Tại sao lại phân biệt xi măng địa phương và xi măng trung ương?

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Các bác cho em hỏi tại sao đơn giá dự toán các tỉnh lại lấy giá xi măng địa phương cho các công tác xây, trát; còn lấy giá xi măng trung ương cho các công tác bêtông dù rằng xi măng địa phương và xi măng trung ương đều đạt tiêu chuẩn xi măng PC hoặc PCB?
Ví dụ như em lập dự toán công trình ở tỉnh Hoà Bình thì em áp giá xi măng của Cty Sông Đà (thuộc Tổng Công ty Sông Đà) hoặc xi măng Lương Sơn - Vinaconex (là những nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình) để giảm giá thành xây dựng nhưng khi thẩm định người ta đều yêu cầu đối với công tác xây, trát, bêtông lót móng thì sử dụng xi măng địa phương (xi măng Sông Đà hoặc Lương Sơn), còn tất cả các công tác bêtông khác thì sử dụng xi măng trung ương (như xi măng Bỉm Sơn, Tam Điệp, Hoàng Thạch,vv...) dù rằng xi măng "địa phương, trung ương" đều là xi măng PCB đạt tiêu chuẩn theo quy định. Khi em hỏi tại sao thì họ nói chỉ được dùng xi măng "địa phương" cho các công tác có tính chất bao che, tô, trát; còn xi măng "trung ương" mới được sử dụng cho công tác bê tông. Em được biết thì xi măng Sông Đà, Lương Sơn đã được sử dụng cho rất nhiều công trình lớn trên cả nước. Vậy tại sao 2 loại "xi măng địa phương" này lại không được sử dụng làm bêtông cho các công trình trên địa bàn tỉnh Hoà Bình?
Các bác có thể giải thích cho em biết được không?
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Các tương tác: htr

lieu_xieu

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
15/6/08
Bài viết
91
Điểm thành tích
18
Biết nói thế nào nhỉ :D

Chẳng có văn bản hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nào quy định không được dùng xi măng địa phương trong công tác đổ bê tông cả :D

Tuy nhiên theo thông lệ quốc ... nội thì thường là xi măng địa phương chất lượng kém hơn xi măng trung ương (Nếu không thì sao giá lại cao hơn? :D)

Có lẽ là do công nghệ sản xuất xi măng địa phương không hiện đại như xi măng trung ương, KCS chỉ tương đối nên mẻ này mẻ khác, lô này lô khác chất lượng không đồng nhất :D , rồi có thể là chất lượng clanhke có kém hơn (hàm lượng MgO cao hơn chẳng hạn) ...độ nghiền mịn hặc là cường độ có khi không cao bằng v..vv nên mặc dù cũng đạt chuẩn cả, nhưng chất lượng có kém hơn chút ít :D

Thế nên theo cảm tính thì nên dùng XM trung ương cho chắc cú. Y như vios với altist thì đều đạt chuẩn cả, nhưng lái con altist tuy tốn xăng tí nhưng an tâm hơn :p

Ngồi chờ bóng bánh phát biểu linh tinh theo cảm tính thế thôi sai không chịu trách nhiệm nhé. Cái này phải Kỹ sư vật liệu vào phát biểu nó mới chuẩn. Bác TheAnh đâu rồi? Nãy vừa thấy lượn lờ dưới đáy topic mà? :p
 
L

levinhxd

Guest
Mình cũng từng có những thắc mắc như bạn Huongly1111, tuy nhiên khác ở chỗ bạn nói xi măng Địa phương lại được sử dụng cho nhiều công trình trong nước (?!!?), có dẫn chứng cho điều này không? Vì thực tế thường như sau:
- Xi măng địa phương có công suất sản xuất tương đối nhỏ, thường là công nghệ sản xuất cũ (lò đứng), trực thuộc UBND Tỉnh quản lý, chất lượng thông thường thấp hơn so với xi măng SX theo công nghệ mới hiện đại.
- Xi măng trung ương (cái này cũng tự gọi với nhau vậy), thực tế là xi măng đã hoặc đang được đầu tư công nghệ sản xuất mới (lò quay), thường trực thuộc các Tổng công ty xi măng có uy tín lớn (Vicen chẳng hạn). Chất lượng được chứng nhận là tốt!
Trên thực tế thì xi măng địa phương vẫn đảm bảo dùng cho việc đổ bê tông các công trình, nhưng như lieu_xieu nói, thông lệ, người ta vẫn coi XM trung ướng mới ...tốt! :D
Cũng như thép, nhiều công trình, CHủ đầu tư vẫn yêu cầu nhà thầu dùng thép liên doanh, chứ không dùng thép nội hoặc gia công!
Đôi điều thảo luận vậy, mong mọi người có thêm ý kiến!
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Em được biết thì xi măng Sông Đà, Lương Sơn đã được sử dụng cho rất nhiều công trình lớn trên cả nước. Vậy tại sao 2 loại "xi măng địa phương" này lại không được sử dụng làm bêtông cho các công trình trên địa bàn tỉnh Hoà Bình?
Cùng một tiêu chuẩn sản xuất, cùng một hệ thống dây chuyền công nghệ, thậm chí cùng một nhóm chuyên gia tư vấn lắp đặt - vận hành sản xuất; nhưng những "nhà máy" ra đời sau thường chưa có ngay được chỗ đứng trên thị trường.

Có một thực tế rất khó hiểu: nhiều nhà máy xi măng ra đời sau, có công nghệ hiện đại hơn, nhưng những sản phẩm thời gian đầu họ cho ra lại có chất lượng không đồng đều, xi măng lâu ninh kết hơn, bê tông dễ bị giòn hơn do "khát nước". Cách đây khoảng hơn 3 năm, tôi đã được nghe một chuyên gia kết luận: Các nhà máy xi măng ra đời sau phải có ít nhất thời gian thử thách là 6 năm để có thể kết luận: sản phẩm của họ bảo đảm chất lượng và chưa gây ra một sự cố đáng tiếc nào thì mới "hợp chuẩn". Chắc chắn quy định này không có! Nhưng đúng như lieu_xieu đã trao đổi: "theo cảm tính thì nên dùng XM trung ương cho chắc cú".

Sẽ còn nhiều nhà máy xi măng ra đời thêm trong thời gian ngắn tới. Có lẽ ban quản trị của họ cần có "độc chiêu" thì mới thay đổi được quan điểm hiện tại.
 
Y

Yenthao168

Guest
Như bạn levinhxd nói rất đúng nhưng tôi xin bổ xung thêm như sau. Đa số xi măng Trung ương không những công nghệ hiện đại mà vật liệu dùng để sản xuất xi măng cũng rất chọn lọc (như mỏ sét, clinke......). Còn xi măng địa phương thường ngoài công nghệ cũ mà vật liệu của địa phương có thế nào họ làm vậy, cây nhà lá vườn mà. Tôi đã đúc mẫu thử xi măng địa phương và xi măng Trung ương, cùng tỷ lệ pha trộn như nhau, chế độ bảo dưỡng như nhau nhưng khi nén mẫu bao giờ mác của xi măng trung ương cũng cao hơn.
 

Huongly1111

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
8/6/09
Bài viết
294
Điểm thành tích
28
Tuổi
36
Mình cũng từng có những thắc mắc như bạn Huongly1111, tuy nhiên khác ở chỗ bạn nói xi măng Địa phương lại được sử dụng cho nhiều công trình trong nước (?!!?), có dẫn chứng cho điều này không?
Xi măng "địa phương" ở đây là xi măng thuộc 2 TCty Sông Đà và Vinaconex đặt tại "địa phương Hoà Bình" sản xuất từ hàng chục năm nay, tuy là công nghệ lò đứng nhưng vẫn được những đơn vị này sử dụng cho các công trình của họ ở nhiều tỉnh (~nhiều công trình trong nước).
 
Last edited by a moderator:
L

levinhxd

Guest
Xi măng "địa phương" ở đây là xi măng thuộc 2 TCty Sông Đà và Vinaconex đặt tại "địa phương Hoà Bình" sản xuất từ hàng chục năm nay, tuy là công nghệ lò đứng nhưng vẫn được những đơn vị này sử dụng cho các công trình của họ ở nhiều tỉnh (~nhiều công trình trong nước).

Xi măng của "Nhà" (trực thuộc 2 Tổng công ty đó), và Bản thân các công trình do chính "Nhà" làm chủ đầu tư, hoặc "Nhà" làm đơn vị thi công nhưng không bị chủ đầu tư đặt ra các yêu cầu khắt khe về chủng loại xi măng. Thì nghiễm nhiên cứ dùng của "nhà" là đúng rồi! Có gì đâu ngạc nhiên?
 

TAM MAO

Thành viên mới
Tham gia
28/9/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Chào cả nhà! Mình có một thắc mắc là xi măng nào là xi măng trung ương, xi măng nào là xi măng địa phương? Có ai biết chỉ giúp mình với. Cám ơn trước nhà.
 

nguyenducthangvb

Thành viên mới
Tham gia
25/5/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
43
minh muon don gia gio ca may may dao co gan bua dap thuy luc 1.2m3 ai cho minh don gia ?
 

chauvan113

Thành viên có triển vọng
Tham gia
15/10/09
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Chưa chắc XM trung ương đã tốt hơn xi măng địa phương. về phần lớn tất cả các xi măng đều phải đảm bảo chất lượng theo quy định, TCVN. Xi măng trung ương là xi măng trực thuộc sự quản lý về mặt chất lượng của tổng công ty xi măng Việt Nam, xi măng địa phương thì không. Giá của XM trung ương cao hơn địa phương là lẽ dĩ nhiên vì họ có thương hiệu, mà thương hiệu do tổng công ty XM vVieet Nam công nhận và họ phải mất phí.
 

Lah

Thành viên rất năng động
Tham gia
26/11/07
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Xi măng địa phương thì hàm lượng tạp chất gì nhỉ, quên rồi, của lưu huỳnh thì phải nó lớn, đổ kết cấu sau này nó gặp nước phá vỡ kết cấu, cấu trúc trong bê tông, nên người ta mới ko dùng xi măng địa phương cho phần kết cấu. Nhớ trước kia bên thí nghiệm giải thích thế, ko hỏi kỹ nữa vì ko dùng.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top