Thắc mắc về cách tính hao phí cừ larsen cho 1 lần sử dụng.

giang_virus102

Thành viên có triển vọng
Tham gia
20/5/10
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Việc tính toán hao phí cừ Larsen em đã tìm hiểu trong trang 118 của bộ định mức 1776. Tuy nhiên có vấn đề này em đang thắc mắc kính mong các anh chị trong diễn đàn giải đáp giúp em với:
- Trong trang 118 có câu: "Công tác đóng cọc ván thép (cọc Larsen) được định mức cho 100m cọc đóng nằm lại trong công trình. Trường hợp nhổ cọc lên, sử dụng lại nhiều lần thì hao phí vật liệu được xác định như sau:...."

- Hiện tại công trình bọn em sử dụng số lượng cừ là : 100/0,4*9*76,1/1000 = 171,225 tấn
Cừ đóng trong vòng 2 tháng không luân chuyển.
- Như vậy thì cách tính hao phí cừ cho công trình = 171,225 tấn hay là = 171,225*(2*1,17%+1*3,5%) tấn (em đang thắc mắc với câu bôi đỏ ở trên ạ)


Em có thêm thắc mắc là việc luân chuyển cừ là để tiết kiệm tuy nhiên em thấy có sự khác nhau trong phương án đóng cừ 1 lần và luân chuyển cừ:
Bài toán là tính hao phí cừ cần đóng cho 571m chiều dài cống hộp (cống hộp 2 khoang, kích thước BxH=11x4, mỗi đốt cống dài 11m), dùng loại cừ IV (chiều dài 9m, trọng lượng 76,1 kg/m). Thời gian thi công là 2 tháng. Mục đích sử dụng cừ là để ngăn dòng nước (thi công 1 bên, đóng cừ để cho nước chảy vào bên kia)
1. Phương án đóng cừ 1 lần:
- Chiều dài đoạn cừ cần đóng là 571+14 = 585m (14m này là để đóng nối vào bờ)
- KL cừ sử dụng là: 585/0,4*9*76,1/1000 = 1001,66 tấn
- Hao phí cừ: 1001,66*(2*1,17%+1*3,5%) = 58,5 tấn
- Định mức chiều dài đóng cừ: 585/0,4*6*1= 7875m ( 6 ở đây là chiều dài ngập, 1 ở đây là 1 lần đóng)

2. Phương án thi công 2 đốt cống một (22m) và phải luân chuyển cừ:
- Số lần luân chuyển: 571/22 = 26 lần
- Chiều dài 1 đoạn thi công là 22+14 = 36m (14m này là để đóng nối vào bờ)
- Khối lượng cừ sử dụng là : 36/0,4*9*76,1/1000 = 61,64 tấn
- Hao phí cừ là: 61,64*(2*1,17%+26*3,5%) = 57,53 tấn
- Khối lượng đóng cừ: 36/0,4*6*26 = 14040m
( 6 ở đây là chiều dài ngập, 26 ở đây là số lần đóng cừ)

So sánh thông số (Bôi đậm) của 2 phương án thì em thấy giá trị của phương án 2 (phương án luân chuyển còn cao hơn cả đóng 1 lần). Điều này là vô lý khi giải thích luân chuyển cừ để tiết kiệm.
Rất mong các anh chị đã làm về cừ chịu khó đọc, xem xét và cho ý kiến giúp em với ạ

Rất mong nhận được sự góp ý của các anh chị. Em xin cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:

quochuyle09

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
28/5/10
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
Theo mình hiểu thì PA2 phát sinh tiền nhiều hơn là do bạn sử dụng 14m để đóng nối vào bờ, phần khối lượng này bạn phải đóng nhổ đến 26 lần nên phát sinh giá trị khấu hao: (14/0,4*9*76,1/1000)*26*3.5% =21.81 tấn.

Đây là ý kiến chủ quan của mình, mong các bạn góp ý thêm.
 

giang_virus102

Thành viên có triển vọng
Tham gia
20/5/10
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Theo mình hiểu thì PA2 phát sinh tiền nhiều hơn là do bạn sử dụng 14m để đóng nối vào bờ, phần khối lượng này bạn phải đóng nhổ đến 26 lần nên phát sinh giá trị khấu hao: (14/0,4*9*76,1/1000)*26*3.5% =21.81 tấn.

Đây là ý kiến chủ quan của mình, mong các bạn góp ý thêm.

Bác nói đúng đấy ạ.
Thực chất vấn đề là bên tư vấn lập HSMT ra tiên lượng và thiết kế tính toán KL cừ theo 2 đốt 1, nhưng nếu thi công như vậy thì bọn em ko đảm bảo tiến độ theo hợp đồng (là 4 tháng) và thực tế thi công nếu làm như vậy phải mất 12 tháng.
Chủ đầu tư cho phép bọn em lấy hết giá trị phần cừ này nếu có phương án thỏa đáng mà bên kiểm toán ko cắt được.
Em đang đau đầu để tìm cách làm sao lấy được hết số tiền này.
Mong bác nào có kinh nghiệm thì chỉ bảo giúp em với. Bia bọt tẹt ga ạ.
 

giang_virus102

Thành viên có triển vọng
Tham gia
20/5/10
Bài viết
8
Điểm thành tích
1
Diễn đàn mình hẻo lánh quá. Sang tuần phải chốt rồi, em đang ủ mưu tính 5 đốt 1, mất chút khối lượng nhưng đành vậy.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Chào anh giang_virus102!
Với câu hỏi của anh theo ý hiểu của em từ thuyết minh trong Định mức 1776 em có ý kiến sau:
1."Công tác đóng cọc ván thép (cọc Larsen) được định mức cho 100m cọc đóng nằm lại trong công trình. Trường hợp nhổ cọc lên, sử dụng lại nhiều lần thì hao phí vật liệu được xác định như sau:..” như vậy là nếu đóng cừ trong 2 tháng không luân chuyển thì vẫn là 171,225 tấn.
2.Trong 2 PA anh đưa ra thì PA có bất hợp lý như anh quochuyle09 đã nêu ra, 14m chỉ ở 2 đầu cả đoạn cống thôi chứ sao cứ mỗi 2 đốt cống đều tính vào. Nếu vậy thì chiều dài cần đóng cừ là 36x26 = 936m.
3.Và em chưa rõ anh tính ra hao phí cừ làm gì, vì đơn giá tính theo số m cừ ngập. Với 585m nếu đóng 1 lần hết luôn số cây cừ phải đóng xuống là 585/0,4 = 1463 cây. 6m ngập trong nước vậy là 1463 x 6 = 8778 m. Như vậy dù anh có chọn PA nào thì vẫn phải có 8778m cừ ngập xuống, có khác nhau chỉ là nếu anh luân chuyển thì do hao hụt hao phí sẽ khác nhau. Nếu nhà thầu có 1463 cây cừ và vận chuyển 1 lượt đến được công trình thì chọn luôn PA1 đóng 1 lần hết luôn -> thời gian thi công nhanh nhất rồi, còn nếu luân chuyển thì chắc chắn thời gian phải kéo dài vì chờ thi công xong từng đốt cống rồi mới nhổ, đóng lần nữa. Tiết kiệm chi phí từ PP luân chuyển ở đây em nghĩ là nhà thầu ko đủ cọc đóng 1 lượt và chi phí vận chuyển cọc đến công trình.

Trên là ý kiến chủ quan của em, mong các anh chị đã có kinh nghiệm góp ý thêm ạ.
 

vietguy

Thành viên mới
Tham gia
9/10/10
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Có phải bạn Giang_virus102 muốn thi công theo phương án 1 (đem đủ số cừ đến & đóng 1 lần) nhưng thanh toán theo phương án 2 để lấy được nhiều tiền hơn? Cần về thuê mướn cừ hay đóng cừ cứ liên hệ tớ nhé (đt: 0913907197)! https://www.facebook.com/pages/OMELI-piling/544185135660250
 

donjesbino01

Thành viên mới
Tham gia
15/5/11
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Công ty của mình hiện nay cũng có 1 dự án làm đường qua các ao, đầm, nên đang có dự định làm bằng phương pháp đóng bờ vây ngăn nước bằng cọc cừ Larsen. Mình được biết phương pháp đóng cọc bằng búa rung + cẩu được Việt Nam sử dụng khá phổ biến, nhưng khi xây dựng đơn giá hạng mục đóng cọc cừ = búa rung thì không thấy có trong ĐM 1776, mà chỉ có nhổ cọc = búa rung. Bạn nào có kinh nghiệm giúp mình trong việc xây dựng đơn giá của hạng mục công việc này với.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top