Thực tế và lý thuyết trong điều phối đá.

  • Khởi xướng sonmec
  • Ngày gửi
S

sonmec

Guest
Chào các bạn.
Tôi có xem một dự toán lập về điều phối đá đổ đi như sau:
AB.11213 - Phá đá nền đường bằng thủ công đá cấp III (5%) = 50m3.
AB.51313 - Phá đá nền đường bằng máy khoan D42mm đá cấp III (95%) = 950m3.
AB.52121 - Xúc đá nổ mìn bằng máy đào 1.25m3 (75% KL phá bằng máy-do khi nổ phá đá rơi xuống vực (mặt cắt L)) = 950 x 75% = 712.5m3.
AB.54321 - Vận chuyển đá đổ đi cự ly <=1000m: 1000m3
(công trình đường miền múi, mặt cắt chữ U và L)
Tôi thấy điều vô lý ở đây là:
Khối lượng đá vận chuyển đổ đi thực tế là 50+712.5 = 762.5m3 mà sao lại tính là 1000m3 (khối lượng lý thuyết) ????
nếu tính là 1000m3 ta đã vô hình dung là xúc lên ôtô: 237.5m3 ???
Mong các bạn gúp đỡ
Thanks
 

nguyendoanson

Thành viên mới
Tham gia
14/12/07
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Chào các bạn.
Tôi có xem một dự toán lập về điều phối đá đổ đi như sau:
AB.11213 - Phá đá nền đường bằng thủ công đá cấp III (5%) = 50m3.
AB.51313 - Phá đá nền đường bằng máy khoan D42mm đá cấp III (95%) = 950m3.
AB.52121 - Xúc đá nổ mìn bằng máy đào 1.25m3 (75% KL phá bằng máy-do khi nổ phá đá rơi xuống vực (mặt cắt L)) = 950 x 75% = 712.5m3.
AB.54321 - Vận chuyển đá đổ đi cự ly <=1000m: 1000m3
(công trình đường miền múi, mặt cắt chữ U và L)
Tôi thấy điều vô lý ở đây là:
Khối lượng đá vận chuyển đổ đi thực tế là 50+712.5 = 762.5m3 mà sao lại tính là 1000m3 (khối lượng lý thuyết) ????
nếu tính là 1000m3 ta đã vô hình dung là xúc lên ôtô: 237.5m3 ???
Mong các bạn gúp đỡ
Thanks
Trao đổi thêm với bạn!
Tôi đã xem xét các MHĐM và các công tác Thi công này. Ở đây khối lượng phá đá và vận chuyển đá tính theo định mức là đá nguyên khai, chưa tính đến hệ số nở rời. Nếu trong trường hợp MHĐM về công tác vận chuyển là đá tảng, đá hỗn hợp sau khi nổ mìn thì phải nhân thêm với hệ số đá nở rời do thí nghiệm mà có. Do vậy trong trường hợp này :
+ Một là : Tư vấn áp dụng MHĐM vận chuyển đá đúng nhưng khối lượng thì sai(như bạn thấy vô lý)
+ Hai là : Tư vấn lấy khối lượng đá VC là 1000m3 là đá nở rời đã nhân với hệ số nở rời của đá( 762.5m3 x 1.312=1000m3 ), nhưng áp dụng MHĐM sai. Nếu trong trường hợp này phải áp dụng MHĐM là : AB.56411 cho ô tô 12 T
 
S

sonmec

Guest
Thanks.
Bổ sung thêm Khối lượng 1000m3 được tính điều phối đổ đi lấy từ khối lượng trong bản vẽ.
Tôi thấy vô lý là ở chỗ giữa xúc đá lên phương tiện và khối lượng đá đổ đi (762.5m3 >< 1000m3)
- Theo lý thuyết thì cứ đào ra bao nhiêu khối lượng thì phải đổ đi bấy nhiêu tức là 1000m3.
- Nhưng thực tế ở đây là nổ bằng máy khoan D42, nên sẽ bị rơi vãi xuống vực nên chỉ xúc lên đc 75% (KL đá nổ phá) vì vậy tổng khối lượng xúc lên sẽ là 762.5m3.
Mong bạn đóng góp thêm ý kiến.
 

xuancuong_tvgt

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/12/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Tuổi
47
Khối lượng đá phải vận chuyển đổ đi thực tế 50+712.5 = 762.5m3. Tính 1000m3 là sai.
 
S

sonmec

Guest
Khối lượng đá phải vận chuyển đổ đi thực tế 50+712.5 = 762.5m3. Tính 1000m3 là sai.

Ok. Tôi cũng nghĩ như thế, nhưng khối lượng 1000m3 là tính ở bản vẽ ra. Khi tính vào dự toán chắc chỉ tính (5% TC + 95% x 75 %M = 76.25%) * 1000m3 = 762.5m3.
Mong đóng góp thêm.
 

nguyendoanson

Thành viên mới
Tham gia
14/12/07
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Quan điểm khác của tôi

Thanks.
Bổ sung thêm Khối lượng 1000m3 được tính điều phối đổ đi lấy từ khối lượng trong bản vẽ.
Tôi thấy vô lý là ở chỗ giữa xúc đá lên phương tiện và khối lượng đá đổ đi (762.5m3 >< 1000m3)
- Theo lý thuyết thì cứ đào ra bao nhiêu khối lượng thì phải đổ đi bấy nhiêu tức là 1000m3.
- Nhưng thực tế ở đây là nổ bằng máy khoan D42, nên sẽ bị rơi vãi xuống vực nên chỉ xúc lên đc 75% (KL đá nổ phá) vì vậy tổng khối lượng xúc lên sẽ là 762.5m3.
Mong bạn đóng góp thêm ý kiến.

Tôi thấy bạn nhận định là :"Theo lý thuyết thì cứ đào ra bao nhiêu khối lượng thì phải đổ đi bấy nhiêu" là chưa đúng. Bản chất của 1 khối thể tích tự nhiên ( ở đây là đá nguyên khai chưa khai thác, hoặc 1 khối đất tự nhiên) luôn luôn nhỏ hơn 1 khối đá ở thể trạng nở rời. Vì vậy vận chuyển đá là vận chuyển đá nở rời nên, Nếu khai thác 1m3 đá nguyên khai và áp dụng DM cho vận chuyển 1m3 đá nở rời thì phải nhân với hs nở rời của đá. ( Cái này có do thí nghiệm) hoặc bạn tham khảo thêm trong ĐMVật tư 1784 phần khoan nổ đá.
- Tương tự với vận chuyển đất đào về để đắp ý: Xem đắp với hs đầm chặt bao nhiêu để tương ứng nhân với hs K đầm chặt đã có trong ĐM 1776
- Ý kiến của bạn chỉ đúng về đáp số (Giá trị tính toán) trong trường hợp: Áp dụng Định mức cho vận chuyển đá Nguyên khai ( MHĐM từ AB.54xxx) là khoan nổ bao nhiêu đá nguyên khai thì tương ứng với vận chuyển tiếp đi bấy nhiêu đá nguyên khai
Qua đây tôi cũng muốn thảo luận với bạn nào đã và đang làm về đơn giá sản xuất vật liệu đá dăm, cát nghiền cho các công trình Thủy điện. Cũng nhau trao đổi các vấn đề nhé!
 

quynh_thanglong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
8/7/08
Bài viết
17
Điểm thành tích
1
Tôi thấy bạn nhận định là :"Theo lý thuyết thì cứ đào ra bao nhiêu khối lượng thì phải đổ đi bấy nhiêu" là chưa đúng. Bản chất của 1 khối thể tích tự nhiên ( ở đây là đá nguyên khai chưa khai thác, hoặc 1 khối đất tự nhiên) luôn luôn nhỏ hơn 1 khối đá ở thể trạng nở rời. Vì vậy vận chuyển đá là vận chuyển đá nở rời nên, Nếu khai thác 1m3 đá nguyên khai và áp dụng DM cho vận chuyển 1m3 đá nở rời thì phải nhân với hs nở rời của đá. ( Cái này có do thí nghiệm) hoặc bạn tham khảo thêm trong ĐMVật tư 1784 phần khoan nổ đá.
- Tương tự với vận chuyển đất đào về để đắp ý: Xem đắp với hs đầm chặt bao nhiêu để tương ứng nhân với hs K đầm chặt đã có trong ĐM 1776
- Ý kiến của bạn chỉ đúng về đáp số (Giá trị tính toán) trong trường hợp: Áp dụng Định mức cho vận chuyển đá Nguyên khai ( MHĐM từ AB.54xxx) là khoan nổ bao nhiêu đá nguyên khai thì tương ứng với vận chuyển tiếp đi bấy nhiêu đá nguyên khai
Qua đây tôi cũng muốn thảo luận với bạn nào đã và đang làm về đơn giá sản xuất vật liệu đá dăm, cát nghiền cho các công trình Thủy điện. Cũng nhau trao đổi các vấn đề nhé!
Bạn xem lại hướng dẫn về định mức đào đắp và vận chuyển đất, đá trong tập ĐM 1776. Trong đó qui định "định mức tính cho 1m3 đất, đá tại nơi đào hoặc nơi đắp; định múc cho vận chuyển 1m3 đất, đá đổ đi đã tính đến hệ số nở rời của đất, đá. Như vậy định mức trên được hiểu là đào, vận chuyển 1m3 đất đá nguyên khai hoặc đắp 1m3 đã tính đến độ chặt. Còn khi khai thác đất từ nơi khác về để đắp thì bạn tính thêm hệ số để xác định khối lượng cần phải đào và vận chuyển về.
Bạn Sonmec phát hiện ra chỗ bất hợp lý trong dự toán là đúng đấy
 
Last edited by a moderator:

thangthanhtra

Thành viên mới
Tham gia
24/3/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
cơ sở nào lại được tính KL xúc đá nổ mìn bằng máy đào 1.25m3 (75% KL phá bằng máy) bạn ơi. Có văn bản nào quy định k?
 

Top