Xây dựng Nhanh Nhanh
Thành viên năng động
Thiết kế nhà ống luôn là lựa chọn lý tưởng dành cho những ngôi nhà thành thị, với mật độ xây dựng sát nhau, nhờ vào tính giản đơn của kiến trúc. Thế nhưng, hạn chế điển hình của thiết kế này chính là chiều ngang hẹp tạo cảm giác bí bách và giới hạn khu vực sinh hoạt.
Nâng tầng là giải pháp giúp tăng diện tích sinh hoạt. Khi nâng tầng, cầu thang đựơc xem như “đường dẫn truyền” lưu thông năng lượng và sinh khí qua các tầng. Do đó, việc bố trí cầu thang rất quan trọng, không chỉ tối ưu không gian, mà còn đảm bảo nét thẩm mỹ và phát huy đặc tính phong thủy.
Cùng N&N Home điểm qua nguyên tắc và lựa chọn cầu thang phù hợp nhé
Nguyên tắc bố trí cầu thang cho thiết kế nhà ống
Đảm bảo an toàn: luôn là tiêu chí hàng đầu trong bất kỳ hạng mục thi công. Riêng với hạng mục cầu thang, tính an toàn được thể hiện qua sự chuẩn xác của các thông số kỹ thuật. Tuân thủ đúng quy chuẩn cầu thang sẽ không bị dốc hay quá hẹp:
Vị trí đặt cầu thang trong thiết kế nhà ống: đặc trưng chiều dài sâu, bề rộng hẹp, việc bố trí cầu thang cần linh hoạt nhằm tối ưu không gian, tiết kiệm tối đa diện tích mà còn mang lại giá trị mặt phong thủy. Cầu thang cần được bố trí để đảm bảo sự liên kết giữa không gian chức năng và các tầng. Giữa phòng khách và bếp là khu vực trung tâm, phù hợp thiết kế cầu thang, đảm bảo sự cân đối cho tổng thể căn phòng vừa có chức năng phân tách khu vực.
Mời bạn tham khảo: TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG CẦU THANG ĐÚNG PHONG THỦY
Bên cạnh đó, để đảm bảo sự thuận tiện và tối ưu diện tích, điểm khởi đầu nhịp thang cần đặt cung “lành” (cung Âm Quý nhân, Dương Quý nhân, cung Thiên mã, Đào hoa, Thiên lộc; tránh cung Thiên hình, Đại sát), sát tường (nên là vách trái – vách Thanh Long). Hướng cầu thang lệch so với cửa chính, không hướng thẳng vào bếp, nhà vệ sinh. Về mặt phong thủy, điều này giúp lưu thông nguồn khí trong lành, ánh sáng tự nhiên, tạo khí lực.
Các loại cầu thang phù hợp cho thiết kế nhà ống
Hiện nay, qua bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của các kiến trúc sư, cầu thang trở nên đa dạng về kiểu dáng để phù hợp với nhiều phong cách và không gian kiến trúc. Qua đặc tính giới hạn bề ngang của thiết kế nhà ống, thì những cầu thang sau chính là gợi ý phù hợp, giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn:
Thang dọc không qua nhiều bước trung gian, thuận tiện lên xuống và mang ý nghĩa cao mặt phong thủy
Chất liệu sử dụng phổ biến thường là inox, kính hoặc gỗ. Đặc biệt, mẫu nhà ống có diện tích càng hẹp, cần lựa chọn những mẫu thang thanh mảnh để tạo cảm giác nhẹ nhàng cho không gian sinh hoạt.
Thang chữ L giản đơn và đầy tính hiện đại
Thang chữ U được ứng dụng phổ biến nhờ tiết kiệm diện tích
Thang xoắn ốc là điểm nhấn đầy phá cách cho không gian
Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại thang này là sự khó khăn trong việc lên xuống và di chuyển đồ đạc. Các gia chủ nên cân nhắc khi lựa chọn, đặc biệt với những gia đình có nhiều trẻ em hoặc người già, vì khó đảm bảo được độ an toàn khi di chuyển.
Bạn cũng có thể quan tâm: BÍ QUYẾT THIẾT KẾ CẦU THANG CHUẨN CHO NHÀ PHỐ HIỆN ĐẠI – N&N HOME
Theo dõi chúng tôi trên Facebook: https://www.facebook.com/nhathaugiare/
Nâng tầng là giải pháp giúp tăng diện tích sinh hoạt. Khi nâng tầng, cầu thang đựơc xem như “đường dẫn truyền” lưu thông năng lượng và sinh khí qua các tầng. Do đó, việc bố trí cầu thang rất quan trọng, không chỉ tối ưu không gian, mà còn đảm bảo nét thẩm mỹ và phát huy đặc tính phong thủy.
Cùng N&N Home điểm qua nguyên tắc và lựa chọn cầu thang phù hợp nhé
Nguyên tắc bố trí cầu thang cho thiết kế nhà ống
Đảm bảo an toàn: luôn là tiêu chí hàng đầu trong bất kỳ hạng mục thi công. Riêng với hạng mục cầu thang, tính an toàn được thể hiện qua sự chuẩn xác của các thông số kỹ thuật. Tuân thủ đúng quy chuẩn cầu thang sẽ không bị dốc hay quá hẹp:
- Độ rộng thân thang: từ 0.8 m đến khoảng 1.2 m;
- Độ dốc của cầu thang: phụ thuộc vào tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Theo thực tế, chiều cao các bậc thang thường từ 14 cm – 20 cm và chiều rộng từ 24 cm – 30 cm, tương ứng với độ dốc 20 - 45 độ, độ dốc hợp lý, thuận lợi cho việc di chuyển;
- Chiều cao của lan can: 85 cm – 90 cm;
- Chiếu nghỉ - nơi tạm dừng chân tại mỗi tầng sinh hoạt: có chiều rộng không được nhỏ hơn chiều rộng của thân thang. Số bậc thang hợp lý không được liên tục quá 18 bậc và không dưới 3 bậc trên 1 thân thang. Chiếu nghỉ được thiết kế khi bậc thang vượt quá 18 bậc.
Vị trí đặt cầu thang trong thiết kế nhà ống: đặc trưng chiều dài sâu, bề rộng hẹp, việc bố trí cầu thang cần linh hoạt nhằm tối ưu không gian, tiết kiệm tối đa diện tích mà còn mang lại giá trị mặt phong thủy. Cầu thang cần được bố trí để đảm bảo sự liên kết giữa không gian chức năng và các tầng. Giữa phòng khách và bếp là khu vực trung tâm, phù hợp thiết kế cầu thang, đảm bảo sự cân đối cho tổng thể căn phòng vừa có chức năng phân tách khu vực.
Mời bạn tham khảo: TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG CẦU THANG ĐÚNG PHONG THỦY
Bên cạnh đó, để đảm bảo sự thuận tiện và tối ưu diện tích, điểm khởi đầu nhịp thang cần đặt cung “lành” (cung Âm Quý nhân, Dương Quý nhân, cung Thiên mã, Đào hoa, Thiên lộc; tránh cung Thiên hình, Đại sát), sát tường (nên là vách trái – vách Thanh Long). Hướng cầu thang lệch so với cửa chính, không hướng thẳng vào bếp, nhà vệ sinh. Về mặt phong thủy, điều này giúp lưu thông nguồn khí trong lành, ánh sáng tự nhiên, tạo khí lực.
Các loại cầu thang phù hợp cho thiết kế nhà ống
Hiện nay, qua bàn tay tài hoa và sự sáng tạo của các kiến trúc sư, cầu thang trở nên đa dạng về kiểu dáng để phù hợp với nhiều phong cách và không gian kiến trúc. Qua đặc tính giới hạn bề ngang của thiết kế nhà ống, thì những cầu thang sau chính là gợi ý phù hợp, giúp bạn đọc dễ dàng lựa chọn:
- Thang thẳng (dọc) cho thiết kế nhà ống:
Thang dọc không qua nhiều bước trung gian, thuận tiện lên xuống và mang ý nghĩa cao mặt phong thủy
Chất liệu sử dụng phổ biến thường là inox, kính hoặc gỗ. Đặc biệt, mẫu nhà ống có diện tích càng hẹp, cần lựa chọn những mẫu thang thanh mảnh để tạo cảm giác nhẹ nhàng cho không gian sinh hoạt.
- Thang chữ L cho thiết kế nhà ống:
Thang chữ L giản đơn và đầy tính hiện đại
- Thang chữ U:
Thang chữ U được ứng dụng phổ biến nhờ tiết kiệm diện tích
- Thang xoắn ốc:
Thang xoắn ốc là điểm nhấn đầy phá cách cho không gian
Tuy nhiên, điểm hạn chế của loại thang này là sự khó khăn trong việc lên xuống và di chuyển đồ đạc. Các gia chủ nên cân nhắc khi lựa chọn, đặc biệt với những gia đình có nhiều trẻ em hoặc người già, vì khó đảm bảo được độ an toàn khi di chuyển.
Bạn cũng có thể quan tâm: BÍ QUYẾT THIẾT KẾ CẦU THANG CHUẨN CHO NHÀ PHỐ HIỆN ĐẠI – N&N HOME
Theo dõi chúng tôi trên Facebook: https://www.facebook.com/nhathaugiare/