Tạm ứng hợp đồng

  • Khởi xướng Khởi xướng hnlan
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

hnlan

Guest
Mình đang làm Hồ sơ mời thầu, thấy mẫu mình đang có thì có mục Bảo lãnh tiền tạm ứng mà gia trị bảo lãnh lại bằng cả giá trị tiền tạm ứng. Nghe không hợp lý lắm. Mình muốn hỏi là có cái khảon Bảo lãnh tạm ứng không? Trong đó thấy ghi mục đích của bảo lãnh tiền tạm ứng là để đảm bảo cho tiền tạm ứng được thực hiện đúng mục đích. Nhưng mình thấy nếu có Bảo lãnh này thì thà là cắt bớt tạm ứng còn hơn. Các bạn cho mình câu trả lời nhé. Mình đang muốn bỏ cái đó đi.
 
Cái này trước giờ em mới thấy!
Ở chỗ em thường chỉ tạm ứng theo khối lượng hoàn thành thôi, và không có chi phí bảo lãnh tạm ứng này!
Mong các anh trên diễn đàn đóng góp ý kiến để làm sáng tỏ vấn đề!
 
Vì sao có bảo lãnh tạm ứng

Mình đang làm Hồ sơ mời thầu, thấy mẫu mình đang có thì có mục Bảo lãnh tiền tạm ứng mà gia trị bảo lãnh lại bằng cả giá trị tiền tạm ứng. Nghe không hợp lý lắm. Mình muốn hỏi là có cái khảon Bảo lãnh tạm ứng không? Trong đó thấy ghi mục đích của bảo lãnh tiền tạm ứng là để đảm bảo cho tiền tạm ứng được thực hiện đúng mục đích. Nhưng mình thấy nếu có Bảo lãnh này thì thà là cắt bớt tạm ứng còn hơn. Các bạn cho mình câu trả lời nhé. Mình đang muốn bỏ cái đó đi.

Vì sao lại có khoản bảo lãnh tạm ứng này? Cũng giống với việc bảo lãnh dự thầu để đảm bảo nhà thầu tham gia đấu thầu một cách nghiêm túc, bảo lãnh tạm ứng nhằm mục đích thông qua một tổ chức trung gian (thường là các ngân hàng mà bên B mở tài khoản) đứng ra bảo lãnh cho bên B trong quá trình thực hiện gói thầu để đảm bảo khi bên B nhận được tiền tạm ứng từ khi ký HĐ không chây ì hay "bỏ chạy", không tiếp tục thực hiện gói thầu. Trường hợp bên B sau khi nhận tiền tạm ứng mà không thực hiện hay "bùng" thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả số tiền bảo lãnh này cho bên A và làm các nghĩa vụ liên quan khác thay cho bên B.
Việc cắt bớt tạm ứng không liên quan gì đến việc bảo lãnh này cả và phải tuân thủ theo quy định cùng các thương thảo đạt được trong quá trình đàm phán hợp đồng. Không phải bên A muốn tạm ứng bao nhiêu thì tạm ứng mà phải làm theo Luật cũng như quy định đã được xác định trong HSMT.
 
Vậy giá trị bảo lãnh tạm ứng là bao nhiêu? Mình thấy ghi là bằng giá trị tiền được tạm ứng thì không ổn chút nào. Người ta bỏ ra 3 đồng để lấy lại cũng 3 đồng tạm ứng để thi công thì chẳng để làm gì cả.
 
Haaaaaaaaaaaaaa

Vậy giá trị bảo lãnh tạm ứng là bao nhiêu? Mình thấy ghi là bằng giá trị tiền được tạm ứng thì không ổn chút nào. Người ta bỏ ra 3 đồng để lấy lại cũng 3 đồng tạm ứng để thi công thì chẳng để làm gì cả.

Bạn cần xem thêm các văn bản liên quan để rõ hơn vấn đề này. Đây không phải là bỏ tiền ra mà dùng "tín chấp có điều kiện" thông qua một ngân hàng "bảo lãnh" cho họ bằng cam kết của ngân hàng. Nhà thầu không phải bỏ tiền ra mà chỉ cần có giấy cam kết bảo lãnh của ngân hàng thôi, không phải bỏ ra 3 đồng lấy lại cũng ba đồng như bạn nghĩ đâu.
 
Mình đang làm Hồ sơ mời thầu, thấy mẫu mình đang có thì có mục Bảo lãnh tiền tạm ứng mà gia trị bảo lãnh lại bằng cả giá trị tiền tạm ứng. Nghe không hợp lý lắm. Mình muốn hỏi là có cái khảon Bảo lãnh tạm ứng không? Trong đó thấy ghi mục đích của bảo lãnh tiền tạm ứng là để đảm bảo cho tiền tạm ứng được thực hiện đúng mục đích. Nhưng mình thấy nếu có Bảo lãnh này thì thà là cắt bớt tạm ứng còn hơn. Các bạn cho mình câu trả lời nhé. Mình đang muốn bỏ cái đó đi.

Vấn đề về bảo lãnh tiền tạm ứng đã có nhắc đến trong thông tư 130/2007/TT-BTC. Bảo lãnh tiền tạm ứng thì không bắt buộc, tùy vào hợp đồng giữa CDT với nhà thầu. Bảo lãnh này có thể bằng thư bảo lãnh ngân hàng, thế chấp bất động sản,...thường áp dụng cho các khoản tiền tạm ứng lớn, nhà thầu ít tin cậy (anh bỏ chạy với tiền tạm ứng của tôi thì tôi có cái gì đấy của anh chứ :beat:),...
Mình đã thấy có trường hợp CDT mất tiền tạm ứng (gói thầu mua sắm thiết bị)do nhà thầu cố tình lừa đảo.
 
Mình đã xem cả 130/2007 và 27/2007/TT_BTC mà không thấy có quy định mức giá trị tiền Bảo lãnh tạm ứng là bao nhiêu (ở 130/2007 có ghi là theo Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu). Còn về khoản chạy, xù đẹp sau khi nhận vốn thì hoàn toàn là không có với bên xây dựng công trình giao thông (các ngành khác mình không rõ). Các công trình giao thông thường là lớn, nên những Công ty tham gia đấu thầu cũng biết hết mặt nhau cả rồi. Và cũng là vì miếng cơm nên không ai có ý định chạy đẹp 1 vụ rồi nghỉ luôn đâu :D. Mình thấy là có thêm cái khoản Bảo lãnh này chỉ là hình thức, có chặt chẽ về mặt pháp luật thật, nhưng sẽ gây phiền hà tới Nhà thầu rất nhiều khi làm thủ tục Bảo lãnh ở Ngân hàng hay Kho Bạc. Mình làm Nhà thầu rồi nên mình thấy giảm được thủ tục nào thì hay khoản đó.
 
Mình đã xem cả 130/2007 và 27/2007/TT_BTC mà không thấy có quy định mức giá trị tiền Bảo lãnh tạm ứng là bao nhiêu (ở 130/2007 có ghi là theo Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu). Còn về khoản chạy, xù đẹp sau khi nhận vốn thì hoàn toàn là không có với bên xây dựng công trình giao thông (các ngành khác mình không rõ). Các công trình giao thông thường là lớn, nên những Công ty tham gia đấu thầu cũng biết hết mặt nhau cả rồi. Và cũng là vì miếng cơm nên không ai có ý định chạy đẹp 1 vụ rồi nghỉ luôn đâu :D. Mình thấy là có thêm cái khoản Bảo lãnh này chỉ là hình thức, có chặt chẽ về mặt pháp luật thật, nhưng sẽ gây phiền hà tới Nhà thầu rất nhiều khi làm thủ tục Bảo lãnh ở Ngân hàng hay Kho Bạc. Mình làm Nhà thầu rồi nên mình thấy giảm được thủ tục nào thì hay khoản đó.

Mình cũng chưa thấy có qui định về mức bảo lãnh tiền tạm ứng. Như mình đã nói thì vấn đề này có hay không tùy thuộc vào HSMT, vào mức độ tin cậy lẫn nhau giữa CĐT và nhà thầu,...
Thực ra thủ tục này cũng không rườm rà gì, chủ yếu là thư bảo lãnh tù ngân hàng. Các chủ đầu tư có yếu tố nước ngoài do không có đủ độ tin cậy với nhà thầu VN nên khi tạm ứng hay yêu cầu có bảo lãnh này.
 
Mình thấy các dự án dùng vốn ODA đều có điều khoản về bảo lãnh tạm ứng. Mục đích của bảo lãnh tạm ứng không phải là để giữ cho nhà thầu khỏi "xù", mà là để đảm bảo rằng nhà thầu sử dụng tiền tạm ứng đúng mục đích (huy động các nguồn lực cho công trình). Số tiền bảo lãnh thường bằng giá trị tạm ứng của nhà thầu. Nếu chủ đầu tư phát hiện Nhà thầu sử dụng tiền tạm ứng không đúng mục đích thì bên bảo lãnh phải thanh toán tiền bảo lãnh cho chủ đầu tư. Số tiền này sẽ giảm tương ứng theo giá trị hoàn ứng của nhà thầu.
 
Thank you all !!!

Vấn đề thì rõ rồi. Cảm ơn các bạn. Còn điều này nữa, trong 130/2007/TT-BXD thì nói là cái Bảo lãnh tạm ứng này được thỏa thuận giữa NT và CDT trong Hợp đồng kinh tế, vậy thì có thể bỏ yêu cầu đó trong HSMT không? Bỏ đi thì sẽ không mang tính bắt buộc nữa, mà chỉ khi làm Hợp đồng, nếu Chủ đầu tư muốn thì cho thêm nội dung đó vào. HSDT cũng không cần phải có cái đó, mà chỉ đến khi thắng thầu thì mới quan tâm thôi. Ý kiến mọi người ra sao, cho mình biết với nhỉ.
 
Vấn đề thì rõ rồi. Cảm ơn các bạn. Còn điều này nữa, trong 130/2007/TT-BXD thì nói là cái Bảo lãnh tạm ứng này được thỏa thuận giữa NT và CDT trong Hợp đồng kinh tế, vậy thì có thể bỏ yêu cầu đó trong HSMT không? Bỏ đi thì sẽ không mang tính bắt buộc nữa, mà chỉ khi làm Hợp đồng, nếu Chủ đầu tư muốn thì cho thêm nội dung đó vào. HSDT cũng không cần phải có cái đó, mà chỉ đến khi thắng thầu thì mới quan tâm thôi. Ý kiến mọi người ra sao, cho mình biết với nhỉ.

Theo mình CĐT tự xem xét quyết định có cần thiết bắt NT phải có Bảo lãnh hoàn trả tạm ứng hay không ?
Trong HSMT thường đã có cả Mẫu hợp đồng hoặc các điều khoản HĐ đi kèm dẫn đến nếu thấy cần thiết thì đưa điều khoản này vào nội dung HSMT hay HĐ thì cũng như nhau.
Nếu xét thấy không cần thiết thì HSMT cũng không đưa và HĐ cũng không để tránh bị nhà thầu hiếu là "làm khó" họ do đưa ra những điều khoản bổ sung sau khi đã trúng thầu.
 
Mình làm đấu thầu xây lắp cũng 2 năm rồi mà chưa thấy HSMT nào yêu cầu Bảo lãnh tiền tạm ứng. Chỉ có Bảo lãnh thực hiện hợp đồng thôi. Vậy Bảo lãnh thực hiện hợp đồng không phải để đề phòng Nhà thầu không thực hiện HD sao, phải có thêm BL tiền tạm ứng à? Các bạn góp ý cho mình với. Cảm ơn.
 
Thường thì chỉ những gói thầu thuộc các Dự án có liên quan đến vốn tín dụng nước ngoài mới hay gặp yêu cầu phải có Bảo lãnh tạm ứng thôi vì nghe đâu cái này ở bên Tây là bắt buộc và rất phổ biến , còn ở ta thì tùy CĐT.
 
Bảo đảm tiền tạm ứng

Cái này đương nhiên có rồi, CĐT chuyên nghiệp rất cần có bảo đảm này, tất nhiên có thể có cũng được. Nhưng theo tôi rất cần thiết đối với Chủ đầu tư, vì lúc kí hợp đồng chưa có khối lượng thế chấp (thanh toán), nên nhà thầu buộc phải dùng bảo đẩm của một tổ chức tín dụng nào đó để đứng ra bảo đảm tiền ứng về sử dụng cho mục đich của hợp đồng này, khi có khối lượng hoàn thành các đợt sẽ được thanh toán toán và giải tỏa dần bảo đảm tạm ứng.
Tất nhiên các bảo đảm không nhất thiết phải là nộp tiền mặt để đối ứng (có hạn mức tín dụng hàng năm của nhà thầu được Tín dụng đáp ứng mà). Dân thị trường gọi là đặt cọc thôi mà....Lưu ý: trong mua sắm hàng hoá, thiết bị vô cùng quan trọng.
:beer:
 
Bạn lưu ý nhé, chỉ có khái niệm bảo lãnh tạm ứng, chứ không phải là bảo đảm tạm ứng, vì thế chỉ cần bảo lãnh của ngân hàng làm đảm bảo thôi bạn ạ.Bạn có thể tham khảo thêm Mục 20 Chương V của NĐ 99 về các hồ sơ Hợp đồng.
 
Mục đích và tỷ lệ bảo lãnh, phí bảo lãnh của "Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng"

1. Mục đích của Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng (thông thường bằng bảo lãnh của một ngân hàng):

+ Đảm bảo rằng Chủ đầu tư kiểm soát được Nhà thầu không chi tiêu khoản tiền tạm ứng HD vào việc khác của Nhà thầu. Tại sao lại kiểm soát đc Nhà thầu chi tiêu? Đó là Chủ đầu sử dụng ngân hàng làm cơ quan kiểm soát (vì tiền chuyển qua ngân hàng, ngân hàng lại chịu trách nhiệm với CĐT nên mọi chi tiêu ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm soát. Một số ngân hàng khi bảo lãnh bằng tín chấp của DN còn bắt doanh nghiệp giải trình khi muốn chi tiêu tiền bảo lãnh)

+ Đảm bảo không bị mất đi số tiền tạm ứng khi khi thực hiện hợp đồng có tính rủi ro cao (CĐT không kiểm soát đc quá trình thực hiện hợp đồng mà chỉ kiểm soát kết quả hợp đồng) là các hợp đồng Tư vấn, mua sắm hàng hóa hoặc là có mức tạm ứng cao hơn thông thường (thường từ 30% hợp đồng trở lên)

2. Tỷ lệ bảo lãnh

Tùy vào CĐT và HD, tỷ lệ bảo lãnh sẽ không cố định là 100% số tiền tạm ứng. Thông thường chỉ từ 20% - 80%.

Trường hợp đặc biệt tỷ lệ bảo lãnh khoản tiền tạm ứng lên đến 150% cho các gói thầu EPC có các quy định chặt chẽ về chi tiết tiến độ thực hiện.

3. Phí bảo lãnh (bảo lãnh ngân hàng)

Phí Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng so với Bảo lãnh cho thực hiện hợp đồng của các ngân hàng rất thấp. Thông thường là 0,05% năm so với 3% năm. Nếu các DN uy tín có thể sử dụng tín chấp mà không bị thu phí.

4. Bảo lãnh tạm ứng về nguyên tắc được giải tỏa khi CDT thu hồi hết số tiền tạm ứng. Tuy nhiên trong một số hợp đồng việc giải tỏa sẽ được quy định theo khối lượng công việc NT đã hoàn thành đc CDT nghiệm thu (tương ứng với số tiền tạm ứng)

5. Việc áp dụng bảo lãnh khoản tiền tạm ứng ít sử dụng đối với vốn trong nước.

Một số ý kiến và hiểu biết của Tôi, mọi người cho thêm ý kiến.
 
Theo mình, bạn cần xem lại xem công trình mà bạn đang mời thầu do nguồn vốn gì tạo nên, vì mỗi nguồn vốn khác nhau sẽ có thêm những quy định riêng. Trong trường hợp đã có quy định bắt buộc thì bạn cần phải đưa vào hồ sơ mời thầu, tránh trường hợp khi ký kết hợp đồng không thống nhất được vấn đề này, sẽ bất lợi cho chủ đầu tư.
 
cảm ơn tất cả các bạn, mình đã đọc bài viết của các bạn và thấy rất nhiều ý kiến khác nhau, đúng với vấn đề minh đang quan tâm. Theo mình đó là ràng buộc giữa chủ đầu tư và nhà thầu để khoản tiền tạm ứng của chủ đầu tư được sử dụng đáng mục đích, tổng mức bảo lãnh tạm ứng tối và bảo lãnh thực hiện hợp đồng tối đa là bằng với tỷ lệ tạm ứng, còn mức cụ thể bao nhiêu di hai bên tự quyết định và được quy định cụ thể trong hợp đồng.
 
1. Mục đích của Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng (thông thường bằng bảo lãnh của một ngân hàng):

+ Đảm bảo rằng Chủ đầu tư kiểm soát được Nhà thầu không chi tiêu khoản tiền tạm ứng HD vào việc khác của Nhà thầu. Tại sao lại kiểm soát đc Nhà thầu chi tiêu? Đó là Chủ đầu sử dụng ngân hàng làm cơ quan kiểm soát (vì tiền chuyển qua ngân hàng, ngân hàng lại chịu trách nhiệm với CĐT nên mọi chi tiêu ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm soát. Một số ngân hàng khi bảo lãnh bằng tín chấp của DN còn bắt doanh nghiệp giải trình khi muốn chi tiêu tiền bảo lãnh)

+ Đảm bảo không bị mất đi số tiền tạm ứng khi khi thực hiện hợp đồng có tính rủi ro cao (CĐT không kiểm soát đc quá trình thực hiện hợp đồng mà chỉ kiểm soát kết quả hợp đồng) là các hợp đồng Tư vấn, mua sắm hàng hóa hoặc là có mức tạm ứng cao hơn thông thường (thường từ 30% hợp đồng trở lên)

2. Tỷ lệ bảo lãnh

Tùy vào CĐT và HD, tỷ lệ bảo lãnh sẽ không cố định là 100% số tiền tạm ứng. Thông thường chỉ từ 20% - 80%.

Trường hợp đặc biệt tỷ lệ bảo lãnh khoản tiền tạm ứng lên đến 150% cho các gói thầu EPC có các quy định chặt chẽ về chi tiết tiến độ thực hiện.

3. Phí bảo lãnh (bảo lãnh ngân hàng)

Phí Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng so với Bảo lãnh cho thực hiện hợp đồng của các ngân hàng rất thấp. Thông thường là 0,05% năm so với 3% năm. Nếu các DN uy tín có thể sử dụng tín chấp mà không bị thu phí.

4. Bảo lãnh tạm ứng về nguyên tắc được giải tỏa khi CDT thu hồi hết số tiền tạm ứng. Tuy nhiên trong một số hợp đồng việc giải tỏa sẽ được quy định theo khối lượng công việc NT đã hoàn thành đc CDT nghiệm thu (tương ứng với số tiền tạm ứng)

5. Việc áp dụng bảo lãnh khoản tiền tạm ứng ít sử dụng đối với vốn trong nước.

Một số ý kiến và hiểu biết của Tôi, mọi người cho thêm ý kiến.
Mình thấy mục đích của bảo lãnh tiền tạm ứng đảm bảo chắc chắn quyền lợi cho CĐT khi bỏ tiền ra cho việc mua, thuê hàng hoá, dịch vụ như vậy. Vậy tại sao những hợp đồng có tính rủi ro cao như HĐ tư vấn trong xây dựng cơ bản (sản phẩm là dịch vụ, CĐT không kiểm soát được quá trình thực hiện hợp đồng mà chỉ kiểm soát được kết quả của hợp đồng, số tiền tạm ứng cao...thường tiền tỉ) lại không yêu cầu có bảo lãnh tạm ứng đối với nhà thầu nhỉ (vì mình thấy các bạn đều nói đối với hợp đồng trong nước ít sử dụng bảo lãnh tạm ứng, mình chưa va chạm vấn đề này và đang tìm hiểu để thực hiện).
 
Về vấn đề bảo lãnh tiền tạm ứng (Hay còn gọi là bảo lãnh hoàn trả tiền tạm ứng) mình cũng đã gặp nhiều và làm nhiều rồi, không có vấn đề gì cả. Mục đích của bảo lãnh tạm ứng là để bắt buộc nhà thầu phải sử dụng nguồn vốn tạm ứng thực hiện thi công công trình, tránh trường hợp chây ì, phá vỡ hợp đồng. Như mọi người đã biết thì giá trị bảo đảm thực hiện Hợp đồng chỉ là 10% giá trị Hợp đồng là tối đa nhưng mức tối thiểu của tạm ứng đã là 15% giá trị Hợp đồng rồi. Trong trường hợp đó, nếu như nhà thầu nộp bảo đảm thực hiêẹ Hợp đồng rồi tạm ứng hợp đồng nhưng không thực hiện Hợp đồng thì sao ? Họ sẽ mất bảo đảm thực hiện Hợp đồng nhưng vẫn được lợi tối thiêủ là 5%. Vì vậy, bảo lãnh tiền tạm ứng là một hình thức nhà nước đặt ra nhằm bảo vệ Chủ đầu tư khỏi những rủi ro không đáng có. Theo mình điều này là rất thỏa đáng, không có gì cần phải thắc mắc cả.
 
Back
Top