Thanh toán giá trị bổ sung theo TT03 và TT09

  • Khởi xướng Khởi xướng quyetxd
  • Ngày gửi Ngày gửi
Q

quyetxd

Guest
Mình đang làm thanh toán giá trị bổ sung theo TT03 (do thay đổi về tiền lương) và TT09 (do biến động về giá cả) - Trong văn bản 1551/BXD-KTXD Hướng dẫn thêm một số nội dung của TT09 có nói " Dự toán chi phí xây dựng bổ sung lập một lần trên cơ sở khối lượng đã thực hiện và khối lượng còn lại chưa thực hiện của hợp đồng, để xem xét sau khi điều chỉnh có vượt tổng mức đầu tư hay không?"
Hiện tại thì hợp đồng của mình đến nay còn 1 giai đoạn chưa thi công (Hợp đồng của mình được ký năm 2008) vậy thì khi làm hồ sơ thanh toán để tính chênh lệch giá thì lấy giá nào đây để tính chênh lệch để còn điều chỉnh?
Mọi người ai có kinh nghiệm về vấn đề này chúng ta cùng thảo luận.
 
Mình đang làm thanh toán giá trị bổ sung theo TT03 (do thay đổi về tiền lương) và TT09 (do biến động về giá cả) - Trong văn bản 1551/BXD-KTXD Hướng dẫn thêm một số nội dung của TT09 có nói " Dự toán chi phí xây dựng bổ sung lập một lần trên cơ sở khối lượng đã thực hiện và khối lượng còn lại chưa thực hiện của hợp đồng, để xem xét sau khi điều chỉnh có vượt tổng mức đầu tư hay không?"
Hiện tại thì hợp đồng của mình đến nay còn 1 giai đoạn chưa thi công (Hợp đồng của mình được ký năm 2008) vậy thì khi làm hồ sơ thanh toán để tính chênh lệch giá thì lấy giá nào đây để tính chênh lệch để còn điều chỉnh?
Mọi người ai có kinh nghiệm về vấn đề này chúng ta cùng thảo luận.
Theo mình thì vấn đề ở đây là phải tìm ra được thời điểm để tính chênh lệch vật liệu. Trong văn bản 1551/BXD-KTXD có nêu rõ là: Thời điểm để tính chênh lệch vật liệu là thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn, ... quy định trong hợp đồng. Trường hợp mà khối lượng công việc còn lại trong hợp đồng chưa thi công thì phải căn cứ vào biên bản thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu về thời điểm thực hiện điều chỉnh giá vật liệu, nhiên liệu. Trường hợp sau khi điều chỉnh tiếp tục có biến động giá vật liệu xây dựng (thời điểm nghiệm thu hoàn thành khối lượng các công việc còn lại nói trên) làm vượt dự toán bổ sung thì vẫn được thực hiện điều chỉnh tiếp.
 
Mình đang làm thanh toán giá trị bổ sung theo TT03 (do thay đổi về tiền lương) và TT09 (do biến động về giá cả) - Trong văn bản 1551/BXD-KTXD Hướng dẫn thêm một số nội dung của TT09 có nói " Dự toán chi phí xây dựng bổ sung lập một lần trên cơ sở khối lượng đã thực hiện và khối lượng còn lại chưa thực hiện của hợp đồng, để xem xét sau khi điều chỉnh có vượt tổng mức đầu tư hay không?"
Hiện tại thì hợp đồng của mình đến nay còn 1 giai đoạn chưa thi công (Hợp đồng của mình được ký năm 2008) vậy thì khi làm hồ sơ thanh toán để tính chênh lệch giá thì lấy giá nào đây để tính chênh lệch để còn điều chỉnh?
Mọi người ai có kinh nghiệm về vấn đề này chúng ta cùng thảo luận.

Anh có ý kiến thế này:
1. Điều chỉnh dự toán chi phí nhân công máy theo TT03: Cái này em cứ làm theo hướng dẫn của TT03.
2. Bù vật liệu theo TT09:
a. Về khối lượng:
- Trước hết em phải tính được khối lượng thi công thực hiện trong mỗi giai đoạn nghiệm thu của các gói thầu được Chủ đầu tư, giám sát xác nhận trong các biên bản nghiệm thu. Căn cứ vào khối lượng này em tính ngược ra được khối lượng của từng loại vật liệu cần tính điều chỉnh (cát, đá, thép,...)
- Phần khối lượng còn lại chưa thực hiện. Căn cứ vào khối lượng này em tính ngược ra được khối lượng của từng loại vật liệu cần tính điều chỉnh (cát, đá, thép,...)
b. Về giá vật liệu:
- Giá vật liệu để tính bù được chọn là giá trị max của giá vật liệu trong thông báo giá của Liên sở xây dựng-tài chính công bố trước mở thầu 28 ngày và giá vật liệu trong HSDT của nhà thầu. Đây được gọi là giá vật liệu gốc.
- Giá vật liệu dùng làm cơ sở tính chênh lệch là giá vật liệu được công bố trong thông báo giá liên sở tại thời điểm thực hiện phần khối lượng của công việc (đối với phần công việc còn lại, chưa thực hiện, giá vật liệu làm cơ sở tính chênh lệch là giá tại thời điểm em điều chỉnh dự toán). Gọi nôm na là giá vật liệu ngọn.
- Chênh lệch giá: (Giá vật liệu ngọn - Giá vật liệu gốc)
3. Về phương pháp tính: Theo hướng dẫn của TT09.

Về cơ bản, hiện nay giá vl đã trở lại mức bình thường, sự biến động không còn lớn như trước. Nên với khối lượng còn lại chưa thi công em cũng có thể điều chỉnh chung 1 lúc với việc điều chỉnh dự toán cho các khối lượng đã thi công làm cơ sở điều chỉnh TMĐT nếu có luôn.

Về thanh toán hợp đồng: Lấy giá củ theo hợp đồng đã ký + giá điều chỉnh.
(chú ý: nếu hợp đồng đã ký là trọn gói thì cần phải điều chỉnh loại hợp đồng về đơn giá trước khi ký phụ lục hợp đồng bổ sung cho nhà thầu)
 
Theo mình thì vấn đề ở đây là phải tìm ra được thời điểm để tính chênh lệch vật liệu
Thì rõ ràng là đang cần xác định thời điểm, để từ đó xác định "giá ngọn" để tính chênh lệch mà.
Thời điểm để tính chênh lệch vật liệu là thời điểm nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn, ... quy định trong hợp đồng
Chưa thi công thì lấy đâu ra thời điểm nghiệm thu khối lượng, tại thời điểm hiện tại thì khối lượng nghiệm thu và khối lượng hợp đồng là bằng nhau (tất nhiên là khối lượng trong hợp đồng rồi).
đối với phần công việc còn lại, chưa thực hiện, giá vật liệu làm cơ sở tính chênh lệch là giá tại thời điểm em điều chỉnh dự toán). Gọi nôm na là giá vật liệu ngọn.
Em đang mắc đúng chố này bác Lestrong ah:D, theo như bác nói thì thời điểm em điều chỉnh dự toán em phải được sự đồng ý của chủ đầu tư ah (tất nhiên là như vậy rồi mà :D) khó quá.
Trường hợp mà khối lượng công việc còn lại trong hợp đồng chưa thi công thì phải căn cứ vào biên bản thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu về thời điểm thực hiện điều chỉnh giá vật liệu, nhiên liệu.
Thế này thì chủ đầu tư chọn thời điểm giá thấp nhất điều chỉnh thì bọn nhà thầu mình toi mất ah, mình lập lúc giá cao nhất thì ông chủ đầu tư nào "thống nhất" cho.
Việc lựa chọn "thời điểm" này nhạy cảm lắm. Mọi người tiếp tục thảo luận nhé.
 
Last edited by a moderator:
Mình đống ý với bạn là việc chọn thời điểm này rất nhạy cảm.
- Nhưng để điều chỉnh ở đây theo tinh thần các văn bản là (chia sẻ giữa CĐT và nhà thầu).
- Góc độ nhà thầu đi làm thì bạn biết mà là chịu thiệt thòi rất nhiều trước CĐT. Do đó theo ý kiến của mình bạn nên xem xét xem nếu sự chênh lệch do thời điểm chọn đấy có gây thiệt hại nhiều quá cho nhà thầu không. Nếu sự thiệt hại là không nhiều thì nên giải quyết mòi việc cho nhanh chứ chờ đợi, tìm lý lẽ, chứng cứ...Đến một lúc nào đó cũng không tăng thêm được là bao. Mà kết quả là tiền nhận về của Nhà thầu lại bị kéo dài hơn nữa...(Kết quả lãi chỉ là đếm Cua trong lỗ) như thế thì không nên.
Đây là ý kiến riêng của cá nhân mình.
 
- Mình thấy ý kiến của bác lestrong ở trên là phù hợp, tuy nhiên việc điều chỉnh theo phương pháp chênh lệch giá vật liệu như trên là rất vất vả. Vì một công tác cần điều chỉnh có thể thi công rải ra nhiều giai đoạn khác nhau (nghiệm thu trong nhiều giai đoạn), mà bản thân nó lại bao gồm nhiều loại vật tư, như vậy số lần phải tra bảng giá và áp giá vật tư là rất lớn.
- Liệu có cách nào nhanh hơn không, các bác cho ý kiến với ?
 
Back
Top