thiết kế 2 bước và 3 bước

nvhung09

Thành viên có triển vọng
Tham gia
13/1/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
có bác nào cao minh chỉ giúp với: văn bản nào quy định khi nào thì thiết kế 2 bước và 3 bước, ứng với cấp công trình nào; ứng với nhóm dự án nào?
em mới vào nghề mong các bác chỉ giúp.
 

deathofwar

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/8/08
Bài viết
140
Điểm thành tích
28
có bác nào cao minh chỉ giúp với: văn bản nào quy định khi nào thì thiết kế 2 bước và 3 bước, ứng với cấp công trình nào; ứng với nhóm dự án nào?
em mới vào nghề mong các bác chỉ giúp.
Thiết kế xây dựng công trình được quy định tại các văn bản sau:
*Điều 54, Luật xây dựng:
1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
2. Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp.
3. Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt.
Chính phủ quy định cụ thể các bước thiết kế đối với từng loại công trình và nội dung các bước thiết kế.
*Điều 16, nghị định số 12/2009/NĐ-CP(12/02/2009):
1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể, việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là thiết kế bản vẽ thi công.
Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Trao đổi về thắc mắc của bạn

cơ bản em đã hiểu, cảm ơn bác.xong em vẫn thắc mắc:
ví dụ nhé: công trình công nghiệp cấp 3 thì thiết kế mấy bước?hay xây nhà ở (cư xá) diện tích sàn <5000m2 thì thiết kế mấy bước?
các bác cao minh ra tay dạy bảo em với nhé.

Theo tôi:
1. Để xác định công trình cần thiết kế mấy bước trước hết bạn cần căn cứ vào dự án đầu tư (hoặc báo cáo KTKT) được dự thảo.
2. Nếu công trình lập Báo cáo KTKT thì thực hiện thiết kế 1 bươc (Thiết kế BVTC).
3. Nếu công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình thì thực hiện thiết kế 2 bước hoặc nếu cần phải thực hiện thiết kế 3 bước thì người QĐĐT phải quyết định và ghi rõ trong dự án trước khi phê duyệt.

Việc thiết kế mấy bước không phụ thuộc vào loại và cấp công trình mà phụ thuộc vào công trình phải lập dự án hay phải lập báo cáo KTKT.
 
P

proxy

Guest
1.Về vấn đề khi nào lập BCKTKT :
- Theo khoản 1 điều 13 của nghị định 12/2009/NĐ-CP về QLDA định
Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. [/I]

2.Về vấn đề khi nào lập Dự án:
- Theo điều 6 tại nghị định này cũng quy định:
Điều 6. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)
1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt, trừ những trường hợp sau đây:
a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Xây dựng.

Theo như thầy Đinh Đăng Quang nói ta sẽ xác định được bước tiếp theo là lập thiết kế 1 bước 2 bước hay 3 bước!
Em có chút ý kiên nhỏ như vậy mong được chỉ giáo!
 

todinhlong

Thành viên mới
Tham gia
20/5/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
1.Về vấn đề khi nào lập BCKTKT :
- Theo khoản 1 điều 13 của nghị định 12/2009/NĐ-CP về QLDA định
Điều 13. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình
1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất), phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. [/I]

2.Về vấn đề khi nào lập Dự án:
- Theo điều 6 tại nghị định này cũng quy định:
Điều 6. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi)
1. Khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án đầu tư và trình người quyết định đầu tư thẩm định, phê duyệt, trừ những trường hợp sau đây:
a) Công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này;
b) Các công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ của dân quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Xây dựng.

Theo như thầy Đinh Đăng Quang nói ta sẽ xác định được bước tiếp theo là lập thiết kế 1 bước 2 bước hay 3 bước!
Em có chút ý kiên nhỏ như vậy mong được chỉ giáo!
 

todinhlong

Thành viên mới
Tham gia
20/5/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Mình cũng quan tâm vấn đề này. Cho mình hỏi là khi nào thì phải lập báo cáo ktkt, khi nào phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình? Mong các bác chỉ dùm cho.
 

anhtuanTC

Thành viên mới
Tham gia
27/8/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Chi phí tư vấn thiết kế, lập báo cáo KTKT, thiết kế BVTC-TDT

Các bác choem hỏi về chi phí thiết kế:
Em làm công tác quyết toán vốn đàu tư hoàn thành các cong trình thấy họ Áp dụng chí tối thiểu 10.000.000đ ( theo 957- áp dụng mức tổi thiếu đối với chi phí lập báo cáo KTKT). mà công trình thì có tổng dự toán 129.000.000đ. tức chi phí tư vấn thiết kế chiếm gần 10%. Em thấy vô lý nhưng chưa tìm ra chỗ nào sai.
Bác nào biết tìm giúp em các quy định về việc áp dụng với tính chi phí thiết kế 3 bước, 3 bước, lập báo cáo KTKT, em đọc trong điều 16- NĐ 12/2009 thấy chưa thoả đáng.
Trong 957 : Phần 3.2: Hướng dẫn áp dụng định mức chi phí lập dự án đầu tư và báo cáo KTKT; Phần 3.3: Huớng dẫn áp dụng định mức chi phí thiết kế
Cho em hỏi: Công trình nào áp dụng định mức chi phí lập báo cá KTKT, khi nào áp dụng định mức chi phí thiết kế
 
Last edited by a moderator:

anhtuanTC

Thành viên mới
Tham gia
27/8/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Vấn đề khi nào lập báo cáo KTKT em đã rõ. Công trình của em làm nhỏ thôi ( toàn <15tỷ) thế là chắc chắn lập báo cáo KTKT nhưng em thắc mắc về áp dụng chi phí: Nếu lập báo cáo KTKT thì lấy định mức theo bảng 3-QĐ 957 ( tối thiểu 10.000.000đ) nếu thế các công trình có tổng mức cỡ 100.000.000đ cũng áp dụng sao ( áp dụng vậy chi phí lập BCKTKT =10% tổng mức đầu tư ) .
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
có bác nào cao minh chỉ giúp với: văn bản nào quy định khi nào thì thiết kế 2 bước và 3 bước, ứng với cấp công trình nào; ứng với nhóm dự án nào?
em mới vào nghề mong các bác chỉ giúp.

Điều 16 khoản 2 điểm b,c NĐ12/2009 có quy định về vấn đề em chưa rõ:
" b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt."
 
C

chuotdong

Guest
Vấn đề khi nào lập báo cáo KTKT em đã rõ. Công trình của em làm nhỏ thôi ( toàn <15tỷ) thế là chắc chắn lập báo cáo KTKT nhưng em thắc mắc về áp dụng chi phí: Nếu lập báo cáo KTKT thì lấy định mức theo bảng 3-QĐ 957 ( tối thiểu 10.000.000đ) nếu thế các công trình có tổng mức cỡ 100.000.000đ cũng áp dụng sao ( áp dụng vậy chi phí lập BCKTKT =10% tổng mức đầu tư ) .
Công trình 100 triệu mà cũng phải thuê thiết kế thì Chủ đầu tư quá yếu
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Vấn đề khi nào lập báo cáo KTKT em đã rõ. Công trình của em làm nhỏ thôi ( toàn <15tỷ) thế là chắc chắn lập báo cáo KTKT nhưng em thắc mắc về áp dụng chi phí: Nếu lập báo cáo KTKT thì lấy định mức theo bảng 3-QĐ 957 ( tối thiểu 10.000.000đ) nếu thế các công trình có tổng mức cỡ 100.000.000đ cũng áp dụng sao ( áp dụng vậy chi phí lập BCKTKT =10% tổng mức đầu tư ) .

Theo tôi, việc định mức chi phí lập BCKTKT tối thiểu là 10 triệu đồng trong 957 đúng là không hợp lý đối với các công trình quá nhỏ. Điều này cúng đã có nhiều người trao đổi trên diễn đàn GXD. Tuy nhiên vì 957 chỉ có tính chất tham khảo mà không bắt buộc áp dụng nên trên thực tế các bên có thể thương thảo với nhau để xác định mức chi phí phù hợp.
 

honguyentanthuan

Thành viên mới
Tham gia
8/2/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
có bác nào cao minh chỉ giúp với: văn bản nào quy định khi nào thì thiết kế 2 bước và 3 bước, ứng với cấp công trình nào; ứng với nhóm dự án nào?
em mới vào nghề mong các bác chỉ giúp.
Theo tôi:
1. Để xác định công trình cần thiết kế mấy bước trước hết bạn cần căn cứ vào dự án đầu tư (hoặc báo cáo KTKT) được dự thảo.
2. Nếu công trình lập Báo cáo KTKT thì thực hiện thiết kế 1 bươc (Thiết kế BVTC).
3. Nếu công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình thì thực hiện thiết kế 2 bước hoặc nếu cần phải thực hiện thiết kế 3 bước thì người QĐĐT phải quyết định và ghi rõ trong dự án trước khi phê duyệt.

Việc thiết kế mấy bước không phụ thuộc vào loại và cấp công trình mà phụ thuộc vào công trình phải lập dự án hay phải lập báo cáo KTKT.
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Nếu tôi là người quyết định đầu tư cho một dự án cỡ bự thì tôi sẽ hỏi nhân viên của mình nên chọn loại hình thiết kế nào 2 hay 3 bước, vì sao? Ai trả lời được không?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Bự như thế nào hả sếp? có dự án vài nghìn tỷ chỉ thiết kế 2 bước, trong khi dự án chưa đến nghìn tỷ lại thiết kế 3 bước. Dự án vài nghìn tỷ là khu đô thị chỉ toàn nhà thấp tầng, liền kề, trong khi dự án kia lại là tòa văn phòng 40 tầng. Như vậy 2, hay 3 phụ thuộc vào vấn đề kỹ thuật và quyết định của người quyết định đầu tư
 

caravan

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
13/10/08
Bài viết
263
Điểm thành tích
43
Bự như thế nào hả sếp? có dự án vài nghìn tỷ chỉ thiết kế 2 bước, trong khi dự án chưa đến nghìn tỷ lại thiết kế 3 bước. Dự án vài nghìn tỷ là khu đô thị chỉ toàn nhà thấp tầng, liền kề, trong khi dự án kia lại là tòa văn phòng 40 tầng. Như vậy 2, hay 3 phụ thuộc vào vấn đề kỹ thuật và quyết định của người quyết định đầu tư

Cái "vấn đề kỹ thuật" ấy là cái gì thế hả bạn Naat, nêu cụ thể xem sao? Hổng lẽ bắt tui quyết bừa, cấp trên kỷ luật tui sao.
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Cái "vấn đề kỹ thuật" ấy là cái gì thế hả bạn Naat, nêu cụ thể xem sao? Hổng lẽ bắt tui quyết bừa, cấp trên kỷ luật tui sao.
Theo tại hạ "vấn đề kỹ thuật" ở đây có thể hiểu là " các thông số kỹ thuật, phương án kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật ..." Liệu có phải không nhể?
Mà "Sếp" không quyết thì ai quyết đây? "Sếp" chưa gì đã sợ kỷ luật thì ai dám làm với "Sếp" nữa?
 

chuongvudx

Thành viên mới
Tham gia
29/10/09
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Xin cho em hỏi: Công trình lập BCKTKT dưới 15 tỉ, mà trong đó có nhiều hạng mục nhỏ như cấp nước, thoát nước, chống sét, đường dây và TBA... như vậy khi thiết kế riêng các hạng mục này thì lấy định mức theo BCKTKT cho từng loại công trình hay lấy theo định mức là TKBVTC cho từng loại công trình.
Vấn đề khi nào lập báo cáo KTKT em đã rõ. Công trình của em làm nhỏ thôi ( toàn <15tỷ) thế là chắc chắn lập báo cáo KTKT nhưng em thắc mắc về áp dụng chi phí: Nếu lập báo cáo KTKT thì lấy định mức theo bảng 3-QĐ 957 ( tối thiểu 10.000.000đ) nếu thế các công trình có tổng mức cỡ 100.000.000đ cũng áp dụng sao ( áp dụng vậy chi phí lập BCKTKT =10% tổng mức đầu tư ) .
 

minhduc39

Thành viên mới
Tham gia
8/5/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
3
Công trình 100 triệu mà cũng phải thuê thiết kế thì Chủ đầu tư quá yếu
100 tr thì cũng phải thiết kế thì mới có cơ sở mà lập dự toán rồi thanh quyết toán chứ? mà chủ ĐT không có chức năng thiết kế thì phải đi thuê chứ sao? mà đã đi thuê thì phải trả tiền là đương nhiên.
 

TheThanh1102

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/7/20
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
33
Nơi ở
110 Mậu Lương, Kiến Hưng, Hà Đông
Xin cho em hỏi: Công trình lập BCKTKT dưới 15 tỉ, mà trong đó có nhiều hạng mục nhỏ như cấp nước, thoát nước, chống sét, đường dây và TBA... như vậy khi thiết kế riêng các hạng mục này thì lấy định mức theo BCKTKT cho từng loại công trình hay lấy theo định mức là TKBVTC cho từng loại công trình.
Vấn đề khi nào lập báo cáo KTKT em đã rõ. Công trình của em làm nhỏ thôi ( toàn <15tỷ) thế là chắc chắn lập báo cáo KTKT nhưng em thắc mắc về áp dụng chi phí: Nếu lập báo cáo KTKT thì lấy định mức theo bảng 3-QĐ 957 ( tối thiểu 10.000.000đ) nếu thế các công trình có tổng mức cỡ 100.000.000đ cũng áp dụng sao ( áp dụng vậy chi phí lập BCKTKT =10% tổng mức đầu tư ) .
Ủa công trình có nhiều hạng mục nhưng nếu thuê bên thứ 2 lập BCKTKT thì lấy định mức theo tổng mức đầu tư chứ có chia nhỏ đâu. ai lại đi chia nhỏ từng hạng mục ra rồi mỗi hạng mục mời 1 ông bao giờ
 

TheThanh1102

Thành viên có triển vọng
Tham gia
7/7/20
Bài viết
5
Điểm thành tích
1
Tuổi
33
Nơi ở
110 Mậu Lương, Kiến Hưng, Hà Đông
100 tr thì cũng phải thiết kế thì mới có cơ sở mà lập dự toán rồi thanh quyết toán chứ? mà chủ ĐT không có chức năng thiết kế thì phải đi thuê chứ sao? mà đã đi thuê thì phải trả tiền là đương nhiên.
Định mức dự toán chỉ là 1 phần thôi, quan trọng là thỏa thuận 2 bên. có Những công ty to họ yêu cầu lợi nhuận cao hơn nên tỉ lệ sẽ cao hơn dự toán, có những công ty họ mới làm họ cần hợp đồng thì họ sẽ lấy bằng dự toán....
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top