Thắc mắc về TT 18/2008/TT-BXD

quyettoan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
14/9/07
Bài viết
241
Điểm thành tích
43
Thông tư 18/2008/TT-BXD hướng dẫn một số phương pháp xác định chi phí xây dựng trong dự toán, trong TT này bổ sung thêm phương pháp xác định chi phí xây dựng theo tổng khối lượng hao phí VL, NC, May bằng cách sum tất cả hao phí vật liệu, nhân công, máy nhân với đơn giá để xác định các chi phí VL, NC, M. Các giá trị này sẽ được đưa vào bảng Tổng hợp chi phí xây dựng. Nếu xác định chi phí theo cách này thì sẽ mất đi % vật liệu khác và % máy khác. Như vậy muốn tính đúng và đủ % vật liệu khác và máy khác thì phải có thêm một bảng tính thành tiền vật liệu khác và máy khác?
 

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Vừa rồi mình thấy có ĐV tư vấn lập theo kiểu này nhưng hơi khác một chút:D
Không phati tính thêm một biểu VL khác và MTC khác đâu. TRong bảng phân tích VT có thể hiện cả cột đơn giá và thành tiền, từ đó người ta tính ra giá trị vật tư (Của từng hạng mục) và tính giá trị VL khác trên % của giá trị đó. Vì vậy trên bảng THKP sẽ só mục Vật liệu (A) và VL khác (a).
Còn phần NC và MTC thì vẫn để nguyên theo dự toán chi tiết rồi tính bình thường như trước đây nên Máy khác vẫn vậy. Trong bảng dự toán chi tiết người ta bỏ đi cột vật liệu, chỉ có cột NC cà MTC thôi.
MÌnh nghĩ các bảng biểu này mục đích chính để cho dễ bù giá thông tư ấy mà. Nhất là phần VL rất khó bóc tách KL nên phải chi tiết khối lượng ra như vậy, còn NC và MTC thì chỉ cần tổng chi phí nhân với hệ số bù TT là xong thôi (vì năm nào cùng bù cả) :(:)((
KHông biết các ĐV khác lập DT theo biểu mới này như thế nào?
 
N

Nguyễn Tiến Sỹ

Guest
sự phù hợp của thông tư 18/2008

Theo tôi thông tư 18/2008 hướng dẫn về cách lập dự toán như vậy là đúng. Nếu bạn tham khảo cách lập dự toán trên một số phần mềm như G8 thì bạn xẽ thấy có đúng không ?
 

quyettoan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
14/9/07
Bài viết
241
Điểm thành tích
43
@Nangmai: Các đơn vị tư vấn đang lập dự toán theo cách PTVT đồng thời xác định thành tiền vật liệu khác, các giá trị như Nhân công và Máy thi công thì lấy từ ĐGXDCB của các tỉnh ban hành là cách mà TPHCM đã lập lâu nay rồi.
@Nguyễn Tiến Sỹ: Tôi không nói toàn bộ TT 18/2008/TT-BXD là sai, tôi chỉ thắc mắc là TT 18/2008 hướng dẫn thêm phương pháp xác định chi phí xây dựng theo tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công và máy. Nếu lập dự toán theo đúng bảng 2.1 và bảng 2.2 thì vô tình đã làm mất đi % vật liệu khác và % máy khác. TT là để hướng dẫn thực hiện, nếu TT hướng dẫn không rõ thì các đơn vị thực hiện sẽ sai hoặc không thực hiện theo cách này. còn pm dự toán XYZ nào đấy mà làm đúng theo TT 18/2008 (pp xác định chi phí theo tổng khối lượng hao phí vl, nc, may) mà cho kết quả dự toán đúng lại là chuyện khác.


Hiện nay tôi thấy một số Sở xây dựng đã hướng dẫn các đơn vị tư vấn thực hiện thêm phương pháp lập dự toán sử dụng bảng 2.1 và 2.2 trong TT 18/2008 mà cũng không thấy hướng dẫn thêm về cái khoảng xác định % vật liệu khác và % máy khác.
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
40
Website
www.giaxaydung.vn
Thông tư 18/2008/TT-BXD hướng dẫn một số phương pháp xác định chi phí xây dựng trong dự toán, trong TT này bổ sung thêm phương pháp xác định chi phí xây dựng theo tổng khối lượng hao phí VL, NC, May bằng cách sum tất cả hao phí vật liệu, nhân công, máy nhân với đơn giá để xác định các chi phí VL, NC, M. Các giá trị này sẽ được đưa vào bảng Tổng hợp chi phí xây dựng. Nếu xác định chi phí theo cách này thì sẽ mất đi % vật liệu khác và % máy khác. Như vậy muốn tính đúng và đủ % vật liệu khác và máy khác thì phải có thêm một bảng tính thành tiền vật liệu khác và máy khác?

Xin trao đổi với anh Quyettoan 1 tý về vấn đề này.
Ý của anh là khi làm theo cách này thì khi Sum hao phí vật liệu lại sẽ không có % vật liệu khác, % máy khác, như vậy khoản này sẽ bị mất đi.
Cái này bên em đã làm từ trước đến nay mà không bị mất khoản % đó bằng cách khi phân tích ta sẽ nhân trực tiếp % vật liệu khác và máy khác vào hao phí thay vì có 1 dòng hao phí riêng.

Ví dụ : hao phí của mã hiệu A.11111 là 2% cho vật liệu ( gồm có xi măng, cát, đá, nước) 1% cho máy thi công thì ta sẽ nhân trực tiếp 2% vật liệu khác vào từng loại vật liệu là xi măng, cát, đá và nước, tương tự với máy thi công. Như vậy bảng phân tích đơn giá đã bao gồm cả vật liệu khác và máy khác tuy không được thể hiện ra. Khi qua bảng tổng hợp Tổng hợp chi phí xây dựng sẽ không bị mất đi phần khối lượng % khác này.

Mời anh và mọi người tiếp tục
 

DauthauGXD

Phần mềm tốt nhất để đấu thầu, thắng thầu
Tham gia
7/7/07
Bài viết
755
Điểm thành tích
93
Nơi ở
Công ty CP Giá Xây Dựng số 18, Nguyễn Ngọc Nại
Website
giaxaydung.vn
Xin trao đổi với anh Quyettoan 1 tý về vấn đề này.
Ý của anh là khi làm theo cách này thì khi Sum hao phí vật liệu lại sẽ không có % vật liệu khác, % máy khác, như vậy khoản này sẽ bị mất đi.
Cái này bên em đã làm từ trước đến nay mà không bị mất khoản % đó bằng cách khi phân tích ta sẽ nhân trực tiếp % vật liệu khác và máy khác vào hao phí thay vì có 1 dòng hao phí riêng.

Ví dụ : hao phí của mã hiệu A.11111 là 2% cho vật liệu ( gồm có xi măng, cát, đá, nước) 1% cho máy thi công thì ta sẽ nhân trực tiếp 2% vật liệu khác vào từng loại vật liệu là xi măng, cát, đá và nước, tương tự với máy thi công. Như vậy bảng phân tích đơn giá đã bao gồm cả vật liệu khác và máy khác tuy không được thể hiện ra. Khi qua bảng tổng hợp Tổng hợp chi phí xây dựng sẽ không bị mất đi phần khối lượng % khác này.

Mời anh và mọi người tiếp tục

malsoni à!
Trường hợp em nêu trên về các phép toán thì đúng, về tổng giá trị công trình cũng không sai. NHưng về bản chất thì lại khác.
Vì sao lại có từ : Khác? TRong thuyết minh& quy định áp dụng ĐM DT cũng đã định nghĩa thế nào là VL khác và máy khác. Đơn giản chúng ta hiểu khác không phải là chính nó, là các VL, ca máy phụ trợ. Vậy thì mức hao phí XM, Cát, đá, ca máy TC nhân thêm với tỷ lệ đó thì đâu phải đúng với nội dung chi phí. Dự toán sẽ không sai về giá trị (đối với dự toán lập lần đầu). Nhưng nếu đối với việc bù giá (VL, MTC) thì sẽ bị sai hoàn toàn. TT 18 áp dụng tính theo kiểu xác định tổng KL hao phí VL, NC, MTC . Nếu tính KL nhân thêm % như Mal nói thì vô tình các ĐM hao phí đều được tăng thêm à? Mình ví dụ Tổng KL XM cần cho CT là 215tấn, căn cứ vào ĐM bê tông và ĐM hao hụt vữa, nếu nhân thêm tỷ lệ VL khác thì nó sẽ tăng thêm bao nhiêu, về thực chất nó ko phải là MX cát đá.Cứ lấy KL này nhân với mức chênh lệch giá (cho TH bù giá VL )thì nó sẽ khác đi rất nhiều. Hơn nữa, việc khối lượng luôn luôn bị kiểm toán sờ tới, thế thì khối lượng DT tại sao nhiều thế mà KL thực tế sao lại chưa đủ? Có thể giải thích nổi vì nó bị nhân thêm tỷ lệ CP khác ko?
TT18 mình nghĩ tiện cho việc bù giá thì hơn :D. Vì xác định chi phí trên cơ sở tổng KL nên sau nàu bù giá chỉ việc nhân KL với chênh lệch giá là xong! không phải bóc tách nữa, nhưng về các nội dung khác thì...còn nhiều thắc mắc lắm :(:)((
 

quyettoan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
14/9/07
Bài viết
241
Điểm thành tích
43
Nếu làm theo cách mà malsoni đề xuất thì kết quả tính tổng giá trị dự toán cho hạng mục công trình là không sai nhưng lại có vài điểm không đúng.
- Nếu cần xác định khối lượng vật tư chính xác cho hạng mục công trình thì sẽ cho kết quả sai do có một số công tác có % vật liệu khác để được cống thêm vào đúng như nangmai đã thảo luận.
- Tương tự là xác định khối lượng ca máy cũng không chính xác.

Tóm lại thì cái TT 18/2008/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí xây dựng theo tổng khối lượng hao phí VL, NC, Máy là có vấn đề không thể áp dụng được, thôi thì đành áp dụng theo phương pháp phân tích đơn giá chi tiết.
 
Last edited by a moderator:
P

Pham Dinh Cuong

Guest
Có bác nao biết giá tăng đơ làm trần thạch cao tháng 10 năm 2008 báo cho tớ với
 
S

sangcoi

Guest
cac bac co the cho toi bang lap DU TOAN ma co cot dinh muc trong do voi?cam on nhieu.
 

Newbee30

Thành viên năng động
Tham gia
22/9/08
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
- Việc giải quyết vật liệu khác, máy khác để tính chi phí xây dựng theo TT18/2008/TT-BXD không hề đơn giản. TT18 xác định CP xây dựng bằng cách tính tổng Khối lượng từng loại vật tư nhân với đơn giá.
- Giả sử bạn coi VLK, MK là một loại vật tư, bạn có thể tính tổng của nó được không?
 

DongPVNC

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
5/7/09
Bài viết
26
Điểm thành tích
8
Xin trao đổi với anh Quyettoan 1 tý về vấn đề này.
Ví dụ : hao phí của mã hiệu A.11111 là 2% cho vật liệu ( gồm có xi măng, cát, đá, nước) 1% cho máy thi công thì ta sẽ nhân trực tiếp 2% vật liệu khác vào từng loại vật liệu là xi măng, cát, đá và nước, tương tự với máy thi công. Như vậy bảng phân tích đơn giá đã bao gồm cả vật liệu khác và máy khác tuy không được thể hiện ra. Khi qua bảng tổng hợp Tổng hợp chi phí xây dựng sẽ không bị mất đi phần khối lượng % khác này.

Mời anh và mọi người tiếp tục
Theo mình, bạn malsoni810 nói không sai, mình Ví dụ trong ĐM1776 Quy định các thành phần hao phí được xác định theo nguyên tắc sau:
+ Mức HPVL chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của VL.
+ Mức HPVL khác như vật liệu làm dàn giáo xây, vật liệu phụ khác được tính bằng tỷ lệ % tính trên chi phí vật liệu chính.
Như vậy, có thể hiểu HPVL khác là hao phí mà được tính bằng tỷ lệ % tính trên chi phí vật liệu chính.
Còn theo ý kiến của bạn nangmai:
Vì sao lại có từ : Khác? TRong thuyết minh& quy định áp dụng ĐM DT cũng đã định nghĩa thế nào là VL khác và máy khác. Đơn giản chúng ta hiểu khác không phải là chính nó, là các VL, ca máy phụ trợ. Vậy thì mức hao phí XM, Cát, đá, ca máy TC nhân thêm với tỷ lệ đó thì đâu phải đúng với nội dung chi phí. Dự toán sẽ không sai về giá trị (đối với dự toán lập lần đầu). Nhưng nếu đối với việc bù giá (VL, MTC) thì sẽ bị sai hoàn toàn. TT 18 áp dụng tính theo kiểu xác định tổng KL hao phí VL, NC, MTC . Nếu tính KL nhân thêm % như Mal nói thì vô tình các ĐM hao phí đều được tăng thêm à? Mình ví dụ Tổng KL XM cần cho CT là 215tấn, căn cứ vào ĐM bê tông và ĐM hao hụt vữa, nếu nhân thêm tỷ lệ VL khác thì nó sẽ tăng thêm bao nhiêu, về thực chất nó ko phải là MX cát đá.Cứ lấy KL này nhân với mức chênh lệch giá (cho TH bù giá VL )thì nó sẽ khác đi rất nhiều. Hơn nữa, việc khối lượng luôn luôn bị kiểm toán sờ tới, thế thì khối lượng DT tại sao nhiều thế mà KL thực tế sao lại chưa đủ? Có thể giải thích nổi vì nó bị nhân thêm tỷ lệ CP khác ko?
Bạn nangmai nói chưa đúng ở chỗ:
Vật liệu khác, máy khác không phải là ĐM mức hao phí vật liệu, máy thi công (Ví dụ: ĐM HPVL đã được quy trong ĐM1784). Ở đây chỉ cần hiểu đơn giản là mức HPVLK, PKMTCK được tính bằng % trên chi phí VL chính, MTC chính.
Mong các bạn có ý kiến
 

quynh_thanglong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
8/7/08
Bài viết
17
Điểm thành tích
1
Theo tôi, Bảng 2.2 rất tiện cho việc tính điều chỉnh giá vật liệu sau này. Khối lượng từng loại vật liệu, nhân công, máy đã được tổng hợp từ định mức hao phí cho từng công việc ở bảng 2.1. Khi này, hao phí vật liệu khác và máy khác coi như một nội dung của vật liệu và máy thi công và cũng được tổng hợp từ bảng 2.1 chứ không phân bổ vào các vật liệu chính và máy thi công chính.
Ví dụ: Tổng hợp chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công

Vật liệu
- Cát mịn
Đơn vị :m3
Khối lượng:63.542
Đơn Giá: 50.000đồng
Thành tiền:3.177.100.000đồng
- Gạch chỉ
Đơn vị: viên
Khối lượng: 8.587.963
Đơn giá: 1.020
Thành tiền: 8.759.722.260
...........
- Vật liệu khác
Đơn vị: đồng
Thành tiền: 56.000.000
 
Last edited by a moderator:

quyettoan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
14/9/07
Bài viết
241
Điểm thành tích
43
Theo tôi, Bảng 2.2 rất tiện cho việc tính điều chỉnh giá vật liệu sau này. Khối lượng từng loại vật liệu, nhân công, máy đã được tổng hợp từ định mức hao phí cho từng công việc ở bảng 2.1. Khi này, hao phí vật liệu khác và máy khác coi như một nội dung của vật liệu và máy thi công và cũng được tổng hợp từ bảng 2.1 chứ không phân bổ vào các vật liệu chính và máy thi công chính.
Bạn có thể thiết kế lại bảng 2.1 vừa thể hiện thông tin như TT18, vừa xác định được giá trị vật liệu khác và máy khác để mọi người cùng tham khảo.
 

quynh_thanglong

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
8/7/08
Bài viết
17
Điểm thành tích
1
Mình xây dựng thử bảng 2.1 và 2.2 theo TT18 để các bạn có ý kiến nhé.
Khi xây dựng bảng 2.1 mình thêm cột đơn giá để tính được chi phí VLK và MK. Trong quá trình lập hao phí vật liệu. nhân công, máy còn có một số vật liệu không nằm trong danh mục được điều chỉnh giá ta có thể quy ước là VLP chẳng hạn. Ví dụ như sơn, que hàn... thì tính luôn thành tiền rồi tổng hợp lại trong bảng 2.2
Từ bảng 2.2 tính được các hệ số a, b, c, d... là hệ số tỷ trọng của nhân công, nhiên liệu, sắt thép, xi măng... trong chi phí trực tiếp, sau đó tính hệ số điều chỉnh giá theo hướng dẫn của TT05/2008
 

File đính kèm

  • DT cong.rar
    406 KB · Đọc: 415
Last edited by a moderator:

quyettoan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
14/9/07
Bài viết
241
Điểm thành tích
43
Nếu bổ sung thêm 1 cột 'Thành tiền VLK' và 'Thành tiền máy khác' sẽ rõ ràng hơn.
Vấn đề: Nếu đơn giá các tỉnh/thành phố/chuyên ngành có sử dụng Vật liệu phụ thì làm thế nào để ép tất cả các column cần in trong 1 trang A4.
 

quyettoan

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
14/9/07
Bài viết
241
Điểm thành tích
43
Theo tôi, Bảng 2.2 rất tiện cho việc tính điều chỉnh giá vật liệu sau này.
Lúc đầu tôi cũng nghĩ sẽ rất tiện nếu cần thay đổi giá vật liệu chỉ cần thay đổi ở bảng 2.2, tuy nhiên nếu tính chính xác thì phải tính cả VLK, mà khi vật liệu đã thay đổi thì bảng phân tích ra thành tiền VLK cũng phải thay đổi (cũng tốn giấy in lại), hèn gì mà các nhiều đơn vị vẫn thích lập dự toán theo pp bù chênh lệch giá hơn là lập dự toán theo kiểu dự thầu, mặc dù đơn giá các tỉnh ban hành với PC30 mà bù chênh lệch giá thì vẫn cứ lấy giá XM PC40 bù vô tư. :))
 

tungtt

Thành viên năng động
Tham gia
23/7/08
Bài viết
59
Điểm thành tích
8
Tôi có ý kiến đóng góp cùng các bác trên quan điểm kiểm toán:
Nếu cộng ngay tỷ lệ vật liệu khác vào vật liệu chính để tính toán làm cho đơn giá xây dựng được tính đủ và tổng cộng toàn bộ khối lượng vật liệu * đơn giá đúng với tổng giá trị vật liệu là chưa đúng bản chất của vật liệu chính và vật liệu khác (phụ) sử dụng. Mặt khác, khi tính bù giá vật liệu thì khối lượng vật liệu sẽ tăng cao hơn so với thực tế (theo định mức) là không được. Kiểm toán nhiều dự án xây dựng tôi thấy nhiều phần mềm dự toán xây dựng cũng lập theo cách đó. Dù lập theo cách nào cũng được, không nhất thiết phải theo thông tư 18/2008/TT-BXD cho phức tạp, miễn sao đừng để kiểm toán phải bóc tách lại tỷ lệ chi phí thì mệt lắm.
Còn về xử lý phần vật liệu khác thì theo tôi là: phần vật liệu khác không có khối lượng mà chỉ có giá trị thành tiền do vậy bảng tổng hợp khối lượng vật tư sẽ chỉ có cột thành tiền mà thôi.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top