toán nhận được Bảng thanh toán KLHT các đợt 1; 2; 3… rồi đến Bảng quyết toán KLHT này do phòng kỹ thuật giao, sẽ tiến hành như sau:

I. Xác định doanh thu:
1. Đối với “Bảng thanh toán KLHT đợt 1; 2; 3...: Căn cứ giá trị KLHT được A ký xác nhận đồng ý thanh toán trong bảng này:
- Xuât hóa đơn GTGT cho Chủ đầu tư (không được chậm quá 30 ngày kể từ ngày A-B ký “Bảng thanh toán KLHT đợt…), đồng thời kê khai thuế, hạnh toán, cân đối chi phí, thuế đầu vào – nộp thuế GTGT vào ngày 20 của tháng sau đó (Nếu phải nộp).
Cứ như vậy cho đến bảng thanh toán KLHT đợt cuối của công trình.
- Khi có bảng Quyết toán KLHT (phải là bảng đã được hai bên A-B ký đóng dấu đầy đủ) công trình thì xem được Chủ đầu tư quyêt toán giá trị là bao nhiêu (Phải biết đọc và phân tích bảng quyết toán A-B này do bên phòng kỹ thuật, hoặc phòng kinh doanh giao). Sau đó tổng hợp giá trị hóa đơn đã xuất từ đợt 1 đến đợt cuối, so với giá trị quyết toán A-B: còn bao nhiêu xuất nốt.
- Đối với các công trình sử dụng vốn tự có của Chủ đầu tư, đến đây coi như xong phần xác định doanh thu. Nhưng nếu bị Kiểm toán, thanh tra, thì sẽ phải điều chỉnh DT theo kết quả của hai cơ quan này.
- Đối với các công trình sử dụng vốn Ngân sách: Khi có Quyết định phê duyệt quyết toán A-B của cấp có thẩm quyền, kết quả thanh tra, kiểm toán thì sẽ phải điều chỉnh DT theo quyết định PDQT này và kết quả của hai cơ quan thanh tra, kiểm toán một lần nữa.
Vậy là xong phần xác định doanh thu. (Tất nhiên, trong quá trình này, kế toán phải đồng thời mở sổ hạch toán và theo dõi chi phí được tập hợp về).

Bài viết sau tôi sẽ trình bày về việc tập hợp và xử lý chi phí theo doanh thu nêu trên đã được xác định xong.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc. Mong được các bạn gần, xa đóng góp bổ sung thêm. Xin cảm ơn.
 

Oanhktxd

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/10/12
Bài viết
11
Điểm thành tích
3
Do đang nghiên cứu về phần mềm Kế toán xây dựng và mối liên hệ với công tác thanh quyết toán. Nên tôi đem vấn đề này đi tham khảo ý kiến các chuyên gia và nhận được ý kiến như sau:

Trước hết không ai gọi là “Giá thành quyết toán” đối với bảng Q.toán A-B.
Bảng quyết toán này do nhà thầu lập (có thể thuê) theo mẫu thống nhất về cách tính do liên Bộ TC-XD quy định.
Cũng không ai lấy 6% Thu nhập chịu thuế tính trước đưa vào chi phí. (Trước đây gọi là lãi định mức).
Số liệu tập hợp của bạn nêu ra chưa đúng. Không phù hợp với cách tính của ngành xây dựng.

Tôi xin lần lượt trình bày vấn đề này theo từng bước như sau:
A. Hồ sơ thanh quyết toán:
I/ Bảng thanh toán KLHT giai đoạn và quyết toán A-B:
- Khi công trình được nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo (Trong quá trình thi công, công trình trải qua nhiều giai đoạn, nhiều hạnh mục nhỏ, mỗi giai đoạn, mỗi hạng mục nhỏ, trước khi chuyển sang thi công giai đoạn tiếp theo, nhà thầu phải trình Chủ đầu tư nghiệm thu và ký bảng KLHT và giá trị của giai đoạn đó, gọi là “Bảng Thanh toán KLHT đợt 1; 2; 3 … cho đến đợt cuối) “BB nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng”, nhà thầu (bên trình Chủ đầu tư (bên A) bảng quyết toán này để thống nhất KLHT và giá trị công trình.
- Nếu thống nhất được (thường phải qua rất nhiều lần chỉnh sửa) hai bên A và B cùng ký và đóng dấu, vì thế gọi là Bảng quyết toán A-B (Đầy đủ là: Bảng quyết toán khối lượng hoàn thành công trình: A, B, C …).

II/ Phê duyệt quyết toán A-B:
- Đối với các công trình sử dụng vốn tự có của Chủ đầu tư, thì Chủ đầu tư mới có quyền phê duyệt quyết toán, hoặc bản Thanh lý hợp đồng.
- Đối với các công trình sử dụng vốn Ngân sách, thường là sở Tài chính, hoặc UBND từ cấp huyện, thành phố trở lên mới có quyền phê duyệt quyết toán. Kết quả phê duyệt làm Công trình có thể tăng hoặc giảm (thông thường là bị cắt giảm) so với quyết toán A-B mà hai bên Nhà thầu và Chủ đầu tư đã ký trước đó.
- Thời gian chờ phê duyệt QT có thể kéo dài từ một năm đến nhiều năm.
- Công trình đã được phê duyệt QT còn phải chịu sự kiểm soát của Thanh tra, Kiểm toán. Con số của hai cơ quan này mới là con số cuối cùng.

B. Khi kế toán nhận được Bảng thanh toán KLHT các đợt 1; 2; 3… rồi đến Bảng quyết toán KLHT này do phòng kỹ thuật giao, sẽ tiến hành như sau:

I. Xác định doanh thu:
1. Đối với “Bảng thanh toán KLHT đợt 1; 2; 3...: Căn cứ giá trị KLHT được A ký xác nhận đồng ý thanh toán trong bảng này:
- Xuât hóa đơn GTGT cho Chủ đầu tư (không được chậm quá 30 ngày kể từ ngày A-B ký “Bảng thanh toán KLHT đợt…), đồng thời kê khai thuế, hạnh toán, cân đối chi phí, thuế đầu vào – nộp thuế GTGT vào ngày 20 của tháng sau đó (Nếu phải nộp).
Cứ như vậy cho đến bảng thanh toán KLHT đợt cuối của công trình.
- Khi có bảng Quyết toán KLHT (phải là bảng đã được hai bên A-B ký đóng dấu đầy đủ) công trình thì xem được Chủ đầu tư quyêt toán giá trị là bao nhiêu (Phải biết đọc và phân tích bảng quyết toán A-B này do bên phòng kỹ thuật, hoặc phòng kinh doanh giao). Sau đó tổng hợp giá trị hóa đơn đã xuất từ đợt 1 đến đợt cuối, so với giá trị quyết toán A-B: còn bao nhiêu xuất nốt.
- Đối với các công trình sử dụng vốn tự có của Chủ đầu tư, đến đây coi như xong phần xác định doanh thu. Nhưng nếu bị Kiểm toán, thanh tra, thì sẽ phải điều chỉnh DT theo kết quả của hai cơ quan này.
- Đối với các công trình sử dụng vốn Ngân sách: Khi có Quyết định phê duyệt quyết toán A-B của cấp có thẩm quyền, kết quả thanh tra, kiểm toán thì sẽ phải điều chỉnh DT theo quyết định PDQT này và kết quả của hai cơ quan thanh tra, kiểm toán một lần nữa.
Vậy là xong phần xác định doanh thu. (Tất nhiên, trong quá trình này, kế toán phải đồng thời mở sổ hạch toán và theo dõi chi phí được tập hợp về).

Bài viết sau tôi sẽ trình bày về việc tập hợp và xử lý chi phí theo doanh thu nêu trên đã được xác định xong.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc. Mong được các bạn gần, xa đóng góp bổ sung thêm. Xin cảm ơn.
Hồi hộp đợi bài viết sau của thầy .
 

heocoi220411

Thành viên có triển vọng
Tham gia
4/12/13
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
33
ca nha dang nóng lòng chờ doi bai sau cua thay đo thây ah. hjhjh, thanks thay nhju thay nhe
 

Top