Tính chi phí máy trong Dự toán thế nào là đúng

DangNhap2008

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/9/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
1
Thân gửi mọi người
Mình thấy hầu hết các Dự toán lập từ trước đến giờ khi tính Chi phí máy thi công đều sử dụng cách tính truyền thống như sau:
- Áp Đơn giá máy thi công trong Bộ đơn giá xây dựng của địa phương
- Nhân chi phí theo đơn giá này với hệ số điều chỉnh (Km) được công bố (trước đây là Thông tư 03/2008/TT-BXD, 05/2009/TT-BXD và bây giờ là quyết định của UBND tỉnh)
- Cuối cùng là tính Bù nhiên liệu năng lượng đến thời điểm lập Dự toán theo định mức của Bộ xây dựng công bố
Tuy nhiên cách làm này mới chỉ cập nhật được các thành phần chi phí về Nhiên liệu năng lượng và Tiền lương thợ điều khiển còn các Chi phí khấu hao, Chi phí sửa chữa, Chi phí khác vẫn giữ nguyên theo “nguyên giá” ban đầu… (mà thường những bộ đơn giá này đều được ban hành từ 2007 nên giá thiết bị dùng để tính khấu hao rất “lạc hậu”)
Bởi vậy theo mình có lẽ phải lập bảng tính lại Đơn giá ca máy tại thời điểm lập dự toán rồi bù trừ với giá ca máy gốc (kiểu như tính Chênh lệch vật liệu) thì mới đầy đủ… Tuy nhiên điều này lại có vẻ “khác người” nên e rằng sẽ gặp khó khăn khi thẩm tra + phê duyệt.
Đang băn khoăn quá; quan điểm của mọi người thế nào xin chỉ giáo dùm.
 

thanh_nhoc

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
7/10/08
Bài viết
148
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Thân gửi mọi người
Mình thấy hầu hết các Dự toán lập từ trước đến giờ khi tính Chi phí máy thi công đều sử dụng cách tính truyền thống như sau:
- Áp Đơn giá máy thi công trong Bộ đơn giá xây dựng của địa phương
- Nhân chi phí theo đơn giá này với hệ số điều chỉnh (Km) được công bố (trước đây là Thông tư 03/2008/TT-BXD, 05/2009/TT-BXD và bây giờ là quyết định của UBND tỉnh)
- Cuối cùng là tính Bù nhiên liệu năng lượng đến thời điểm lập Dự toán theo định mức của Bộ xây dựng công bố
Tuy nhiên cách làm này mới chỉ cập nhật được các thành phần chi phí về Nhiên liệu năng lượng và Tiền lương thợ điều khiển còn các Chi phí khấu hao, Chi phí sửa chữa, Chi phí khác vẫn giữ nguyên theo “nguyên giá” ban đầu… (mà thường những bộ đơn giá này đều được ban hành từ 2007 nên giá thiết bị dùng để tính khấu hao rất “lạc hậu”)
Bởi vậy theo mình có lẽ phải lập bảng tính lại Đơn giá ca máy tại thời điểm lập dự toán rồi bù trừ với giá ca máy gốc (kiểu như tính Chênh lệch vật liệu) thì mới đầy đủ… Tuy nhiên điều này lại có vẻ “khác người” nên e rằng sẽ gặp khó khăn khi thẩm tra + phê duyệt.
Đang băn khoăn quá; quan điểm của mọi người thế nào xin chỉ giáo dùm.
MÌnh cũng xin có chút quan điểm như thế này:
1, Hiện tại đa số đều tính giá ca máy như bạn nói, theo truyền thống cũng là đúng chứ có sai đâu.
2, Về việc tính khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác của máy theo mình nghĩ lại là một vấn đề khác chứ không phải là vấn đề trong dự toán, phần này theo mình được hiểu (không được kỹ lắm) chỉ được tính khi tính giá trị thặng dư của đơn vị thi công trong các năm khi mua máy về mà thôi.
3, Theo mình nghĩ trong bộ đơn giá của mỗi địa phương hiện tại chắc cũng đã tính đến hết những chi phí mà bạn nói rồi đó, nên mình cũng không thể nói là cách tính "Lạc hậu" được bạn ah! tại đã có những hệ số điều chỉnh rồi.
Nếu tính theo cách bù trừ như của bạn thì mình không biết có được hay không nữa? Việc quan trọng là mình có bảo vệ thành công phương án tính toán của mình không đã (Vấn đề này có lẽ phải hỏi thêm). Có gì mong các bác trong diễn đàn phân tích rõ thêm vấn đề này!:-w
 

ks.duc

Thành viên rất năng động
Tham gia
10/10/09
Bài viết
106
Điểm thành tích
18
MÌnh cũng xin có chút quan điểm như thế này:
2, Về việc tính khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác của máy theo mình nghĩ lại là một vấn đề khác chứ không phải là vấn đề trong dự toán, phần này theo mình được hiểu (không được kỹ lắm) chỉ được tính khi tính giá trị thặng dư của đơn vị thi công trong các năm khi mua máy về mà thôi.
3, Theo mình nghĩ trong bộ đơn giá của mỗi địa phương hiện tại chắc cũng đã tính đến hết những chi phí mà bạn nói rồi đó, nên mình cũng không thể nói là cách tính "Lạc hậu" được bạn ah! tại đã có những hệ số điều chỉnh rồi.
Nếu tính theo cách bù trừ như của bạn thì mình không biết có được hay không nữa? Việc quan trọng là mình có bảo vệ thành công phương án tính toán của mình không đã (Vấn đề này có lẽ phải hỏi thêm). Có gì mong các bác trong diễn đàn phân tích rõ thêm vấn đề này!:-w
Bạn ơi xem lại thông tu 06/2010/TT-BXD của BXD về cách tính chi phí ca máy nhé. Có nói đến cách tính ca máy mà bạn DangNhap2008 nói đấy.
Còn tất nhiên, đúng là nguyên giá trong bộ đơn giá của các tỉnh hầu như mấy năm mới có sự điều chỉnh, nên có nhiều khi không phủ hợp với thời giá hiện tại. Cái này cũng là một điều khá bất cập, vì muốn lập dự toán thì phần này mình cảm thấy luôn có điều gì đó không ổn. Giả sử điều chỉnh dơn giá thì cũng chỉ điều chỉnh về chi phí năng lượng, chi phí tiền lương cho người lái chứ không thấy nói đến điều chỉnh chi phí Khấu hao ( cái này nếu có cũng phức tạp).
Nếu là các công trình ngoài ngân sách thì có thể điều chỉnh theo hệ số và có thể thỏa thuận, chứ còn các đơn vị dùng vốn nhà nước thì mình ko biết thế nào nhỉ?
Các lão kỹ sư có cao kiến gì về vấn đề này không ạ?
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Thân gửi mọi người
Mình thấy hầu hết các Dự toán lập từ trước đến giờ khi tính Chi phí máy thi công đều sử dụng cách tính truyền thống như sau:
- Áp Đơn giá máy thi công trong Bộ đơn giá xây dựng của địa phương
- Nhân chi phí theo đơn giá này với hệ số điều chỉnh (Km) được công bố (trước đây là Thông tư 03/2008/TT-BXD, 05/2009/TT-BXD và bây giờ là quyết định của UBND tỉnh)
- Cuối cùng là tính Bù nhiên liệu năng lượng đến thời điểm lập Dự toán theo định mức của Bộ xây dựng công bố
.
Theo cách diễn giải trên liệu theo mình hiểu thế này phải không?
M = Km x Mdg + Mbnl (1)
Trong đó:
M: Chi phí máy xây dựng
Km: Hệ số điều chỉnh máy thi công theo QĐ UBND tỉnh ra năm mới nhất ( Ví dụ 2011)
Mdg: Chi phí máy theo đơn giá UBND tỉnh ra
Mbnl: Chi phí bù nhiên liệu, năng lượng (phần chênh lệch tính từ thời điểm ra đơn giá của UBND tỉnh đến thời điểm lập dự toán)
Vậy!
Có người bảo công thức (1) trên là sai cơ bản! ( Đã nhân hệ số Km rồi thì thôi không bù giá nhiên liệu)
Xin mọi người cho ý kiến về tình huống này?
 

ks.duc

Thành viên rất năng động
Tham gia
10/10/09
Bài viết
106
Điểm thành tích
18
Theo cách diễn giải trên liệu theo mình hiểu thế này phải không?
M = Km x Mdg + Mbnl (1)
Trong đó:
M: Chi phí máy xây dựng
Km: Hệ số điều chỉnh máy thi công theo QĐ UBND tỉnh ra năm mới nhất ( Ví dụ 2011)
Mdg: Chi phí máy theo đơn giá UBND tỉnh ra
Mbnl: Chi phí bù nhiên liệu, năng lượng (phần chênh lệch tính từ thời điểm ra đơn giá của UBND tỉnh đến thời điểm lập dự toán)
Vậy!
Có người bảo công thức (1) trên là sai cơ bản! ( Đã nhân hệ số Km rồi thì thôi không bù giá nhiên liệu)
Xin mọi người cho ý kiến về tình huống này?
Công thức này còn tùy, nếu như 4462 của Hà Nội thì em nhớ chỉ là hệ số bù cho phần lương thợ lái máy thôi. Chưa có bù giá nguyên nhiên liệu.
Như vậy còn thiếu khoản bù giá nguyên nhiên liệu, khoản khấu hao nguyên giá máy...
Lúc làm theo dự toán acitt, điền luôn giá trị lương tối thiểu vùng với giá nguyên nhiên liệu vào nó tự ra bù giá ca máy. Nhưng rõ ràng vẫn thấy thiếu phần bù khấu hao nguyên giá máy. :(
Còn các tỉnh khác thì em hem biết. Công thức của Hiệp lão chắc cũng dùng tạm được. Chán!
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Bất cập quá các anh ạ, chi phí cứ tăng vùn vụt mà các văn bản hướng dẫn không thể update kịp. Đúng như Anh Đức chỉ giáo, nhiều nhà thầu thi công cũng đã trình chủ đầu tư tư nhân nhưng khấu hao máy đều không được duyệt vì không có văn bản luật mới hướng dẫn. Chi phí máy hiện nay vẫn đang tính theo các cách mà anh em đã nêu chỉ mang tính đúng đắn chứ chưa phải là đúng nhất. Anh em chia sẻ để cùng cảm nhận.
 

DangNhap2008

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/9/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
1
Theo cách diễn giải trên liệu theo mình hiểu thế này phải không?
M = Km x Mdg + Mbnl (1)
Trong đó:
M: Chi phí máy xây dựng
Km: Hệ số điều chỉnh máy thi công theo QĐ UBND tỉnh ra năm mới nhất ( Ví dụ 2011)
Mdg: Chi phí máy theo đơn giá UBND tỉnh ra
Mbnl: Chi phí bù nhiên liệu, năng lượng (phần chênh lệch tính từ thời điểm ra đơn giá của UBND tỉnh đến thời điểm lập dự toán)
Vậy!
Có người bảo công thức (1) trên là sai cơ bản! ( Đã nhân hệ số Km rồi thì thôi không bù giá nhiên liệu)
Xin mọi người cho ý kiến về tình huống này?
Bạn cần xem kỹ phần hướng dẫn hoặc ghi chú của văn bản điều chỉnh máy thi công theo QĐ UBND tỉnh là Hệ số điều chỉnh đó đã kể đến bù chênh lệch nhiên liệu, năng lượng chưa; nếu đã kể đến thì tính đến thời điểm nào để từ đó tính bù nhiên liệu năng lượng từ thời điểm đó đến thời điểm lập dự toán.
 

DangNhap2008

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/9/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
1
Có một vấn đề nữa là một số địa phương vừa mới ban hành Bảng giá ca máy mới (tính theo Thông tư 06/2010/TT-BXD) và Quyết định điều chỉnh dự toán theo lương tối thiểu của Nghị định 108/2010/NĐ-CP và ... thế là từ đây xuất hiện 02 cách tính Chi phí máy trong Dự toán
Cách 1:
- Vẫn lấy Chi phí máy trong bộ Đơn giá XDCB và nhân với hệ số điều chỉnh (Km) trong Quyết định điều chỉnh dự toán của UBND tỉnh
- Tính bù nhiên liệu, năng lượng giữa thời điểm lập dự toán với giá NL-NL gốc quy định trong Quyết định điều chỉnh dự toán của UBND tỉnh.
Cách 2:
- Sử dụng định mức XDCB để tổng hợp số ca máy có trong công trình (giống như tổng hợp vật tư)
- Tính bù trừ giữa giá ca máy mới ban hành và ca máy trong bộ Đơn giá XDCB (giống như tính chênh lệch vật liệu)
- Cập nhật lương mới vào bảng giá ca máy (theo cách tính của Thông tư 06/2010/TT-BXD) và tính chênh lệch một lần nữa giữa giá trị vừa cập nhật này với giá ca máy mới ban hành của địa phương
(Mình diễn giải vậy cho đúng với các bước tính toán chứ khi làm có thể gộp 02 bước này lại với nhau là lập bảng tính chênh lệch giữa ca máy được cập nhật theo lương mới với ca máy trong bộ Đơn giá XDCB)
- Cuối cùng là tính bù NL-NL giữa thời điểm lập dự toán với giá NL-NL gốc trong Bảng giá ca máy mới ban hành của địa phương.
Và điều rất đáng quan tâm ở đây là Chi phí máy tính theo cách thứ 2 lớn hơn rất nhiều so với tính theo cách 1 (có khi gấp đôi); bởi:
Giá ca máy trong bộ Đơn giá XDCB của địa phương thường được xây dựng từ 2006 - 2008 (trên nền tảng Thông tư 06/2005/TT-BXD) nhưng các địa phương thường lại áp dụng "nguyên giá mua vào" của thiết bị nhỏ hơn số liệu tham khảo trong Thông tư 06/2005/TT-BXD; nay tính lại theo đúng số liệu tham khảo của Thông tư 06/2010/TT-BXD (lớn hơn số liệu trước đây của Thông tư 06/2005/TT-BXD) rồi bù trừ với giá ca máy cũ thì chênh lệch rất nhiều (gấp từ 2-3 lần). Trong khi điều chỉnh theo hệ số (Km) của Quyết định điều chỉnh dự toán thì cùng lắm chỉ tăng thêm vài chục %.
Lẽ tất nhiên là phần bù NL-NL của cách tính thứ 2 sẽ ít hơn so với cách tính 1 song chênh lệch giữa 02 cách tính này vẫn là rất nhiều (mình đã tính thử với 02 gói thầu có giá trên 60 tỷ thì 01 gói chênh lệch là 1,8 tỷ; gói kia chênh lệch là 1,2 tỷ) ... Rất băn khoăn.
Nhờ các bạn phân tích giùm xem mình sai ở chỗ nào để sửa chứ thế này biết trình duyệt số nào đây?
Cám ơn sự quan tâm của mọi người và mong được chỉ giáo.
 
Last edited by a moderator:

ks.duc

Thành viên rất năng động
Tham gia
10/10/09
Bài viết
106
Điểm thành tích
18
Có một vấn đề nữa là một số địa phương vừa mới ban hành Bảng giá ca máy mới (tính theo Thông tư 06/2010/TT-BXD) và Quyết định điều chỉnh dự toán theo lương tối thiểu của Nghị định 108/2010/NĐ-CP và ... thế là từ đây xuất hiện 02 cách tính Chi phí máy trong Dự toán
Cách 1:
- Vẫn lấy Chi phí máy trong bộ Đơn giá XDCB và nhân với hệ số điều chỉnh (Km) trong Quyết định điều chỉnh dự toán của UBND tỉnh
- Tính bù nhiên liệu, năng lượng giữa thời điểm lập dự toán với giá NL-NL gốc quy định trong Quyết định điều chỉnh dự toán của UBND tỉnh.
Cách 2:
- Sử dụng định mức XDCB để tổng hợp số ca máy có trong công trình (giống như tổng hợp vật tư)
- Tính bù trừ giữa giá ca máy mới ban hành và ca máy trong bộ Đơn giá XDCB (giống như tính chênh lệch vật liệu)
- Cập nhật lương mới vào bảng giá ca máy (theo cách tính của Thông tư 06/2010/TT-BXD) và tính chênh lệch một lần nữa giữa giá trị vừa cập nhật này với giá ca máy mới ban hành của địa phương
(Mình diễn giải vậy cho đúng với các bước tính toán chứ khi làm có thể gộp 02 bước này lại với nhau là lập bảng tính chênh lệch giữa ca máy được cập nhật theo lương mới với ca máy trong bộ Đơn giá XDCB)
- Cuối cùng là tính bù NL-NL giữa thời điểm lập dự toán với giá NL-NL gốc trong Bảng giá ca máy mới ban hành của địa phương.
Và điều rất đáng quan tâm ở đây là Chi phí máy tính theo cách thứ 2 lớn hơn rất nhiều so với tính theo cách 1 (có khi gấp đôi); bởi:
Giá ca máy trong bộ Đơn giá XDCB của địa phương thường được xây dựng từ 2006 - 2008 (trên nền tảng Thông tư 06/2005/TT-BXD) nhưng các địa phương thường lại áp dụng "nguyên giá mua vào" của thiết bị nhỏ hơn số liệu tham khảo trong Thông tư 06/2005/TT-BXD; nay tính lại theo đúng số liệu tham khảo của Thông tư 06/2010/TT-BXD (lớn hơn số liệu trước đây của Thông tư 06/2005/TT-BXD) rồi bù trừ với giá ca máy cũ thì chênh lệch rất nhiều (gấp từ 2-3 lần). Trong khi điều chỉnh theo hệ số (Km) của Quyết định điều chỉnh dự toán thì cùng lắm chỉ tăng thêm vài chục %.
Lẽ tất nhiên là phần bù NL-NL của cách tính thứ 2 sẽ ít hơn so với cách tính 1 song chênh lệch giữa 02 cách tính này vẫn là rất nhiều (mình đã tính thử với 02 gói thầu có giá trên 60 tỷ thì 01 gói chênh lệch là 1,8 tỷ; gói kia chênh lệch là 1,2 tỷ) ... Rất băn khoăn.
Nhờ các bạn phân tích giùm xem mình sai ở chỗ nào để sửa chứ thế này biết trình duyệt số nào đây?
Cám ơn sự quan tâm của mọi người và mong được chỉ giáo.
1. Mức nhiên liệu từ cái tập đơn giá cũ ( khoảng 2005-2008) của các địa phương giờ gấp mấy lần lên.
2. Mức lương tổi thiểu=> lương thợ lái máy cũng gấp hơn 2 lần rồi.
3. Nguyên giá ca máy chắc chắn cũng tăng lên nhưng không nhiều bằng 2 phần kia.
Tuy nhiên phần KH nguyên giá máy là phần chính ( đối với các loại máy lớn) nên đầu năm em có tính bù giá cho vùng I HN vào khoảng 1.6 đến 1.8 lần ( tùy loại máy) so với đơn giá năm 2008 theo quyết định 56.

cách 2 của bạn trình bày có vấn đề kìa: Giá ca máy mới thì có tính đến mức lương mới rồi chứ nhỉ? sao bạn còn bù thêm Lương thợ vào, làm gì mà chả hơn cách 1. Hơn nữa cách 1 cũng có vấn đề: nếu cách 2- dùng đơn giá máy mới chắc chắn có sự bù giá về nguyên giá máy (KH) thì cách 1 phần KH đó đi đâu rồi nhỉ ? nên 1 cái ra 1.8 cái kia 1.2 cũng đúng thôi. :x à mà up 1 cái giá ca máy mới như bạn nói cho anh em tham khảo với nào!
 

DangNhap2008

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
10/9/08
Bài viết
21
Điểm thành tích
1
cách 2 của bạn trình bày có vấn đề kìa: Giá ca máy mới thì có tính đến mức lương mới rồi chứ nhỉ? sao bạn còn bù thêm Lương thợ vào, làm gì mà chả hơn cách 1.
Cám ơn bạn, bảng giá ca máy mới thì chỉ tính với mức lương tối thiểu 730.000đ/tháng; bây giờ điều chỉnh theo Nghị định 108/NĐ-CP thì vẫn phải bù thêm lương thợ chứ.
1. Mức nhiên liệu từ cái tập đơn giá cũ ( khoảng 2005-2008) của các địa phương giờ gấp mấy lần lên.
2. Mức lương tổi thiểu=> lương thợ lái máy cũng gấp hơn 2 lần rồi.
3. Nguyên giá ca máy chắc chắn cũng tăng lên nhưng không nhiều bằng 2 phần kia.
Tuy nhiên phần KH nguyên giá máy là phần chính ( đối với các loại máy lớn) nên đầu năm em có tính bù giá cho vùng I HN vào khoảng 1.6 đến 1.8 lần ( tùy loại máy) so với đơn giá năm 2008 theo quyết định 56.
1. Giá ca máy trong bộ Đơn giá XDCB được tính với lương tối thiểu 450.000đ/tháng, xăng = 10.000đ/l, diezel =7.182đ/l, mazut = 5.000đ/l, điện 895đ/kwh. nguyên giá thì nhỏ hơn giá trị tham khảo của Thông tư 06/2005/TT-BXD
2. Giá ca máy mới ban hành tháng 1/2011 tính với lương tối thiểu 730.000đ/tháng, xăng = 15.200đ/l, diezel =13.500đ/l, mazut = 11.763đ/l, điện 1023đ/kwh. nguyên giá thì lấy bằng giá trị tham khảo của Thông tư 06/2010/TT-BXD (giá trị tham khảo của Thông tư 06/2010/TT-BXD lớn hơn giá trị tham khảo của Thông tư 06/2005/TT-BXD)
3. Giá hiện tại (thời điểm lập dự toán) thì ... (biết rồi)
Hơn nữa cách 1 cũng có vấn đề: nếu cách 2- dùng đơn giá máy mới chắc chắn có sự bù giá về nguyên giá máy (KH) thì cách 1 phần KH đó đi đâu rồi nhỉ ?
Trong Quyết định điều chỉnh dự toán theo lương tối thiểu mới của UBND tỉnh thì nói rõ "Hệ số điều chỉnh chi phí nhân công và hệ số điều chỉnh chi phí máy cho Dự toán XDCT, Dự toán chi phí KSXD, Dự toán DV công ích lập theo các Đơn giá do UNBD tỉnh ban hành công bố như phụ lục ban hành kèm theo quyết định này" vậy thì cứ vậy mà nhân lên thôi chứ (cách 1)
Với lại Bảng giá ca máy mới bây giờ thì có công bố các số liệu đầu vào (ĐM khấu hao, sửa chữa, khác ..., giá tính khấu hao, thành phần bậc thợ, ĐM nhiên liệu ...) còn Bảng giá ca máy cũ có công bố các số liệu này đâu nên khi tính theo Cách 1 có muốn tách bạch xem có phải bù thêm gì nữa không
phần KH đó đi đâu rồi nhỉ ?
thì cũng "chẳng biết đường nào mà lần".
Nếu muốn triệt để thì lại quay lại câu hỏi đầu tiên mà mình nêu ra trong topic này.
Thanks!
 

ks.duc

Thành viên rất năng động
Tham gia
10/10/09
Bài viết
106
Điểm thành tích
18
Ồ thế bạn nghĩ ra tại sao chênh nhau chưa? Mình thấy là lí do chủ yếu vẫn là việc áp nguyên giá máy tính KH chênh nhau nhiều nên có " hiện tượng" đó thôi.
Và dùng số nào trình bây giờ! Theo mình dùng cách 2 trình sếp!
 

Top