1. Luật đấu thầu quy định về yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu như sau:
2. Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần thiết khác;
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
Vì vậy, đối với đấu thầu xây lắp, qua bước thiết kế kỹ thuật đã đủ cơ sở để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công.
2. Việc thực hiện thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu thi công trúng thầu thực hiện, nếu nhà thầu thi công không có đủ năng lực tự thực hiện việc thiết kế bản vẽ thi công này thì thuê thầu phụ có đủ năng lực để thiết kế bản vẽ thi công. (chú ý, thầu phụ này có thể là nhà thầu đã trực tiếp thiết kế kỹ thuật cho gói thầu)
2. Trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công nếu có phát sinh khối lượng thì:
- Nếu khối lượng phát sinh này không có trong HSMT (ví dụ phát sinh hạng mục mới) thì nhà thầu phải báo cáo Chủ đầu tư xử lý phát sinh, khối lượng phát sinh được duyệt là căn cứ để điều chỉnh giá trị trúng thầu của nhà thầu, trường hợp khối lượng phát sinh làm thay đổi dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã duyệt thì trước khi duyệt dự toán phát sinh phải xin cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư trước, rồi sau đó chỉnh dự toán.
- Nếu khối lượng phát sinh có trong HSMT (ví dụ tăng khối 1 hạng mục nào đó trong HSMT) thì chỉ cần phê duyệt dự toán bổ sung làm căn cứ bổ sung giá trúng thầu và hợp đồng cho nhà thầu. Nếu khối lượng phát sinh làm vượt tổng mức đầu tư thì xử lý như trên.
Trên đây là ý kiến của mình, các bạn thảo luận tiếp nhé!