Tại sao không đưa khấu hao vào dòng tiền để tính NPV và IRR

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
Tại sao không đưa giá trị khấu hao vào dòng tiền hiệu số thu chi để tính các chỉ tiêu kinh tế NPV và IRR? Vấn đề này khá trừu tượng hồi TA còn đi học thầy đã nói rất kỹ, sau đi làm không nhớ rõ vì sao? Chỉ nhớ mang máng, đến khi vấp vào công việc thực tế, cãi nhau ỏm tỏi với các chuyên gia và nghiên cứu kỹ lại mới hiểu sâu được vấn đề. Hóa ra nó lại rất đơn giản. Xin mời mọi người thảo luận cùng TA về vấn đề này.
 
P

phan_cds

Guest
Vấn đề đơn giản ở đây được hiểu theo 2 nghĩa :
1. Không đưa giá trị khấu hao vào dòng tiền hiệu số thu chi để tính các chỉ tiêu kinh tế NPV và IRR là đúng, ông nêu lại vấn đề ra để chọc quê anh em ah
2. Sau khi 2 ông cãi nhau ỏm tỏi và hiểu ra được vấn đề, có nghĩa là 2 ông cùng đi đến thống nhất 1 vấn đề nhưng vẫn không biết đúng hay sai nên mới nêu lại vấn đề ra để anh em tiếp tục thảo luận.
Vậy, ông theanh cho ý kiến để anh em còn biết ...
 
Last edited by a moderator:

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
@phan_cds: TA còn đâu thời gian mà nghĩ trò chọc quê mọi người. Tạo chủ đề cho mọi người thảo luận cho vui. Chúng ta là ngôi nhà đầm ấm mà. TA định vẽ cái hình sơ đồ dòng tiền đề minh họa sẽ dễ trông hơn nhưng chưa kịp.

Vấn đề là thế này: tại thời điểm đầu mình đã đưa giá trị tổng mức đầu tư vào dòng tiền rồi, thể hiện bằng một mũi tên hướng xuống (chi) trên sơ đồ dòng tiền. Thế vậy cái giá trị khấu hao tính thế nào? Lại lấy giá trị tổng mức đầu tư chia ra theo các năm, biểu thị bằng các mũi tên nhỏ cũng hướng xuống (chi) ở các thời đoạn (năm). Xong rồi lại quy các giá trị khấu hao đó về thời điểm đầu (tính NPV). Như vậy sau khi tính NPV theo trường hợp này - sẽ vẽ được 2 mũi tên hướng xuống (2 lần chi) ở thời điểm đầu. Tức là chi phí TMĐT bị tính trùng 2 lần -> sai lệch kết quả nghiêm trọng.
khong-dua-khau-hao-vao-dong-tien.jpg
2 khoản không được đưa vào chi phí khi tính hiệu quả tài chính là khấu hao và lãi vay:

- Khấu hao là giá trị nguyên giá tài sản được phân bổ vào nhiều năm. Trong khi phân tích hiệu quả tài chính dự án, thì giá trị này đã được đưa vào ngay từ năm 0 (nó chính là vốn đầu tư ban đầu Go). Do đó nó không được đua vào dòng tiền chi của các năm nữa (đưa vào là tính trùng lặp 2*TMĐT).

- Mặt khác, theo quy ước tính toán, chỉ tính những khoản thực thu thực chi thôi, mà khấu hao không phải là một khoản thực chi, nên không được đưa vào. (không đưa khấu hao vào doanh thu vì bạn có thu được gì từ nó đâu, trích từ doanh thu ra để khấu hao mà)

- Lãi vay cũng không được đưa vào dòng chi phí vì nó đã được dùng để xác định r (lãi suất tối thiểu chấp nhận được).

Thực ra có một quan điểm khác:

- Khấu hao là khoản chi phí ảo, DN không bỏ ra chi phí này trong vận hành mà do DN đã bỏ vốn đầu tư. Vì vậy, nhà nước cho phép phân bổ chi phí này vào các năm vận hành để tái đầu tư, phát triển sản xuất và giảm thuế TNDN

- Nhưng khi tính toán dòng tiền để xác định các chỉ tiêu NPV, IRR..., nếu đưa Khấu hao được đưa vào dòng chi phí, tiền khấu hao đưa vào quỹ khấu hao hàng năm và được coi là một khoản doanh thu của dự án. Khi tính dòng tiền hiệu số thu chi doanh thu từ khấu hao và chi phí khấu hao sẽ triệt tiêu nhau thôi.
 
P

phan_cds

Guest
Các bác cho hỏi cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào nhỉ
 
T

td.bitexco

Guest
Khấu hao và tính toán Phân tích hiệu quả Kinh tế

Theo ý kiến của mình thì chúng ta nên phân biệt rõ một số khái niệm Trong công tác tính toán Phân tích hiệu quả Kinh tế như sau :

1. Khấu hao : Giá trị khấu hao hàng năm trong Bảng tính toán phân tích HQKT chính là Giá trị đầu tư tài sản ban đầu được quy đổi, phân bổ cho các năm tính toán (có thể kể đến hệ số trượt giá hàng năm - dự kiến).:eek:

2. Tính toán NPV (hiện giá hiệu số thu chi hàng năm và toàn thời gian vận hành dự án) : Với số liệu cơ bản đầu vào tính toán là : Dòng tiền chi (chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vận hành, thuế...); Dòng tiền thu (doanh thu, thu hồi TSCĐ khi thanh lý...); Hệ số chiết khấu. Trong bảng tính này thì giá trị KHTS không tính toán cho từng năm mà nó chính là chi phí đầu tư ban đầu được đưa vào "một cục" ngay từ năm 0 (không) khi tính toán phân tích.:)

3. Tính toán Phân tích hiệu quả Kinh tế chỉ là tính toán đơn thuần về mặt dự trù lỗ lãi (không kể tới các biến động do quy đổi giá trị tiền tệ).

Rõ ràng là hai bảng tính toán Phân tích hiệu quả Kinh tế, tính toán NPV có các mục đích khác nhau nên con số tính toán đầu vào cũng được thể hiện khác nhau (tổng giá trị có thể giống nhau). Các bạn có ý kiến thêm!:beer:
 
V

vucong

Guest
- Lãi vay cũng không được đua vào dòng chi phí vì nó đã được dùng để xác định r (lãi suất tối thiểu chấp nhận được)
Chưa hiểu ý của OCT.
- Tiền trả lãi phần vốn vay là khoản tiền thực chi hàng năm, nếu ko đưa vào chi phí thì cân đối thu chi thế nào?
- Xác định "r", ý bạn nói là chiết khấu (discount rate)? Chiết khấu áp dụng trong phân tích tài chính thường được tính bằng WACC.

Vài dòng tham gia,
Thân
 
O

Oct

Guest
Theo ý kiến của mình thì chúng ta nên phân biệt rõ một số khái niệm Trong công tác tính toán Phân tích hiệu quả Kinh tế như sau :

Tính toán Phân tích hiệu quả Kinh tế chỉ là tính toán đơn thuần về mặt dự trù lỗ lãi (không kể tới các biến động do quy đổi giá trị tiền tệ).

Oct đồng ý với ý kiến của bạn.Oct chỉ xin sửa lại cho chính xác thuật ngữ: Ở đây chúng ta phần lớn bàn đến phân tích hiệu quả TÀI CHÍNH của dự án, VN hình như chưa có dự án nào phân tích KINH TẾ XÃ HỘI dự án một cách định lượng cả, vì quá phức tạp. Các chỉ tiêu NPV, IRR đều là phân tích TÀI CHÍNH.
Dự tính lỗ lãi cho dự án thì gọi là Phân tích lỗ lãi - không gọi là phân tích KINH TẾ.:beer:
 
V

vucong

Guest
Chúng ta nên xem xét 02 vấn đề: Phân tích hiệu quả kinh tế (PTKT) khác với Phân tích hiệu quả tài chính (PTTC). Về PTTC thì các bạn trên forum này đã nói nhiều và bạn Td.Bitexco cũng đã đưa ra một bảng tính hiệu quả tài chính rồi, ở đây tôi chỉ lưu ý về PTKT thôi:
- PTKT: xuất phát từ lợi ích của nền kinh tế quốc dân và toàn bộ xã hội. PTKT có mục đích so sánh những chi phí và lợi ích giữa việc lập dự án "mới" (or cải tạo công trình hiện hữu) và không lập dự án (or giữ nguyên công trình hiện hữu). Trong PTKT, Tổng chi phí (C) được xác định = Cm - Cc; trong đó: Cm : chi phí khi lập dự án mới; Cc : chi phí khi giữ nguyên công trình hiện tại (gồm các chí phí thường xuyên và định kỳ) or không có dự án (Cc=0). Lợi ích (B) trong PTKT là các lợi ích tiết kiệm được khi so sánh "có" và không có (or giữ nguyên công trình cũ); ví dụ đối với các dự án đường bộ: B trong PTKT bao gồm Lợi ích tiết kiệm thời gian vận hành (tgvh), Lợi ích giảm thiểu thời gian tắc xe (tgtx), lợi ích tiết kiệm chi phí vận hành (cpvh), lợi ích giảm thiểu tai nạn xe (tn) ... các lợi ích này được tính toán trên cơ sở B = (Ctgvh + Ctx + Ccpvh + Ctn)c - (Ctgvh + Ctx + Ccpvh + Ctn)m; trong đó: Cxxx: là các chi phí, m: là dự án mới, c: là đường cũ. Ngoài ra còn có 1 số lợi ích khác ko thể lượng hóa đc như các lợi ích quốc phòng, lợi ích cải tạo tình trạng kém phát triển tại các vùng sâu vùng xa...
- PTTC:có mục đích xem xét những khoản thu trong khai thác dự án cho phép bù lại những chi phí đầu tư hay không và xem xét những khoản chi trong quá trình vận hành (chi phí quản lý, duy tu, sửa chữa ...) có được bù đủ lại bằng chính tiền lời của nó hay không.

Đánh giá tài chính được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm vì qua đó nhà đầu tư quyết định đầu tư hay không đầu tư vào dự án, trong khi đó thì Nhà nước chỉ quan tâm tới hiệu quả kinh tế để quyết định trong việc cho phép đầu tư. Nhà nước chỉ quan tâm đến hiệu quả tài chính khi sử dụng để đàm phán với nhà đầu tư (vd: đối với các dự án BOT...)
 
Last edited by a moderator:
O

Oct

Guest
Các bác cho hỏi cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp như thế nào nhỉ

Cách tính và các trường hợp cụ thể về thuế thu nhập DN được quy định tại Nghị định 164/2003/ND-CP ngày 22/12/2003 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp và Nghị định 152/2004/ND-CP ngày 6/8/2004 sửa đổi bổ sung Nghị định 164/2003/ND-CP. Có 2 thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định là Thông tư 128/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành ND 164 và Thông tư 88/2004/TT-BTC sửa đổi bổ sung TT 128/2003/TT-BTC. Bạn có thể tìm đọc (vì Oct chưa biết cách đính file kèm nên không gửi lên được, nếu cần Oct có thể send mail 2 văn bản trên).

Một cách chung nhất, thuế thu nhập DN được tính như sau:
Thuế TNDN = Thu nhập chịu thuế (trong kỳ tính thuế) x Thuế suất (1)
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế = Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế - Chi phí hợp lý trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế (2)

Còn các thành phần của Doanh thu, Chi phí hợp lý, Thu nhập chịu thuế khác, thuế suất thuế TNDN và các trường hợp ưu đãi ở công thức trên được quy định rất chi tiết trong các TT mà Oct đã nêu.
Thân
 
O

Oct

Guest
Chưa hiểu ý của OCT.
- Tiền trả lãi phần vốn vay là khoản tiền thực chi hàng năm, nếu ko đưa vào chi phí thì cân đối thu chi thế nào?
- Xác định "r", ý bạn nói là chiết khấu (discount rate)? Chiết khấu áp dụng trong phân tích tài chính thường được tính bằng WACC.

Vài dòng tham gia,
Thân

Đúng vậy, r mà Oct đề cập chính là hệ số chiết khấu. Có thể có vài phương pháp tính hệ số chiết khấu? Nhưng theo một số dự án mà Oct đã tham khảo thì hệ số chiết khấu thường được lấy theo Lãi suất tối thiểu chấp nhận được (r). Tỷ lệ này tính toán trên cơ sở lãi suất bình quân các nguồn vốn (cả vốn vay lẫn vốn tự có) sau đó cộng tới thêm các tỷ lệ phần trăm do các yếu tố khác chi phối như rủi ro, lạm phát ... Như vậy cái phần lãi mà mình đáng lý phải trả nó đã được ẩn trong lãi suất phần vốn vay đem vào tính r rồi.
 
Last edited by a moderator:
B

baolong2016

Guest
Bạn Z@p vui lòng gởi file Bảng tính hiệu quả kinh tế vừa giới thiệu với mọi người ở trên cho Bảo Long nghiên cứu với, mình cũng đang bí vần đề này đây, học lâu rồi nên kiến thức đã quên nhiều. Nay nhờ Sư phụ giảng lại giúp Bảo Long nha.
 
Last edited by a moderator:
B

baolong2016

Guest
Bạn phan_cds ơi! Hôm nay mà còn căn cứ vào Nghị định 164/2003/NĐ-CP và các văn bản liên quan để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là trật rồi,
Văn bản hiện hành là: Nghị định 24/2007/NĐ -CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của nó đấy. Nghiên cứu lại để vận dụng cho đúng nha.
 
P

phan_cds

Guest
Bạn td.bitexco cho mình hỏi thêm : chi phí vận hành gồm những loại chi phí gì
 
T

td.bitexco

Guest
Chi phí vận hành

Bạn td.bitexco cho mình hỏi thêm : chi phí vận hành gồm những loại chi phí gì

;) Mình chỉ đề cập tới chi phí này khi phân tích một DAĐT nên có thể trao đổi với bạn như sau : "Chi phí vận hành" ở đây chính là chi phí phục vụ cho dự án trong suốt thời gian hoạt động, ví dụ : Một dự án cho thuê nhà làm văn phòng thì chi phí vận hành là các khoản điện chiếu sáng; duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thang máy (nếu có); chi phí cho bộ phận quản lý văn phòng; sửa chữa, nâng cấp văn phòng; quảng cáo tiếp thị....

Bạn tham khảo bản tính DAĐT của mình đã post lên nhé, thân! :p
 
P

phan_cds

Guest
cái bản của Z@p post lên mình thấy hệ số trả nợ chưa chuẩn
Mình muốn hỏi chi phí vận hành của một nhà máy sản xuất hoặc một cảng xếp dỡ ...
 
B

baolong2016

Guest
Post lên cho mình Bảng tính DAĐT với.

;) Mình chỉ đề cập tới chi phí này khi phân tích một DAĐT nên có thể trao đổi với bạn như sau : "Chi phí vận hành" ở đây chính là chi phí phục vụ cho dự án trong suốt thời gian hoạt động, ví dụ : Một dự án cho thuê nhà làm văn phòng thì chi phí vận hành là các khoản điện chiếu sáng; duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thang máy (nếu có); chi phí cho bộ phận quản lý văn phòng; sửa chữa, nâng cấp văn phòng; quảng cáo tiếp thị....

Bạn tham khảo bản tính DAĐT của mình đã post lên nhé, thân! :p


Cậu đã có Bảng tính DAĐT của td.bitexco post lên rồi cho mình tham khảo với nha.
 
B

baolong2016

Guest
Chuyên gia hàng đầu về phân tích tài chính

Cac Thanh vien biet không: Bác VuCong là chuyên gia hàng đầu về phân tích tài chính của Công ty tôi đấy

Mình đang cần biết phương pháp tính hiệu quả dự án đầu tư, nhưng hỏi xin nhiều bạn khác ở diễn đàn rồi mà không thấy hồi âm. Được biết Bác VuCong là chuyên gia hàng đầu về phân tích tài chính. Bác có thể cho đồ đệ thọ giáo được không?
 
T

td.bitexco

Guest
Dự án đầu tư

Cậu đã có Bảng tính DAĐT của td.bitexco post lên rồi cho mình tham khảo với nha.

:mad: Mình đã post một lần rồi sao bạn không tìm thấy chứ?
Bạn down theo đường link này nhé!:)
 

File đính kèm

  • Tong VDT Van Don.xls
    264,5 KB · Đọc: 1.666
B

baolong2016

Guest
Cảm ơn td.bitexco!

Cảm ơn cậu, mình vừa tải về được rồi. Nhưng chưa có điều kiện xem kỹ chi tiết phần tính toán của cậu (vì đang làm việc ở Cơ quan). Sao cậu không tính IRR nhỉ? Nó là một trong những chỉ tiêu cơ bản để quyết định đầu tư mà. Mình sẽ về nhà nghiên cứu lại. Cảm ơn cậu nhiều nha. Cậu có dự án mẫu nào tính toán cho dự án sản xuất không ( Nôm na là Nhà máy đó ?
 
T

td.bitexco

Guest
Dađt!

:D
Cảm ơn cậu, mình vừa tải về được rồi. Nhưng chưa có điều kiện xem kỹ chi tiết phần tính toán của cậu (vì đang làm việc ở Cơ quan). Sao cậu không tính IRR nhỉ? Nó là một trong những chỉ tiêu cơ bản để quyết định đầu tư mà. Mình sẽ về nhà nghiên cứu lại. Cảm ơn cậu nhiều nha. Cậu có dự án mẫu nào tính toán cho dự án sản xuất không ( Nôm na là Nhà máy đó ?

Không có gì, tính IRR mình đã ẩn đi rồi :D , bạn để ý có hai bảng tính NPV và mình đã tính IRR ở phía dưới, mình chọn chữ màu "trắng" nên bạn không thấy đó thôi, thân!:p
 
Last edited by a moderator:

Top