Mới bảo vệ xong ĐA nền móng. Em post file bản vẽ lên các bạn tham khảo. ĐA của em viết tay nên không có file thuyết minh post lên mạng được
Phần móng nông là đệm cát, vẽ lại 100%, không ed kích thước. Rất thú vị là khi in ra, máy in bị lỗi, nét hack có mầu xanh rất đẹp
Phần móng cọc thì sửa lại okie rùi. Hjc hjc, sửa đến là mệt. Khi in nhớ đặt nét cho chuẩn nữa là xong.
Em không nhớ hết thầy hỏi những gì, nhớ được đến đâu thì post lên đến đấy vậy:
1, Cát sử dụng làm đệm có đặc tính như thế nào?
Trả lời: Cát hạt trung, chặt vừa, có phi = 35độ, E=1600T/m2
2, Sau khi thi công xong, làm sao biết được đệm cát đạt các đặc tính trên, xác định E bằng cách nào?
Hjc hjc, cái này hơi chuối. Trong sách nền và móng cũng chỉ nói "Các giá trị này cần được thí nghiệm kiểm tra điều chỉnh thiết kế hợp lý"
Em trả lời là làm thí nghiệm. Để xác định E thì làm thí nghiệm xuyên tĩnh. Vấn đề tiếp theo là: Thí nghiệm xuyên tĩnh tiến hành như thế nào?
Đến câu này thì chịu rùi
( (Về đọc lại giáo trình thui)
3, Lớp đất dưới đáy đệm có phi bằng bao nhiêu, các đặc trưng?
Trả lời, 37 độ
4, Có cần kiểm tra lớp đất dưới đáy đệm không?
Trả lời: Lớp đất dưới đáy đệm là lớp đất tốt, không cần kiểm tra. (Cái này cần chú ý, vì nếu lớp đất này còn tốt hơn cả đệm cát thì tốn công kiểm tra làm gì
)
5, Góc anpha = 30 độ để làm gì (trong bản vẽ ấy ạ)?
Trả lời: Góc 30 độ đó là góc mở để xác định vùng ảnh hưởng của móng tới đáy đệm (Khối móng quy ước)
6, Cách tính móng băng? Xác định áp lực tiếp xúc dưới đáy móng băng?
Trả lời: Nói lại cách tính móng thôi (Xem giáo trình) (Thầy khá quan tâm đến chiều dài móng băng xác định như thế nào)
7, Khi nào dùng Ptt, khi nào dùng Ptc? (Câu này chung cho cả phần móng cọc)
Trả lời: Ptt dùng khi tính thép theo trạng thái giới hạn thứ 2
Ptc dùng khi tính biến dạng theo trạng thái giới hạn thứ nhất
Chú ý: Mặt bằng móng nên vẽ đúng chiều đặt móng (đương nhiên là cạnh dài của móng - móng đơn phải theo chiều ngắn của công trình) - Lớp em có bạn sai cái mặt bằng, hì, để lần sau bảo vệ lại cho chắc
)
Cuối cùng thầy chuyển sang hỏi phần móng cọc:
1, Điều khiện để móng đang thiết kế là móng cọc đài thấp?
Trả lời: Hm>=0,7Hmin
Khi đó, đất và đài móng từ đáy đài trở lên đủ để tiếp nhận được tải trọng ngang thì móng cọc được gọi là móng cọc đài thấp.
2, Khi nào dùng Pi, khi nào dùng Po?
Trả lời: Pi dùng tính biến dạng, Po dùng tính tính thép
3, Sức chịu tải của cọc?
Nhìn vào bản vẽ hoặc coi lại thuyết minh nếu không nhớ. (Tải trọng này phải nhỏ hơn tải trọng giới hạn - nhớ điều chỉnh cho xấp xỉ nha - dùng cell để điều chỉnh chứ tính tay thì lâu lắm)
4, Trong bản vẽ đài cọc, em có vẽ thêm thép cấu tạo ở phía trên. Thầy giáo hỏi là thép đó là thép gì? (Thanh số 3 và số 4 ấy ạ)
Trả lời: thép cấu tạo
Nó có tác dụng gì?
Trả lời: Em cũng không dám chắc lắm: chống nứt cho bê tông
Thép đó có phải lúc nào cũng đặt theo cấu tạo không?
Trả lời: Không
Khi nào cần tính toán?
Trả lời: Khi lực tính toán lớn
Em tải kèm theo cả bảng tính luôn
Phù, mệt quá
Hôm khác sẽ post bài thi môn SAP. (Với các bác chạy SAP ngon lành rùi thì em không dám múa rìu qua mắt thợ, xin được chỉ giáo tiếp) Chỉ là phần học tập của sinh viên thôi. Bác nào có thể post bài hướng dẫn ETAP cái nhỉ:-w=D>