Tài liệu Tìm hiểu về kỹ thuật in lụa và những ưu điểm của chúng

BongSenXanh

Công ty cổ phần In Việt Dũng
Tham gia
3/11/22
Bài viết
16
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Nơi ở
Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội
Website
invietdung.com
In lụa là một trong những kỹ thuật in ấn được ứng dụng in rất nhiều những sản phẩm khác nhau. Cái tên in lụa được đặt do bản lưới khuôn in bằng lụa, đây cũng là cách thức in đơn giản và cho chất lượng khá tốt. In Việt Dũng sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về công nghệ in lụa qua bài viết này.

1. Tìm hiểu in lụa là gì? In lưới là gì?

Rất nhiều người quan tâm và muốn tìm hiểu in lụa là gì? Công nghệ in lụa thủ công là công nghệ in đơn giản, còn được biết đến là in lưới. Công nghệ in này ứng dụng in cho những sản phẩm đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, thường được dùng in những sản phẩm như thiệp cưới, bao bì, túi nilon, in áo, in tranh,...


In lụa sử dụng bản lưới khuôn in bằng chất liệu lụa, hiện nay còn được làm đa dạng bởi các chất liệu khác như vải hay sợi hóa học hay sử dụng lưới kim loại nên còn được biết đến với tên in lưới.


In lụa được phát minh từ rất lâu đời, vào thời điểm hơn 1000 năm trước người ta đã phát hiện ra cách tạo bản sao hình ảnh lên các vật liệu thông qua việc kéo căng sợi vải trên khung gỗ. Tiếp đến tại Pháp và Đức vào những năm 1870 các nhà nghiên cứu đã phát minh ra việc sử dụng vải tơ lụa để làm lưới in. Giúp tạo bản sao lên bề mặt khác một cách nhanh chóng và đồng bộ.


Tiếp đến vào năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ.


Năm 1914 John Pilsworth phát triển phương pháp in lưới nhiều màu và được ứng dụng lần đầu tiên tại San Francisco, California. Đánh dấu mốc phát triển cho đến ngày nay.


Công Nghệ In Lụa Trên Áo Thun | Chất Lượng, Giá Tốt


2. Các kỹ thuật in lụa thông dụng

Hiện nay, công nghệ in lụa được phân loại rất nhiều dạng khác nhau như:


Dựa trên phương pháp khuôn in thì in lụa có thể phân ra ba dạng sau:


+ In lụa ở trên bàn in thủ công


+ In lụa ở trên bàn in có cơ khí hóa có một vài thao tác


+ In lụa ở trên máy in tự vận hành


Với hình dạng của khuôn in, ta sẽ chia thành 2 loại:


+ In sử dụng khuôn lưới phẳng


+ In sử dụng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay


Với cách in, ta sẽ có những cái tên:


+ In trực tiếp: là kiểu kéo lụa trực tiếp mực lên các sản phẩm có màu trắng hoặc màu nhạt. Màu nền củasản phẩm không ảnh hưởng đến chất lượng mực in.


+ In phá gắn: là là kiểu in lên các sản phẩm có nền màu. Màu In phải phá được màu nền và gắn lên sản phẩm cần in.


+ In dự phòng: là kiểu in kéo lụa lên các sản phẩm có màu nền, nhưng không thể dùng kiểu phá gắn

3. Ứng dụng của in lụa trong cuộc sống

In lụa (in lưới) là một kỹ thuật in khá phổ biến, thường thấy tại các cơ sở in thiệp cưới, in áo, túi bọc nylon, các loại biểu mẫu giấy tờ số lượng ít.


  • Kỹ thuật in này còn được áp dụng để in trên rất nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ như các loại chai, thùng, bao bì, mạch điện tử, các sản phẩm nhựa, kim loại, hoa văn trên vải sợi,…

  • Nó còn là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau in như phủ UV cục bộ, thẻ cào,…

  • Một ứng dụng khá hay của in lụa là thường được sử dụng để in lên áo chất liệu vải dễ thấm đặc biệt là đồng phục thể thao hay các bộ đồ đôi ngộ nghĩnh

  • Ngoài ra ứng dụng phổ biến không kém của in lụa là in thiệp cưới. Rất dễ để tìm được một tấm thiệp cưới in bằng công nghệ này bởi chất lượng bản in khá rõ nét và ít phai màu.

Điểm mặt những sự cố thường gặp của phương pháp in lụa trên vải và cách  khắc phục. | Xưởng In Vải Cosaco



Xem thêm dịch vụ: In hộp giấy giá rẻ theo yêu cầu tại Hà Nội

Tìm hiểu 6 bước của quy trình in lụa

Cho dù các xưởng in sử dụng phương pháp in thủ công, bán thủ công hay thực hiện bằng máy in hiện đại thì kỹ thuật in ấn này cũng phải trải qua 6 công đoạn chính sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị khuôn in

Đầu tiên, cần chuẩn bị một khuôn in lưới để làm khuôn. Khung in có hình chữ nhật, có thể làm bằng gỗ hoặc nhôm, được rửa và phơi sạch sẽ.

Bước 2: Chụp phim

Tiếp đến, tiến hành chụp phim bằng đèn. Khâu này bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như phim chụp, bàn chụp, khung chụp bản, keo chụp bản…

Bước 3: Pha mực

Tiếp theo là pha mực. Mực in lên sản phẩm phải phù hợp với từng chất liệu được in, nhất là đối với bao bì đựng thực phẩm thì mực cần đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với sức khỏe con người.

Bước 4: In thử sản phẩm

Cho mực lên máng và quét lên lưới cho đều 2 mặt và sấy khô. Sau đó dán phim lên mặt ngoài của lưới, dính chặt 4 góc bằng băng dán, lấy tấm kính ép phim vào lưới và đem phơi ngoài ánh nắng mặt trời trong 2 – 3 phút hoặc phơi bằng máy.

Bước 5: In sản lượng

Sau khi kiểm tra chất lượng bản in thử, nếu sản phẩm đạt chất lượng và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn yêu cầu thì tiến hành in liên tục theo số lượng mong muốn.

Bước 6: Rửa khung

Cuối cùng, sau khi in ấn đủ sản lượng và phơi xong thì tiến hành gỡ phim, đi rửa thật kỹ và vệ sinh sạch để chuẩn bị cho lần in sau.


Sau khi tường tận về khái niệm in lụa là gì, cũng như quy trình thực hiện. Tiếp theo, cùng khám phá ưu nhược điểm để hiểu rõ hơn về công nghệ in ấn hiện này này


Hi vọng bài viết trên đây, In Việt Dũng đã giúp bạn định nghĩa được in lụa là gì và có cái nhìn rõ ràng hơn về công nghệ in lụa được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Từ đó có thể biết được liệu sản phẩm của doanh nghiệp mình có thích hợp sử dụng phương pháp in ấn này hay không! Chúc các bạn thành công!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top