Tính chi phí vận chuyển

daophu_aasc

Thành viên mới
Tham gia
28/8/12
Bài viết
3
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Theo mình được biết hiện đang có 2 cách tính chi phí vận chuyển vật liệu như sau:
- Cách 1: Tách hẳn công tác vận chuyển, chạy dự toán, phân tích vật tư và áp giá ca máy. Theo cách này thì oto chạy trên đường loại 1 cũng giống như loại 5, chở đất cũng giống chở đá
- Cách 2: Lập bảng chi phí vận chuyển căn cứ vào bậc hàng, loại đường và đơn giá ca máy do Sở XD ban hành.
Mình đã thử cả 2 cách và cho 2 kết quả khác nhau hoàn toàn.
Mình đang kiểm toán 1 công trình đấu thầu, trong hồ sơ thầu nhà thầu sử dụng cách 1 và cách này cho giá trị cao nhiều so với cách 2. Vậy cách tính nào là chính xác.
Các bạn đóng góp ý kiến giúp mình nhé!
 
Theo mình được biết hiện đang có 2 cách tính chi phí vận chuyển vật liệu như sau:
- Cách 1: Tách hẳn công tác vận chuyển, chạy dự toán, phân tích vật tư và áp giá ca máy. Theo cách này thì oto chạy trên đường loại 1 cũng giống như loại 5, chở đất cũng giống chở đá
- Cách 2: Lập bảng chi phí vận chuyển căn cứ vào bậc hàng, loại đường và đơn giá ca máy do Sở XD ban hành.
Mình đã thử cả 2 cách và cho 2 kết quả khác nhau hoàn toàn.
Mình đang kiểm toán 1 công trình đấu thầu, trong hồ sơ thầu nhà thầu sử dụng cách 1 và cách này cho giá trị cao nhiều so với cách 2. Vậy cách tính nào là chính xác.
Các bạn đóng góp ý kiến giúp mình nhé!

Theo mình cần phân biệt rõ cách nào áp dụng trong trường hợp nào:
Chi phí vận chuyển vật liệu áp dụng khi nào? Thông thường vật liệu trong thông báo giá là vật liệu đã tính đến chân công trình.
Thông báo giá địa phương thì đôi khi thông báo giá VL đến chân công trình từng khu vực hoặc là thông báo mua tại kho hoặc mỏ khai thác của đơn vị cung cấp.
Nếu công trình đang thi công ko ở vị trí đấy thì khi đó mới sinh ra câu chuyện là tính chi phí vận chuyển vật liệu.
Phương tiện hay chuyên chở thông thường là oto.

Nếu địa phương đấy có qui định bảng giá cước vận chuyển xây dựng theo đúng kiểu QD89/2000 của Ban vật giá chính phủ thì khi dùng cách này ( cách 2 của bạn) thì so với cách 1 có ưu điểm là:
- Phân biệt rõ cấp đường và bậc hàng, ko qui định cụ thể là oto bao nhiêu tấn, loại nào mà chỉ đưa ra 1 mức cước phù hợp để nhà thầu căn cứ vào đấy lựa chon phương tiện vận tải để phù hợp với đơn giá cước đấy.
Như vậy nguyên tắc quản lý giá của nhà nước là: " Tránh thất thoát và lãng phí" sẽ khả thi. ( chưa hẳn là 100% vì nhiều nhà thầu rất thông minh - đôi khi ko có vận chuyển nhưng họ vẫn sáng tạo ra đc muôn loại vật liệu cần cước vận chuyển vì mua ở xa sẽ có chất lượng ngon hơn) . Vùng miền núi thì đây là 1 khoản thu đáng kể.
- Cách 1 tách riêng ra thì quả thật rất khó kiểm soát trên góc độ của chủ đầu tư và kiểm toán vì muôn hình muôn vẻ do việc qui định định mức ra sao, ca máy ntn cũng là tương đối, nên khi bạn làm sẽ cao hơn cách 1 là điều không phải là khó hiểu.
Trên phương diện 1 người cùng lĩnh vực với bạn tôi nghĩ căn cứ trên giác độ quản lý và kiểm soát chi phí thì khi địa phương có công trình đấy có đủ hướng dẫn về cước vận chuyển sát nhất thì nên dùng, còn ko có mới linh động để nhà thầu áp dụng cách 1 bạn ah.
Thân ái!
 
Back
Top