Thực hiện Bộ luật Lao động khi mở Công ty.

lucky_thao82

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
27/8/07
Bài viết
84
Điểm thành tích
18
Tuổi
41
Chào các bạn trên diễn đàn! :cool:

Sau đây tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số quy định pháp luật cần thiết của Bộ luật Lao động khi thành lập một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (Bắt buộc Công ty phải thực hiện).

Nội dung::-?

1.Việc phổ biến Bộ luật Lao động:
Tổ chức phổ biến Bộ luật Lao động cho nguời lao động.
2. Công đoàn:
Phải có tổ chức công đoàn.
3. Việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ:
- Tổng số lao động thuộc diện ký kết hợp đồng lao động đến thời điểm kiểm tra
- Tổng số lao động đã ký kết HĐLĐ đến(Loại không xác định thời hạn)
Trong đó: HĐLĐ dưới 3 tháng (nếu có)
- Thể hiện công nhân chính thức trong danh sách lao động thường xuyên
- Số lao động chưa ký kết HĐLĐ
- Số lao động đã được cấp sổ lao động
- Số lao động chưa được cấp sổ lao động
- Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động do 2 bên thỏa thuận. Trong đó: Số người được trợ cấp thôi việc đúng pháp luật
- Số trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ:
+ Do phía người sử dụng lao động
+ Do phía người lao động
Phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước
4. Tuyển dụng lao động và đào tạo:
4.1. Tuyển dụng:
- Hồ sơ tuyển lao động gồm có
+Đơn xin việc làm
+Sổ lao động hoặc sơ yếu lý lịch
+Giấy khám sức khỏe
+Các văn bằng chứng chỉ có liên quan đến công việc
- Không sử dụng các loại lao động: chưa thành niên, người cao tuổi, người tàn tật.
4.2. Đào tạo:
- Các hình thức đào tạo
- Ngành nghề đào tạo
- Thời gian đào tạo
- Thực hiện chế độ cho người lao động trong thời gian bồi dưỡng:
5. Việc báo cáo định kỳ cho Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội:

5.1. Công ty triển khai trình việc sử dụng lao động cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội theo quy định tại Điều 182 BLLĐ (mẫu số 5 công văn số 691/LĐTBXH-TL ngày 11/10/2002 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) và báo cáo định kỳ về tuyển dụng, sử dụng lao động theo Điều 10, Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ về việc làm (mẫu phụ lục kèm theo Thông tư số 20/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003).
5.2. Công ty báo cáo định kỳ về công tác Bảo hộ lao động: (Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn thực hiện công tác BHLĐ trong DN, cơ sở sản xuất, kinh doanh).
5.3. Công ty báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: (Theo quy định tại Điều 108 BLLĐ và Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08-3-2005 hướng dẫn việc khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ TNLĐ).

6. Thỏa ước lao động tập thể (nếu có) (theo Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 và Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ):

Doanh nghiệp phải ký kết và gửi đăng ký Thỏa ước lao động tập thể tại Sở Lao động-TB&XH.
7. Việc thực hiện chế độ tiền lương và trả công lao động theo Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ. Mức lương tối thiểu:
- Công ty dự thảo thang lương, bảng lương của doanh nghiệp.
- Công ty xây dựng Qui chế trả lương, nâng lương, chưa thỏa thuận với công đoàn cơ sở và phổ biến đến từng người lao động biết theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động-TB&XH:
- Các hình thức trả công lao động (theo thời gian, theo sản phẩm, khoán).
- Tiền lương thực trả: phải đúng theo quy chế trả lương cuả doanh nghiệp.
+ Lương thấp nhất của người lao động
+ Lương cao nhất của người lao động
- Công ty phải xây dựng quy chế thưởng
- Lương trả cho số lao động ký kết HĐLĐ dưới 3 tháng (trả thêm 30% tiền lương cho người lao động để họ tự lo BHXH, BHYT và các khoản khác
- Tiền lương làm đêm, làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần và phụ cấp khác
- Tiền lương làm trong những ngày lễ, Tết, ngày nghỉ phải được hưởng lương
- Ăn giữa ca, các khoản khác
- Tổng thu nhập bình quân một người/tháng:
8. Bảo hiểm xã hội (BHXH) (theo quy định tại Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội).
- Số người tham gia BHXH và bảo hiểm y tế (BHYT) trong từng thời kỳ.
- Lý do không tham gia BHXH:
- Doanh nghiệp nộp BHXH và BHYT số tiền
- Còn nợ BHXH
- Lý do còn nợ
- Số sổ BHXH doanh nghiệp đã lập cho người lao động
- Việc thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động
+ Số người hưởng chế độ BHXH từ quỹ BHXH
9. Việc thực hiện những quy định riêng đối với lao động nữ theo quy định của Bộ luật lao động (chương X)
- Tỷ lệ % lao động nữ so với tổng số lao động
- Lao động nữ đều làm việc tại văn phòng Công ty phải thực hiện các chế độ đảm bảo đúng quy định. Bố trí công việc phù hợp cho lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 trở lên.
- Nghỉ việc để đi khám thai phải thực hiện đúng chế độ
- Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động
10. Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi (Theo Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 và Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27-12-2002 của Chính phủ ):
- Thời giờ làm việc hàng ngày, hàng tuần của
+ Lao động quản lý
+ Lao động trực tiếp sản xuất
+ Thời giờ làm việc ban đêm
+ Thời giờ nghỉ giữa ca
- Việc thực hiện chế độ nghỉ hàng tuần, lễ, Tết, hằng năm cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động
- Việc thực hiện thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với lao động là nữ trong thời kỳ thai sản và nuôi con dưới 12 tháng tuổi
11. An toàn lao động, vệ sinh lao động (Theo Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ và Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ):
- Số máy móc, thiết bị phải yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã kiểm định và đăng ký theo Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH ngày 03/11/2003
- Số người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động theo định kỳ cho Sở Lao động-TBXH theo Thông tư liên tịch số 14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 08/3/2005 của Liên tịch Bộ Lao động- TB&XH - Bộ Y tế -Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Huấn luyện an toàn lao động theo Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
- Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 và Thông tư liên tịch số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 12/9/2006 của liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Bộ Y tế
12. Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất: (theo Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995 và Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ):
- Công ty phải thực hiện việc xây dựng, đăng ký nội quy lao động với Sở Lao động - TB&XH
- Việc xử lý kỷ luật lao động (nếu có): số vụ, số người, hình thức, trình tự theo hướng dẫn tại Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003 của Bộ Lao động-TBXH
- Những trường hợp người lao động phải bồi thường thiệt hại, kể cả chi phí đào tạo, phí học nghề (nếu có)
- Việc giải quyết các trường hợp có khiếu kiện: Không có.
13. Tranh chấp lao động và việc giải quyết tranh chấp: (Theo Thông tư 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007 hướng dẫn về hoà giải tranh chấp lao động).
- Việc ra Quyết định thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ sở
- Số vụ tranh chấp lao động cá nhân, tập thể phát sinh. Nguyên nhân, kết quả giải quyết, tồn tại
14. Các vụ khiếu nại về lao động của người lao động: (theo quy định tại Nghị định 04/2005/NĐ-CP ngày 11/01/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về khiếu nại, tố cáo về lao động):
15. Việc thực hiện các kiến nghị của thanh tra lao động lần trước

Kết Luận: :-?

>>> Nếu Công ty thực hiện tốt những vấn đề nêu trên, tôi bảo đảm Công ty của các bạn sẽ hoạt động rất tốt (hiện nay tôi thấy rất nhiều Công ty chưa thực hiện tốt những vấn đề nêu trên cho người lao động :(() và người lao động sẽ găn bó với công ty hơn.

bye bye! =D>=D>=D>
 
Last edited by a moderator:

Top