M
minhhieu262
Guest
Chào các anh chị, em đang làm giám 1 công trình của chủ đầu tư nước ngoài. Hiện tại đang thi công cọc khoan nhồi và đài cọc song song nhau. Em có 1 vài câu thắc mắc thế này :
1. Khi thi công đài cọc, em thấy người ta có dùng muốt (xốp). Công dụng của nó là làm gì? Có liên quan đến bảo dưỡng đài cọc sau khi đổ bê tông ?
2. Cọc khoan nhồi thường có các ống siêu âm. Trước khi thi công và đổ bê tông đài cọc, có nhất thiết lấp vữa mác cao vào các ống sonic không hay là chỉ cần bịt kín các ống đó (tránh bê tông đài bị mất nước do chảy vào ống) ?
3. Thường là bao nhiêu ngày sau mới được tháo coffa đài cọc?
4. Đổ bê tông đài cọc, em nhớ tiêu chuẩn ghi là lấy 50m3 / tổ mẫu. Nhưng ở công trường em thì 20 m3 lấy 1 tổ, mỗi tổ 6 viên. Giả sử đài cọc 64 m3, theo TC em đọc thì lấy 2 tổ. Theo chỗ em thì sẽ lấy 4 tổ. Không biết việc nén mẫu fail / pass thì quyết định thế nào nhỉ? VD 1 trong 4 tổ ma nén rớt thì sao? Đài cọc đó thế nào?
5. Sau khi đổ bê tông thì đợi nóng cứng mình sẽ tưới nước để bảo dưỡng. Nhưng cũng phải cần kiểm tra xem bề mặt nó có bị gì ko thì mình mới tưới nước lên phải ko? Và lúc nào thì mình mới ngừng việc tưới nước cho nó nữa?
6. Giả sử khu vực đó có nhiều đài cọc nằm gần nhau thì có quy định nào về việc đổ bê tông đồng loạt hay không? (Đổ đồng loạt có ảnh hưởng gì nhau không?)
7. Độ lệch tâm khi nghiệm thu tọa độ cọc lúc lắp ống vách để chuẩn bị khoan thường cho phép bao nhiêu. Lúc hoàn công cọc, cũng nghiệm thu tọa độ tâm cọc, lỡ trong quá trình khoan + đổ bê tông, vô tình tâm bị lệch ra thì tính thế nào? Có quy định gì về tâm cọc sau khi đổ bê tông không?
8. Đài cọc giống 1 cái hình hộp chữ nhật. Mặt phẳng trên, thép đài cọc được rải trên diện tích rộng của mặt phẳng đó như 1 hệ lưới, do trọng lượng thép đè lên nhau, thường lưới thép đó bị võng xuống và nhiều nhất là ngay tâm lưới. Thép sàn thì còn có cục kê giữa coffa sàn và lưới thép. Còn đài cọc thì lớp trên đâu có cục kê và coffa. Có quy định nào nếu lưới thép mặt phẳng trên của đài bị võng hay không?
Mong các anh chị chỉ dẫn thêm.
Thanks
Minh Hiếu
1. Khi thi công đài cọc, em thấy người ta có dùng muốt (xốp). Công dụng của nó là làm gì? Có liên quan đến bảo dưỡng đài cọc sau khi đổ bê tông ?
2. Cọc khoan nhồi thường có các ống siêu âm. Trước khi thi công và đổ bê tông đài cọc, có nhất thiết lấp vữa mác cao vào các ống sonic không hay là chỉ cần bịt kín các ống đó (tránh bê tông đài bị mất nước do chảy vào ống) ?
3. Thường là bao nhiêu ngày sau mới được tháo coffa đài cọc?
4. Đổ bê tông đài cọc, em nhớ tiêu chuẩn ghi là lấy 50m3 / tổ mẫu. Nhưng ở công trường em thì 20 m3 lấy 1 tổ, mỗi tổ 6 viên. Giả sử đài cọc 64 m3, theo TC em đọc thì lấy 2 tổ. Theo chỗ em thì sẽ lấy 4 tổ. Không biết việc nén mẫu fail / pass thì quyết định thế nào nhỉ? VD 1 trong 4 tổ ma nén rớt thì sao? Đài cọc đó thế nào?
5. Sau khi đổ bê tông thì đợi nóng cứng mình sẽ tưới nước để bảo dưỡng. Nhưng cũng phải cần kiểm tra xem bề mặt nó có bị gì ko thì mình mới tưới nước lên phải ko? Và lúc nào thì mình mới ngừng việc tưới nước cho nó nữa?
6. Giả sử khu vực đó có nhiều đài cọc nằm gần nhau thì có quy định nào về việc đổ bê tông đồng loạt hay không? (Đổ đồng loạt có ảnh hưởng gì nhau không?)
7. Độ lệch tâm khi nghiệm thu tọa độ cọc lúc lắp ống vách để chuẩn bị khoan thường cho phép bao nhiêu. Lúc hoàn công cọc, cũng nghiệm thu tọa độ tâm cọc, lỡ trong quá trình khoan + đổ bê tông, vô tình tâm bị lệch ra thì tính thế nào? Có quy định gì về tâm cọc sau khi đổ bê tông không?
8. Đài cọc giống 1 cái hình hộp chữ nhật. Mặt phẳng trên, thép đài cọc được rải trên diện tích rộng của mặt phẳng đó như 1 hệ lưới, do trọng lượng thép đè lên nhau, thường lưới thép đó bị võng xuống và nhiều nhất là ngay tâm lưới. Thép sàn thì còn có cục kê giữa coffa sàn và lưới thép. Còn đài cọc thì lớp trên đâu có cục kê và coffa. Có quy định nào nếu lưới thép mặt phẳng trên của đài bị võng hay không?
Mong các anh chị chỉ dẫn thêm.
Thanks
Minh Hiếu