Thắc mắc lớn khi Điều chỉnh giá theo công thức của Thông tư 08/2010/TT-BXD với một số chủ đầu tư

Huy Văn

Thành viên có triển vọng
Tham gia
25/2/08
Bài viết
8
Điểm thành tích
3
Tuổi
41
Tôi đang tham gia đấu thầu một số dự án XDCTGT, hiện có một số thắc mắc về các hệ số a, b, c, d ... trong công thức điều chỉnh giá theo Thông tư 08. Kính nhờ các bác hướng dẫn:
trong công thức điều chỉnh giá thì hệ số a, b, c, d ... là biểu hiện tỷ trọng của phần không trượt giá (a), nhân công (b), nhiên liệu (c), nhựa đường (d) trong chi phí xây dựng công trình.
Theo tính tính toán của một số Chuyên gia bên mời thầu, các ệ số a, b, c, d .... trên đều là giá trị không thuế, không dự toán (không có các chi phí tính theo tỷ lệ %). còn dự toán XDCT là giá trị dự toán (đã bao gồm các chi phí dự toán tính theo tỷ lệ % CP chung, Thu nhập chịu thuế tính trước ....).
Như vậy, mô hình chung sau khi điều chỉnh giá theo công thức thì các chi phí theo tỷ lệ % không được điều chỉnh theo >>>>>>>>> khác hoàn toàn so với Phương pháp bù trừ trực tiếp và thiêt thòi cho Nhà thầu.
Vậy, kính mong các ae có kinh nghiệm chia sẻ.
 

ManU

Thành viên năng động
Tham gia
29/7/08
Bài viết
52
Điểm thành tích
8
Tôi đang tham gia đấu thầu một số dự án XDCTGT, hiện có một số thắc mắc về các hệ số a, b, c, d ... trong công thức điều chỉnh giá theo Thông tư 08. Kính nhờ các bác hướng dẫn:
trong công thức điều chỉnh giá thì hệ số a, b, c, d ... là biểu hiện tỷ trọng của phần không trượt giá (a), nhân công (b), nhiên liệu (c), nhựa đường (d) trong chi phí xây dựng công trình.
Theo tính tính toán của một số Chuyên gia bên mời thầu, các ệ số a, b, c, d .... trên đều là giá trị không thuế, không dự toán (không có các chi phí tính theo tỷ lệ %). còn dự toán XDCT là giá trị dự toán (đã bao gồm các chi phí dự toán tính theo tỷ lệ % CP chung, Thu nhập chịu thuế tính trước ....).
Như vậy, mô hình chung sau khi điều chỉnh giá theo công thức thì các chi phí theo tỷ lệ % không được điều chỉnh theo >>>>>>>>> khác hoàn toàn so với Phương pháp bù trừ trực tiếp và thiêt thòi cho Nhà thầu.
Vậy, kính mong các ae có kinh nghiệm chia sẻ.
Mình vẫn chưa hình dung rõ ràng về vấn đề bạn muốn chia sẻ, bạn có thể nào tính một ví dụ cụ thể đơn giản lên rồi anh em cùng bàn được không?
 

tuyet299

Thành viên mới
Tham gia
30/8/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
40
Cho mình hỏi thế này:
Khi xác định hệ số Pn trong trường hợp hạng mục thanh toán chỉ là phần nền đường (với công trình giao thông) như vậy hệ số liên quan đến nhựa đường hoặc là cát, đá (vật liệu) là không có. Như vậy các hệ số liên quan đến vật liệu có tính trong công thức xác định Pn không?
Khi điều chỉnh giá theo TT09 thì khi điều chỉnh giá đến hạng mục nào thì chỉ có các nhân tố liên quan được điều chỉnh vì vậy mình rất mong được các bạn chia sẻ
 
S

son_vq121

Guest
Tôi đang tham gia đấu thầu một số dự án XDCTGT, hiện có một số thắc mắc về các hệ số a, b, c, d ... trong công thức điều chỉnh giá theo Thông tư 08. Kính nhờ các bác hướng dẫn:
trong công thức điều chỉnh giá thì hệ số a, b, c, d ... là biểu hiện tỷ trọng của phần không trượt giá (a), nhân công (b), nhiên liệu (c), nhựa đường (d) trong chi phí xây dựng công trình.
Theo tính tính toán của một số Chuyên gia bên mời thầu, các ệ số a, b, c, d .... trên đều là giá trị không thuế, không dự toán (không có các chi phí tính theo tỷ lệ %). còn dự toán XDCT là giá trị dự toán (đã bao gồm các chi phí dự toán tính theo tỷ lệ % CP chung, Thu nhập chịu thuế tính trước ....).
Như vậy, mô hình chung sau khi điều chỉnh giá theo công thức thì các chi phí theo tỷ lệ % không được điều chỉnh theo >>>>>>>>> khác hoàn toàn so với Phương pháp bù trừ trực tiếp và thiêt thòi cho Nhà thầu.
Vậy, kính mong các ae có kinh nghiệm chia sẻ.

Bạn hiểu chưa đúng vấn đề rồi, mình xin trích biên bản thương thảo hợp đồng giữa nhà thầu và Ban QLDA 85 (Chủ đầu tư Dự án xây dựng cầu Bến Thủy II):
2. Điều chỉnh giá hợp đồng.
Hai bên thống nhất rằng điều chỉnh giá hợp đồng của gói thầu 3.4 sẽ được thực hiện theo quy định của Hồ sơ mời thầu.
a. Công thức điều chỉnh giá và tỷ trọng
* Kinh phí thanh toán cho Bên B sẽ được điều chỉnh theo mức tăng thêm hay giảm đi của giá cả đối với lao động, máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng, và những yếu tố khác đưa vào công trỡnh. Việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách nhân thêm vào đơn giá thanh toán hệ số điều chỉnh Pn được xác định bằng công thức sau:

Pn = a + b(Ln/Lo) + c(En/Eo) + d1(Mn1/Mo1) + d2(Mn2/Mo2) + d3(Mn3/Mo3) + d4(Mn4/Mo4) + e(Fn/Fo)

Các yếu tố trong công thức trên đó được quy định chi tiết trong HSMT.
* Tỷ trọng các yếu tố chi phí hai bên thống nhất áp dụng như sau:
Hệ số
Các chỉ số ảnh hưởng (%) Tỷ trọng (%)
a
Phần không điều chỉnh giá 10,0%
b Điều chỉnh giá yếu tố lao động 21,0%
c Điều chỉnh giá yếu tố thiết bị thi công 9,0%
d1 Điều chỉnh giá yếu tố vật liệu cát 2,0%
d2 Điều chỉnh giá yếu tố vật liệu đá 4,0%
d3 Điều chỉnh giá yếu tố vật liệu xi măng 6,0%
d4 Điều chỉnh giá yếu tố vật liệu thép 40,0%
e Điều chỉnh giá yếu tố nhiên liệu 8,0%
Tổng (a+b+c+d1+d2+d3+d4+e) = 100%
b. Nguồn chỉ số giá
Trên cơ sở đề xuất của Bên B, các bên thống nhất chỉ số giá sẽ do Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng ban hành cho khu vực tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Bên B có trách nhiệm hợp đồng với Viện Kinh tế để ban hành chỉ số giá hiện hành và gửi cho bên A 01 bản hợp đồng để kiểm soát và theo dõi.
c. Chỉ số gốc và chỉ số thanh toán
Chỉ số gốc là chỉ số giá vào thời điểm trước 28 ngày kể từ ngày mở thầu do Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng ban hành cho khu vực tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Chỉ số giá thanh toán được áp dụng vào trước 28 ngày kể từ ngày trình hồ sơ thanh toán.

Như vậy trong công thức tính Pn không có gì liên quan đến thuế cả.

Thân!

Thân!
 
Last edited by a moderator:
S

son_vq121

Guest
Cho mình hỏi thế này:
Khi xác định hệ số Pn trong trường hợp hạng mục thanh toán chỉ là phần nền đường (với công trình giao thông) như vậy hệ số liên quan đến nhựa đường hoặc là cát, đá (vật liệu) là không có. Như vậy các hệ số liên quan đến vật liệu có tính trong công thức xác định Pn không?
Khi điều chỉnh giá theo TT09 thì khi điều chỉnh giá đến hạng mục nào thì chỉ có các nhân tố liên quan được điều chỉnh vì vậy mình rất mong được các bạn chia sẻ

Khi thương thảo ký hợp đồng nhà thầu và chủ đầu tư có thể thảo luận kỹ để lựa chọn một trong hai cách điều chỉnh giá như Thông tư 08/2010/TT-BXD đã nêu. Trường hợp như bạn nói (thi công nền đường) nếu điều chỉnh theo chỉ số thì chỉ được điều chỉnh nhân công, máy, nhiên liệu thôi, nếu vật liệu đắp là đất, cát trong khi thương thảo được nhà thầu, chủ đầu tư thống nhất đưa vào danh mục các loại vật liệu được điều chỉnh giá thì phần vật liệu vẫn được điều chỉnh.

Thân!
 
Last edited by a moderator:

xikemonhon

Thành viên mới
Tham gia
14/11/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Mình có thắc mắc này, rất mong được các bạn chỉ giáo:
Trong công thức xác định điều chỉnh giá thì các hệ số a, b, c, d, .... được xác định như thế nào, căn cứ vào đâu
Rất mong nhận được ý kiến của các bạn. Nếu có thể xin gửi cho mình một file mẫu
trân trọng cám ơn
 

ngaxd72

Thành viên mới
Tham gia
25/5/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Cho mình hỏi:
Nếu trong hợp đồng không quy định rõ các chỉ số a, b, c,d thì không tính điều chỉnh được theo tt 08/2010/TT-BXd phải không?
Nếu mình làm cách khác có hợp lệ không? Mong các bạn chỉ giáo!
 
S

son_vq121

Guest
Mình có thắc mắc này, rất mong được các bạn chỉ giáo:
Trong công thức xác định điều chỉnh giá thì các hệ số a, b, c, d, .... được xác định như thế nào, căn cứ vào đâu
Rất mong nhận được ý kiến của các bạn. Nếu có thể xin gửi cho mình một file mẫu
trân trọng cám ơn

Trong công thức điều chỉnh giá theo chỉ số các hệ số a, b, c, d, e được xác định căn cứ vào file trúng thầu, cách tính toán được thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Cách tính như sau:

Sau khi thảo luận, thống nhất với chủ đầu tư về các loại vật liệu được điều chỉnh, ta có:
a: phần không điều chỉnh giá (chính là tỷ trọng giữa tổng cộng giá trị của các loại vật liệu không được điều chỉnh trên giá trúng thầu);
b: tỷ trọng tổng giá trị phần nhân công/giá trúng thầu;
c: tỷ trọng tổng giá trị phần thiết bị/giá trúng thầu (xác định trên cơ sở số liệu cấu thành giá ca máy - phần nhiên liệu);
d1: tỷ trọng tổng giá trị phần vật liệu d1/giá trúng thầu;
d2: tỷ trọng tổng giá trị phần vật liệu d2/giá trúng thầu;
......
di: tỷ trọng tổng giá trị phần vật liệu di/giá trúng thầu;
e: tỷ trọng tổng giá trị phần nhiên liệu/giá trúng thầu (xác định trên cơ sở số liệu cấu thành giá ca máy - phần thiết bị);

Thân!
 
S

son_vq121

Guest
Cho mình hỏi:
Nếu trong hợp đồng không quy định rõ các chỉ số a, b, c,d thì không tính điều chỉnh được theo tt 08/2010/TT-BXd phải không?
Nếu mình làm cách khác có hợp lệ không? Mong các bạn chỉ giáo!

Trong hợp đồng không quy định rõ các chỉ số thì bạn vẫn có thể điều chỉnh giá theo Thông tư 08 nhưng bằng phương pháp bù trừ vật liệu trực tiếp, bù nhân công và máy theo cách truyền thống lâu nay vẫn làm.

Thân!
 

hakhoailang

Thành viên mới
Tham gia
28/3/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
38
a là giá trị không điều chỉnh vậy loại vật liệu không điều chỉnh ở đây là cái gì hình như tất cả vật liệu đều thay đổi theo tháng.
b , c , d .... ở đây là tỷ trọng của từng giá nhân công , máy , vật liệu trên giá trúng thầu .
vậy giá trúng thầu ở đây là giá trị xây dựng chưa thuế hay đã tính thuế .
 
D

Doimoi

Guest
Bộ Xây dựng khi ra 08/2010 và 06/2007 trước đây đều không làm rõ một số vấn đề về hệ số nên đã gây rất nhiều hiểu lầm và tranh cãi. Đặc biệt là cách tính hệ số a? và nó chính xác là cái gì?

Tham khảo qua một số ý của các Bạn ở đây Tôi thấy chưa có ý kiến nào thuyết phục. Ngày mai Tôi sẽ đưa lên đây một ví dụ để các Bạn phân tích và mổ xẻ nhé.

Bác Son vq_121 hướng dẫn nếu không có các hệ số a, b, c... trong hồ sơ ban đầu thì tính theo bù giá trực tiếp. Theo mình cách này chưa chính xác và không khả thi khi đấu thầu theo đơn giá TH. Cách đúng nhất đó là sử dụng Dự toán được duyệt xác định hệ số này. Vì bản chất khi CDT đưa các hệ số này vào HSMT cũng phải căn cứ vào đây.
 

qhoang35

Thành viên mới
Tham gia
14/12/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
ví dụ xác định các hệ số a,b,c,d

Mình có thắc mắc này, rất mong được các bạn chỉ giáo:
Trong công thức xác định điều chỉnh giá thì các hệ số a, b, c, d, .... được xác định như thế nào, căn cứ vào đâu
Rất mong nhận được ý kiến của các bạn. Nếu có thể xin gửi cho mình một file mẫu
trân trọng cám ơn
 

qhoang35

Thành viên mới
Tham gia
14/12/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
46
co ai chỉ giup minh tinh he so a,b,c,d theo thong tu 08

Mình có thắc mắc này, rất mong được các bạn chỉ giáo:<br>
Trong công thức xác định điều chỉnh giá thì các hệ số a, b, c, d, .... được xác định như thế nào, căn cứ vào đâu<br>
Rất mong nhận được ý kiến của các bạn. Nếu có thể xin gửi cho mình một file mẫu<br>
trân trọng cám ơn
 

ndh3006

Thành viên có triển vọng
Tham gia
16/3/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Hiện nay dự án mình đang làm cũng thực hiện điều chỉnh giá theo kiểu sử dụng các hệ số như thế này. Mình có 1 số ý kiến như sau
- Các hệ số a, b, c, d... được xác định trong quá trình thương thảo hợp đồng giữa CĐT và NT, phương pháp tính thì đã có 1 bạn ở trên nói, tính theo tỷ trọng các chi phí so với giá hợp đồng. Giá hợp đồng ở đây là giá chưa thuế, các chi phí của nhân công, máy, vật liệu cũng là chưa thuế, nhưng các giá trị này đã bao gồm các chi phí có tỷ lệ % như trực tiếp phí khác, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước....
- Khi thanh toán thì lấy giá trị thanh toán theo đơn giá trong hợp đồng x hệ số Pn tính theo từng tháng, sau đó giá trị này được cộng với giá trị thanh toán theo đơn giá trong hợp đồng, tổng này sẽ được tính thuế VAT 10%
- Trong công thức xác định thường chỉ có 1 số loại vật liệu được đưa vào tính trượt giá, thường là cát, đá, base, subbase, nhựa đường, xi măng, thép.. Các loại vật liệu còn lại không được điều chỉnh giá và được đưa vào phần cố định (hệ số a)
- Tổng các hệ số a, b, c, d... luôn là 100%. Theo chủ topic nói: "Theo tính tính toán của một số Chuyên gia bên mời thầu, các ệ số a, b, c, d .... trên đều là giá trị không thuế, không dự toán (không có các chi phí tính theo tỷ lệ %). còn dự toán XDCT là giá trị dự toán (đã bao gồm các chi phí dự toán tính theo tỷ lệ % CP chung, Thu nhập chịu thuế tính trước ....", nếu tính như vậy thì tổng các hệ số sẽ nhỏ hơn 1 do thiếu giá trị của các chi phí tính theo tỷ lệ %. Vấn đề này bạn nên làm rõ với bên mời thầu. Nếu họ tính như vậy thì phần giá trị cho các chi phí tính theo tỷ lệ % họ sẽ đưa vào phần cố định. Đây là quyền của CĐT, nếu NT cảm thấy được thì tham gia đấu thầu, thấy k hợp lý thì k tham gia, k có chuyện thiệt hơn gì ở đây cả (vì họ đã qui định rõ trong hồ sơ mời thầu).
- Bên mình sử dụng công thức tính trượt giá như sau
Pn = a + b*Ln/Lo + c*En/Eo+.....
trong đó Ln, En... là các chỉ số giá hiện hành của lao động, nhiên liệu, vật liệu...
Lo, Eo... là các chỉ số giá gốc của lao động, nhiên liệu, vật liệu...
Khi thanh toán trượt giá sẽ lấy toàn bộ giá trị thanh toán nhân với hệ số Pn này, k cần biết trong đợt thanh toán đó có nghiệm thu các loại vật liệu được tính trượt giá hay k.
Thực chất tính trượt giá theo phương pháp này chỉ mang tính tương đối, độ chính xác không cao như tính theo pp bù trực tiếp chênh lệch đơn giá vật liệu, nhưng nó thường được sử dụng cho các dự án lớn, việc bù giá trực tiếp khó khăn do khối lượng các hạng mục nhiều, thời gian thi công kéo dài và thường sử dụng cho các dự án mời thầu theo đơn giá tổng hợp.
 

DangNhap2008

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/9/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
1
Mình thấy có "Ví dụ về xác định đơn giá thanh toán cho hợp đồng điều chỉnh giá theo TT 08/2010/TT-BXD" của tác giả Ths. Ks Lương văn Cảnh với lời dẫn "Hiện nay hợp đồng điều chỉnh giá tương đối phổ biến đối với các dự án lớn có thời gian kéo dài và xu hướng trượt giá ngày càng tăng cao trong lĩnh vực họat động xây dựng. Do đó Bộ Xây Dựng đã ban hành Thông tư 08/2010/TT-BXD ngày 29 tháng 7 năm 2010 để hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng. Tuy nhiên, Thông tư này thiếu phần ví dụ để người đọc có thể thực hành. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ các công thức tính giá điều chỉnh thông qua các ví dụ cụ thể, bạn đọc có thể dự vào đấy để ứng dụng các hợp đồng cụ thể. . . . . . . ." nhưng mình đăng ký là thành viên của bên đó nên không tải tài liệu về được. Các bạn quan tâm thì qua đó xem và nếu có tài liệu thì chia sẻ cho anh em cùng dùng.
Chúc thành công

http://www.dutoan.vn/forums/showthread.php?738-Ví-dụ-về-xác-định-đơn-giá-thanh-toán-cho-hợp-đồng-điều-chỉnh-giá-theo-TT-08-2010-TT-BXD
 

stock_pnt

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/1/08
Bài viết
28
Điểm thành tích
6
Một ví dụ cho tính toán bù giá theo công thức xác định hệ số Pn (ví dụ chỉ để minh họa, không nhất thiết phải đúng thực tế)

Giả sử một khối bê tông có giá bỏ thầu là 445.000 đồng, hợp đồng chỉ cho phép điều chỉnh các loại vật liệu: Xi măng, cát, đá, nhân công, máy thi công.

Giải sử phân phối tỷ trong chi phí cho 1m3 bê tông như sau:

Vật liệu khác: 45.000 đ; Xi măng: 56.000 đ; Cát: 78.000 đ; Đá dăm: 90.000 đ; Nhân công: 87.000 đ; Máy thi công: 89.000 đ.

Tại thời điểm 28 ngày, trước ngày mở thầu, dữ liệu đầu vào được coi là: 100

Tại thời điểm 28 ngày trước hạn nộp hồ sơ thanh toán, dữ liệu chỉ số giá được xác định trượt như sau:

Lxi=112; Lcat=132; Lda=145; Lnc=135; Lmtc=168.

Tỷ trọng tạo thành giá thành một khối bê tông trúng thầu như sau: Vật liệu khác: 45.000 đ/445.000 đ= 10%; Xi măng: 13% ; Cát: 18%; Đá dăm: 20%; Nhân công: 20%; Máy thi công: 20% (lấy tròn).

Hệ số trượt giá các thành phần so với ban đầu: Vật liệu khác: = 1 (không tính bù giá); Xi măng: 1,12 ; Cát: 1,32; Đá dăm: 1,45; Nhân công: 1,35; Máy thi công: 1,68 (lấy tròn).

Tinh toán theo công thức, ta nhận được Pn=1,37. Như vậy, giá trị thanh toán bao gồm cả bù giá cho đợt thanh toán nêu trên sẽ là: 445.000 đ x 1,37 = 608.150 đồng.

Lưu ý: Với các gói thầu sử dụng vốn NSNN, theo Luật Đấu thầu thì chỉ được bù giá các loại vật liệu do nhà nước kiểm soát, ví dụ: Xi măng, thép, nhiên liệu (xăng, dầu, điện năng....), hệ số d (vật liệu trong công thức sẽ tách thành d-xi măng, d-thép...). Vớ phần tính toán hệ số cho máy thi công cần tính chi tiết cho các chi phí: nhiên liệu, thợ điều khiển ...sẽ chuẩn xác hơn.
 

van yem

Thành viên mới
Tham gia
15/6/11
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
57
Hai người đang đi xe hơi

a,b,c,d; Lo,Eo...là cố dịnh theo HSDT, Ln, En là chỉ số tại thời điểm 28 ngày trước khi nộp hồ sơ Thanh toán và được tính toán trên cơ sở công trình đại diện, thống kê... hoặc theo phương pháp chuyên gia và nó không phụ thuộc vào bạn đang thanh toán nên đường, hay mặt đường, hay đang cào bóc mặt đường BTN nguội.
 

van yem

Thành viên mới
Tham gia
15/6/11
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
57
Hợp đồng nêu: "Nhà thầu có trách nhiệm hợp đồng với Viện KTXD để được cung cấp chỉ số giá" vậy chi phí cho công việc này do nhà thầu trả hả Bác? nhà thầu lấy đâu ra khi HS mời thầu không có yêu cầu tính cho khoản này?
Hệ số a = 10% tính thế nào mà đẹp thế? các hệ số a, b, c... không được xác định rõ trong hợp đồng thì không được điều chỉnh theo TT 08 là sao, căn cứ vào tiêu chuẩn bề trên hả Bác.
Pn xác định cho lần thanh toán thứ n và nó phụ thuộc vào cách điều chỉnh giá theo toàn bộ hợp đồng, hạng mục công trình hoặặchạng mục công việc, yếu tố chi phí. Tôi làm gói thầu có cầu và đường, tỷ trọng(Ví dụ) của xi măng 15%, sắt thép 15%; nhựa đường 15%, đá dăm các loại 15%. Đợt một thanh toán đường (cầu chưa mần) với tình hình đá, nhựa tăng giá 50%, xi và sắt giảm giá 50%. Nay nếu b,c,d,e tính trước thì theo ý Bác C.Ty em được điều chỉnh như thế nào? TT 08/2010 nói chung chung nên nhiều chiến sỹ làm giao thông cũng hiểu lung tung.
 

cetd84

Thành viên mới
Tham gia
22/1/10
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Xin hỏi các bậc tiền bối: Mình đang điều chỉnh giá theo chỉ số giá công bố của sở XD, Công trình ký HĐ năm 2014 và trong HĐ cũng nêu rõ giá gốc để điều chỉnh trước 28 ngày trước ngày nộp HS đề xuất. Bây giờ lấy chỉ số giá công bố quý II/2016 thì chỉ số giá này lại lấy cơ cấu chi phí năm 2011 làm giá gốc. Vậy muốn áp dụng chỉ số giá công bố của tỉnh để điều chỉnh cho giai đoạn quý II/2016 như thế nào, làm thế nào để có chỉ số giá với giá gốc năm 2014
 

Top