Thanh, quyết toán Hợp đồng trọn gói.

Cả nhà cho em hỏi: Công trình của em là vốn ngân sách nhà nước, đấu thầu rộng rãi hình thức hợp đồng trọn gói, thời gian phê duyệt kế hoạch đấu thầu + dự toán sau khi thông tư 09/2008/TT-BXD có hiệu lực, thi công năm 2009. Khi làm quyết toán có dự toán điều chỉnh (Phê duyệt phần điều chỉnh vật liệu theo 09, điều chỉnh NC theo TT05, và phần phát sinh do thay đổi thiết kế). Trong hợp đồng đã ký có đoạn "Điều chỉnh giá hợp đồng: Việc điều chỉnh giá được thực hiện thông qua điều chỉnh đơn giá hoặc điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá".
Trường hợp điều chỉnh này không nằm trong các trường hợp bất khả kháng theo khoản 1 điều 48 nghị định 58/2008/NĐ-CP. Vậy công trình này có được thanh toán phần điều chỉnh vật liệu do trượt giá không ? (Theo công văn của Bộ Xây dựng thì công trình không thuộc phạm vi điều chỉnh của TT09/2008)
Công trình này đã được kiểm toán độc lập kiểm toán trong đó kiểm toán chấp nhận phần điều chỉnh theo TT09/2008.
Ý kiến nhà thầu: Trong thông tư không có mục nào quy định Thông tư chỉ áp dụng đối với các gói thầu đã và đang thực hiện kể từ thời điểm thông tư có hiệu lực thi hành trở về trước (ngày 19/5/2008 trở về trước) và trong hợp đồng có ghi điều khoản điều chỉnh nên gói thầu được điều chỉnh.
Ý kiến cơ quan cấp vốn: Không điều chỉnh (Phần vật liệu).
Vậy mọi người cho em hỏi công trình này có được điều chỉnh phần vật liệu do trượt giá không ? Nếu không thì căn cứ vào văn bản pháp luật nào ?
Thông tư 09/2008 chỉ áp dụng cho những hợp đồng đã lỡ ký hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định và tất nhiên chỉ được áp dụng cho những hợp đồng đã ký trước ngày thông tư có hiệu lực. Tức là là áp dụng cho những hợp đồng ký kết trước ngày 19/5/2008.
Vì hợp đồng của bạn ký sau ngày 19/5/2008 nên Cơ quan cấp vốn không cho điều chỉnh giá vật liệu là đúng quy định của pháp luật.
Còn việc điều chỉnh Nhân công, máy thi công nếu được quy định trong hợp đồng thì phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt
 
Em vẫn thấy thắc mắc về thanh toán trong hợp đồng trọn gói. Theo qui định trọn gói đồng nghĩa nhà thầu được thanh toán theo giá hợp đồng. Ví dụ hợp đồng ký 400 triệu đồng thì sẽ được thanh toán 400 triệu đồng đúng không? Vậy khi làm hồ sơ nghiệm thu trong trường hợp khối lượng thực hiện ít hơn khối lương hợp đồng thì vẫn thanh toán theo hợp đồng đúng ko? Như thế hồ sơ nghiệm thu và hồ sơ quyết toán không liên quan đến nhau hay sao?
Các anh chị kinh nghiệm đầy mình chỉ giáo thêm cho em với nhé!
 
Theo Quyết định số 56/2008/QĐ-BTC ngày 17/07/2008 :"Về việc ban hành Quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước". Quyết định này căn cứ TT 33.

Mục 3.2.2- Thẩm tra đối với gói thầu hợp đồng theo hình thức "giá hợp đồng trọn gói" (không phân biệt hình thức lựa chọn thầu):
- Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng công việc hoàn thành, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng. Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trị quyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khối lượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.
- Trường hợp có phát sinh tăng giảm của hợp đồng thẩm tra theo quy định tại điểm 3.2.6 dưới đây.

3.2.6- Thẩm tra các trường hợp phát sinh:
- Trường hợp có hạng mục hoặc nội dung công việc trong hợp đồng không thực hiện thì giảm trừ giá trị tương ứng của hạng mục hoặc nội dung đó theo hợp đồng.
- Trường hợp có khối lượng không thực hiện hoặc khối lượng được nghiệm thu thấp hơn ở bản tính giá hợp đồng thì giảm trừ phần khối lượng không thực hiện (hoặc thấp hơn) nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng.
- Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của chủ đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, khối lượng phát sinh nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần khối lượng phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng.
- Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của chủ đầu tư, trong phạm vi hợp đồng, khối lượng phát sinh lớn hơn 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì cộng thêm phần khối lượng phát sinh được nghiệm thu nhân (x) với đơn giá điều chỉnh do chủ đầu tư phê duyệt theo nguyên tắc điều chỉnh đơn giá khối lượng phát sinh đã ghi trong hợp đồng.
- Trường hợp có công việc phát sinh theo yêu cầu của chủ đầu tư, ngoài phạm vi hợp đồng hoặc khối lượng phát sinh không có đơn giá trong hợp đồng thì thẩm tra theo dự toán bổ sung đã được chủ đầu tư phê duyệt kèm theo hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này.
 
[B nói:
ntbl[/B];255085]
quote_icon.png
Nguyên văn bởi ntbl
Cả nhà cho em hỏi: Công trình của em là vốn ngân sách nhà nước, đấu thầu rộng rãi hình thức hợp đồng trọn gói, thời gian phê duyệt kế hoạch đấu thầu + dự toán sau khi thông tư 09/2008/TT-BXD có hiệu lực, thi công năm 2009. Khi làm quyết toán có dự toán điều chỉnh (Phê duyệt phần điều chỉnh vật liệu theo 09, điều chỉnh NC theo TT05, và phần phát sinh do thay đổi thiết kế). Trong hợp đồng đã ký có đoạn "Điều chỉnh giá hợp đồng: Việc điều chỉnh giá được thực hiện thông qua điều chỉnh đơn giá hoặc điều chỉnh giá hợp đồng do trượt giá".
Trường hợp điều chỉnh này không nằm trong các trường hợp bất khả kháng theo khoản 1 điều 48 nghị định 58/2008/NĐ-CP. Vậy công trình này có được thanh toán phần điều chỉnh vật liệu do trượt giá không ? (Theo công văn của Bộ Xây dựng thì công trình không thuộc phạm vi điều chỉnh của TT09/2008)
Công trình này đã được kiểm toán độc lập kiểm toán trong đó kiểm toán chấp nhận phần điều chỉnh theo TT09/2008.
Ý kiến nhà thầu: Trong thông tư không có mục nào quy định Thông tư chỉ áp dụng đối với các gói thầu đã và đang thực hiện kể từ thời điểm thông tư có hiệu lực thi hành trở về trước (ngày 19/5/2008 trở về trước) và trong hợp đồng có ghi điều khoản điều chỉnh nên gói thầu được điều chỉnh.
Ý kiến cơ quan cấp vốn: Không điều chỉnh (Phần vật liệu).
Vậy mọi người cho em hỏi công trình này có được điều chỉnh phần vật liệu do trượt giá không ? Nếu không thì căn cứ vào văn bản pháp luật nào ? --
Thứ I:
Thông tư 09/2008/TT-BXD
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng1.2. Việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được áp dụng đối với các gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định
2. Nguyên tắc điều chỉnh
2.1. Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được tính cho khối lượng thi công xây lắp từ năm 2007 chịu ảnh hưởng của biến động giá vật liệu xây dựng làm tăng (giảm) chi phí xây dựng công trình ngoài khả năng kiểm soát của chủ đầu tư và nhà thầu (sau đây gọi là khối lượng xây lắp bị ảnh hưởng tăng giá).

Mình trích một số Văn bản trả lời của BXD liên quan đến TT09 bạn đọc se rõ thêm vấn đề
Câu 1
BỘ XÂY DỰNG
_________
Số: 181/BXD-KTXD
V/v: hướng dẫn áp dụng Thông tư số 09/2008/TT-BXD và điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng

1. Thông tư số 09/2008/TT-BXD hướng dẫn việc điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được áp dụng đối với các hợp đồng, gói thầu đã và đang triển khai thực hiện theo hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định. Theo đó, tất cả các gói thầu đã ký hợp đồng xây dựng, gói thầu đang triển khai thực hiện (bao gồm cả những gói thầu đang triển khai lựa chọn nhà thầu từ khi phê duyệt giá gói thầu, ... cho đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu) theo hai hình thức giá hợp đồng trọn gói, hình thức giá hợp đồng theo đơn giá cố định trước ngày có hiệu lực (ngày 19/5/2008) của Thông tư số 09/2008/TT-BXD đều thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. Như vậy, đối với các hợp đồng thi công xây dựng thực hiện theo hình thức hợp đồng có điều chỉnh giá (giá hợp đồng theo giá điều chỉnh, giá hợp đồng theo đơn giá có điều chỉnh) không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 09/2008/TT-BXD. Khi đó, việc điều chỉnh giá hợp đồng thực hiện theo qui định hiện hành.
2. Khi áp dụng phương pháp bù trừ trực tiếp để điều chỉnh giá hợp đồng, thì giá trị vật liệu bù trừ được xác định bằng lấy giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày bên nhận thầu (nhà thầu) nộp hồ sơ thanh toán trừ đi giá vật liệu tại thời điểm 28 ngày trước ngày đóng thầu.
Câu 2
Câu hỏi của bạn Đặng Thị Huyền Tại hòm thư huyenthuanchau@gmail.com hỏi :
Tháng 11 năm 2010, Uỷ ban nhân dân huyện Thuận Châu đã phê duyệt kết quả chỉ thầu xây lắp cho 50 công trình xây dựng nhà lớp học thuộc chương trình Kiên cố hoá, trường lớp học. Hình thức hợp đồng là hợp đồng trọn gói. Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Thuận Châu đã ký hợp đồng xây lắp với các nhà thầu theo hình thức hợp đồng trọn gói.

Sau khi ký kết hợp đồng, giá vật tư, vật liệu, nhân công trên thị trường tăng quá mạnh và nhanh. Cụ thể đến thời điểm này, giá vật liệu tăng từ 20 đến 34%. (Như giá thép xây dựng ký hợp đồng: 14.000 đ/1kg, hiện nay giá trên thị trường tại Sơn La 19.000đ/1kg, tăng 5000 đ/1kg bằng 35%); giá nhiên liệu tăng 17,8% so với giá dự thầu.
Hiện nay, các doanh nghiệp yêu cầu Chủ đầu tư điều chỉnh hình thức hợp đồng xây dựng, điều chỉnh giá theo Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng.
Để có cơ sở thực hiện và trả lời với nhà thầu, Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn, cho ý kiến chỉ đạo./.
Sau khi nghiên cứu, Vụ Kinh tế Xây dựng có ý kiến như sau:
Hợp đồng được ký kết vào thời điểm Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng đã ban hành và có hiệu lực, do đó việc quản lý và thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP và Thông tư số 08/2010/TT-BXD ngày 29/7/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng. Theo đó, đối với hợp đồng trọn gói chỉ được điều chỉnh giá cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo hợp đồng đã ký kết.
Thông tư số 09/2008/TT-BXD ngày 17/4/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng chỉ cho phép điều chỉnh giá nguyên vật liệu xây dựng cho những gói thầu đã lỡ ký hợp đồng trọn gói và hợp đồng theo đơn giá cố định trước thời điểm Thông tư số 09/2008/TT-BXD có hiệu lực, do đó với trường hợp của bạn không điều chỉnh theo Thông tư này.


Thứ II:
Theo câu hỏi bạn nguquai2007 , Mình có chút ý kiến, ban xem hợp lý không nhé:
Đúng là Hợp đồng trọn gói thì giá trị hợp đồng bao nhiêu, nếu thực hiện các nội dung công việc đúng với hợp đồng, trong phạm vi hồ sơ thiết kế, thì sẽ được thanh toán bằng đúng giá hợp đồng. Nhưng khi nghiệm thu có phát sinh tăng giảm, thì sẽ áp dụng theo quy định khoản 3.2.6 Quyết định số 56/2008/QĐ-BTC ngày 17/07/2008 .
3.2.6- Thẩm tra các trường hợp phát sinh:
- Trường hợp có hạng mục hoặc nội dung công việc trong hợp đồng không thực hiện thì giảm trừ giá trị tương ứng của hạng mục hoặc nội dung đó theo hợp đồng.
- Trường hợp có khối lượng không thực hiện hoặc khối lượng được nghiệm thu thấp hơn ở bản tính giá hợp đồng thì giảm trừ phần khối lượng không thực hiện (hoặc thấp hơn) nhân (x) với đơn giá tương ứng ghi trong hợp đồng.

Quy định trên hướng dẫn công việc thẩm tra (người thẩm tra, kiểm toán quyết toán), Trách nhiệm đối với nhà thầu và chủ đầu tư, thì điều 48 nghị định 58/2008/ND-CP ngày 05 tháng 5 năm 2008 có hướng dẫn
 
Cho em hỏi là: Đối với hợp đồng trọn gói thì việc của kiểm toán là kiểm tra cái gì ạ? Vì khối lượng hay đơn giá có chênh lệch thì vẫn thanh toán theo GIÁ GHI TRONG HỢP ĐỒNG rồi ạ. Ngoài kiểm tra tính pháp lý ra thì còn kiểm tra gì nữa ạ? Khi đã có báo cáo hoàn công nghĩa là công trình đã qua Tư Vấn Giám Sát, vậy là đạt chất lượng rồi còn gì ạ. Em đang tập 1 dự án theo hợp đồng trọn gói nên chưa rõ chỗ này, mong các anh chị giúp đỡ! Em xin chân thành cảm ơn!
 
Thực ra thì trong Hợp đồng trọn gói, nếu theo đúng Luật, khối lượng hay đơn giá có chênh lệch thì vẫn thanh toán theo GIÁ GHI TRONG HỢP ĐỒNG. Tuy nhiên, trong các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, nếu để xảy ra thất thoát, trách nhiệm chính vẫn là ở Chủ đầu tư.
Thứ 2, kiểm toán độc lập chỉ là một nhà thầu tư vấn về giá trị công trình sao cho tiệm cận với giá trị thực tế nên kiểm toán vẫn kiểm tra lại hết các thủ tục pháp lý, giá trị khối lượng trình Chủ đầu tư. Còn quyền quyết định thanh toán như thế nào, theo giá trị nào là quyền của Chủ đầu tư.
 
Cho em hỏi là: Đối với hợp đồng trọn gói thì việc của kiểm toán là kiểm tra cái gì ạ? Vì khối lượng hay đơn giá có chênh lệch thì vẫn thanh toán theo GIÁ GHI TRONG HỢP ĐỒNG rồi ạ. Ngoài kiểm tra tính pháp lý ra thì còn kiểm tra gì nữa ạ? Khi đã có báo cáo hoàn công nghĩa là công trình đã qua Tư Vấn Giám Sát, vậy là đạt chất lượng rồi còn gì ạ. Em đang tập 1 dự án theo hợp đồng trọn gói nên chưa rõ chỗ này, mong các anh chị giúp đỡ! Em xin chân thành cảm ơn!

Thực ra thì trong Hợp đồng trọn gói, nếu theo đúng Luật, khối lượng hay đơn giá có chênh lệch thì vẫn thanh toán theo GIÁ GHI TRONG HỢP ĐỒNG. Tuy nhiên, trong các công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, nếu để xảy ra thất thoát, trách nhiệm chính vẫn là ở Chủ đầu tư.
Thứ 2, kiểm toán độc lập chỉ là một nhà thầu tư vấn về giá trị công trình sao cho tiệm cận với giá trị thực tế nên kiểm toán vẫn kiểm tra lại hết các thủ tục pháp lý, giá trị khối lượng trình Chủ đầu tư. Còn quyền quyết định thanh toán như thế nào, theo giá trị nào là quyền của Chủ đầu tư.
Về vấn đề này mình xin có ý kiến như sau:
1, về hợp đồng trọn gói là như vậy (sẽ thanh toán theo hợp đồng đã ký với cdt) điều này là đương nhiên, tuy vậy vẫn rất ít nhà thầu tuy đã ký hđ trọn gói mà thanh toán như vậy hêt mà đa số là đều điều chỉnh (vì giá nhân công và giá thị trường ở VN vẫn chưa được quản lý đúng giữa báo giá của SXD và thị trường lúc thi công, mặt khác từ lúc hs thiết kế đến phê duyệt rồi đấu thầu và công đoạn cuối cùng là thi công cũng mất khá nhiều thời gian) nên xét cho cùng dù hợp đồng trọn gói nhà thầu vẫn điều chỉnh dựa trên lý do trên (mặt khác còn tùy vào mối quan hệ giữa nhà thầu thi công và CDT nữa, đây là vấn đề tế nhị nên mình nghĩ ai cũng biết mà).
2. Về vấn đề kiểm toán nữa, theo mình nghĩ thì đây là công đoạn cuối cùng để kiểm tra lại tính đúng đắn giữa hồ sơ thiết kế và sản phẩm thiết kế (ngoài mặt những hồ sơ chứng từ phù hợp với quy định của nhà nước, còn kiểm toán lại chất lượng của sản phẩm.
3. Mình cũng đồng ý với 2 bạn về vấn đề là kiểm tra tính pháp lý ra thì còn kiểm tra gì nữa ạ? Khi đã có báo cáo hoàn công nghĩa là công trình đã qua Tư Vấn Giám Sát, vậy là đạt chất lượng rồi còn gì ạcòn quyền quyết định thanh toán như thế nào, theo giá trị nào là quyền của Chủ đầu tư. Tuy nhiên ở vấn đề này mình xin nói thêm, đã là 1đơn vị độc lập nên việc kiểm tra lại chất lượng cũng như hồ sơ của sản phẩm xây dựng là 1 điều tất yếu để báo cảo tình hình chung cho các ban ngành khác, kiểm toán vẫn có thể phạt CDT và các đơn vị có liên quan nếu họ (dùng chung cho CDT, DVTV, DVTC) làm không đúng theo quy chuẩn cũng như chất lượng.
4.Từ những vấn đề trên nên có những công trình đã đưa vào sử dụng, thanh toán xong hết nhưng khi kiểm toán đã làm việc thì có khi phải trả lại tiền vì những lý do (chất lượng sản phẩm không đúng, không đủ như hồ sơ đã phê duyệt và nhiều lý do khác nữa...)
A E trong diễn đàn cho thêm ý kiến về việc này nha! thanh_nhoc
 
Em cảm ơn sự chỉ bảo của thanh_nhoc và tranngochai1979. Vậy em có thể hiểu thế này được không: Việc của kiểm toán vẫn là kiểm tra sổ sách, tính pháp lý của dự án, khối lượng công viêc và đơn giá của công trình phải không ạ? Sau đó lập báo cáo kiểm toán như bình thường và đưa CĐT, việc còn lại là của CĐT. Nếu trong quá trình kiểm toán mà thấy sai phạm có quyền báo cáo lên cấp có thẩm quyền để kiến nghị phải không ạ?
 
Em cảm ơn sự chỉ bảo của thanh_nhoc và tranngochai1979. Vậy em có thể hiểu thế này được không: Việc của kiểm toán vẫn là kiểm tra sổ sách, tính pháp lý của dự án, khối lượng công viêc và đơn giá của công trình phải không ạ? Sau đó lập báo cáo kiểm toán như bình thường và đưa CĐT, việc còn lại là của CĐT. Nếu trong quá trình kiểm toán mà thấy sai phạm có quyền báo cáo lên cấp có thẩm quyền để kiến nghị phải không ạ?
Uh! Nếu họ (kiểm toán) mà thấy không bình thường họ có quyền kiểm tra lại chất lượng công trình (mác BT, chủng loại vật tư... rất nhiều ngoài công trình) rồi lập biên bản làm việc, báo cáo lại với CDT nữa đó.. Tốt nhất là nên làm đúng và đủ nếu không lại bị phạt thi oan..hihi
 
Kiểm toán cũng lắm quyền gớm nhỉ! Em lại tưởng chỉ làm bên hồ sơ sổ sách thôi. :) Cảm ơn các bác đã chỉ dẫn.
 
Từ cái kiểm tra thực tế nên họ có thể cắt giá trị quyết toán sau khi có biên bản làm việc và báo cáo với cdt, chính vì vậy nên thanh toán là quyền của cdt nhưng bước cuối cùng mà đơn vị thi công an tâm là sau khi công trình mình đã qua kiểm toán và bảo vệ được những thành quả mình làm!
 
Back
Top