Tính diện tích lán trại thi công

nguyenvanhau

Thành viên năng động
Tham gia
29/9/07
Bài viết
53
Điểm tích cực
1
Điểm thành tích
8
Mình hiện nay đang lập hồ sơ dự thầu. Khi tính toán đến phần thiết kế mặt bằng thi công thì mình không biết tính diện tích lán trại cho việc dự trữ vật liệu vật liệu như thế nào, vì mình không tìm được các thông số cần thiết tính diện tích cho 1 đơn vị khối lượng vật liệu ( bao nhiêu m2 cho 1 tấn thép dự trữ? bao nhiêu m2 cho 1m3 cát? ....). Mình biết có các thông số này nhưng minh giờ quên mất nó nằm trong tài liệu nào.
Mình mong các bạn giúp đỡ. Nếu ai có thì up lên giúp minh nhé.
Mình xin cảm ơn!
 
Mình hiện nay đang lập hồ sơ dự thầu. Khi tính toán đến phần thiết kế mặt bằng thi công thì mình không biết tính diện tích lán trại cho việc dự trữ vật liệu vật liệu như thế nào, vì mình không tìm được các thông số cần thiết tính diện tích cho 1 đơn vị khối lượng vật liệu ( bao nhiêu m2 cho 1 tấn thép dự trữ? bao nhiêu m2 cho 1m3 cát? ....). Mình biết có các thông số này nhưng minh giờ quên mất nó nằm trong tài liệu nào.
Mình mong các bạn giúp đỡ. Nếu ai có thì up lên giúp minh nhé.
Mình xin cảm ơn!

Cái này theo mình nghĩ thì nó thuộc vào kinh nghiệm thi công xây dựng. Bạn thử tính toán biểu đồ cung cấp vật tư thử để xác định các loại vật tư nào dự trữ trong kho vật tư. Sau đó lấy khối lượng vật tư tại thời điểm có giá trị lớn nhất dùng để thiết kế kho dự trữ vật liệu. Việc thiết kế kho dự trữ vật tư đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn nữa. Mong được mọi người tham gia đóng góp ý kiến.
 
Mình hiện nay đang lập hồ sơ dự thầu. Khi tính toán đến phần thiết kế mặt bằng thi công thì mình không biết tính diện tích lán trại cho việc dự trữ vật liệu vật liệu như thế nào, vì mình không tìm được các thông số cần thiết tính diện tích cho 1 đơn vị khối lượng vật liệu ( bao nhiêu m2 cho 1 tấn thép dự trữ? bao nhiêu m2 cho 1m3 cát? ....). Mình biết có các thông số này nhưng minh giờ quên mất nó nằm trong tài liệu nào.
Mình mong các bạn giúp đỡ. Nếu ai có thì up lên giúp minh nhé.
Mình xin cảm ơn!

Cái này có trong giáo trình tổ chức thi công dùng cho các trường đại học (phần Tổng mặt bằng công trình đơn vị) nhưng hiện giờ mình cũng không có cuốn sách đó ở đây? Bạn có thể tham khảo nhé!

Mình đồng ý với khoalongvietjsc về khoản kinh nghiệm trong thiết kế láng trại tạm này. Nhưng có 1 điều là không thể lấy giá trị tài nguyên sử dụng lớn nhất để thiết kế đâu điều đó sẽ gây lãng phí trong những thời gian ít sử dụng tài nguyên. Lấy những giá trị trung bình thích hợp nhất (Dựa vào kinh nghiệm đây)

Vì vậy nên trong kế hoạch tiến độ thi công (theo sơ đồ ngang) thì vấn đề đặt ra là người lập kế hoạch phải làm sao để tài nguyên được sử dụng "tăng dần ở giai đoạn đầu, ổn định ở giai đoạn giữa, và giảm dần ở giai đoạn cuối".

Đây là ý kiến của mình. MOng các bạn tiếp tục thảo luận thêm.
 
Theo mình thì khi tính diện tích lán trại mà chỉ căn cứ vào nhu cầu về vật liệu lớn nhất thì cũng có phần không ổn. Quan trọng là thời gian mà số vật liệu lớn nhất tồn kho chiếm tỷ trọng nhiều hay ít so với tổng thời gian thi công. nếu như thời gian đó ít nhưng khối lượng lớn thì như vậy sẽ lãng phí diện tích lán trại. Vì vậy theo mình khi thiết kế lán trại có hay nên tính theo mức tiêu dùng bình quân. Có điều chúng ta có thể lưu động thời gian dự trữ trước vài ngày ( tăng lên so với yêu cầu ). Như vậy chúng ta vừa có thể tiết kiệm được diện tích lán trại vừa có thể đảmt bảo nhu cầu vật liệu.
 
Chi phí lán trại !!!

Có thể cắt bỏ được với điều kiện CĐT có thể "lo liệu" được chuyện đó, nếu như trường hợp đó là một công trình cực nhỏ :D,
Có thể cắt bỏ chi phí lán trại được nếu "Xếp yêu cầu" :beer: (cái này mình đã cãi nhau -> dẫn đến mất lóng xếp rồi -> nhưng nhất quyết ko bỏ hihihihi)
Hihihihi đó chỉ là trường hợp bất đắc dĩ thôi các bạn ạh... thực ra thì "chi phí lán trại" (theo mình) có thể hiểu như là một "tỷ lệ %" luôn luôn đi cùng với công trình. và nếu nhà thầu không sử dụng nó mà hoàn thành tốt công trình thì "họ vẫn phải được hưởng chi phí đó" vì vậy việc bỏ đi chi phí lán trại, nếu CĐT ko phải là trường hợp đặc biệt thì tốt nhất là giữ nguyên cho Nhà thầu.
Xin hêt ! mời các bạn tham gia thảo luận tiếp.
Đi uống beer :beer: đã, lán trại cứ để đó, mai ký... haahha:beer:
 
Trao đổi với bạn Nguyenvanhau

Về việc tính toán thiết kế Tổng mặt bằng thi công ( trong đó có đầy đủ tính toán thiết kế kho bãi, nhà tạm , cấp điện , cấp nước..) cho công trường , bạn có thể tìm đọc tại cuốn Thiết kế tổng mặt bằng xây dựng của TS. Trịnh Quốc Thắng do Nhà xuất bản xây dựng phát hành năm 2000.
Nếu không tìm được , xin thông báo lại để mình scan và up lên.
 
Vấn đề thiết kế nhà tạm phục vụ thi công của các công trình với quy mô nhỏ hiện tại đang có sự tranh cãi giữa CĐT và nhà thầu!
CĐT thì cho rằng trong dư toán đã có chi phí cho phần láng trại, nhưng các nhà thầu thường xuyên sử dụng các nhà có sẵn, hoặc các phần công trình được xây dựng dựng trước để sử dụng! Nên họ yêu cầu cắt bỏ chi phí này!
Nhưng theo tôi: Chi phí láng trại tạm phục vụ thi công là chi phí được khoán gọn cho nhà thầu. Và chuyện làm láng trại hay không là chuyện của họ!
Các bác trao đổi tiếp nhé!
 
Chi phí nhà tạm là chi phí cố định ( nhà thầu tự thu xếp để phục vụ thi công )
Chi phí nhà tạm không chỉ là cái trại để công nhân ở và chứa VLXD mà còn bao gồm những chi phí như đưa đón công nhân, kỹ thuật đến công trình
Vì vậy theo tôi nếu nhà thầu không xây dựng lán trại thì họ sẽ dùng chi phí này để phục vụ thi công. Không thể cắt bỏ chi phí này được
 
Theo mình thì chi phí lán trại thi công không thể không tính cho nhà thầu. Nếu không tính cho họ thì họ ở đâu? họ dự trữ vật liệu như thế nào?.. Tuy nhiên nhà thầu cũng không thễ "vẽ voi" trước CĐT được vì trong thông tư 05/2007/TT-BXD đã quy định mức chi phí này cho từng công trình. Vấn đề nhà thầu tổ chức làm sao để không vượt mức này có vậy thì CĐT sao có thể từ chối chứ. Trong khi lập dự toán chi phí này được tính vào chi phí chung và chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công ( để sau dòng giá trị dự toán trước thuế-tức là tính riêng, thậm chí phải bóc tách như bóc tách công trình chính).
Mình đã tìm được các số liệu thiết kế tổng mặt bằng trong cuốn " cẩm nang cho người xây dựng", Rất cảm ơn bạn HUNGVINA16.
 
Thường chi phí phí này được khoán gọn cho nhà thầu! Nhưng em thấy ở các công trình nhỏ thì nghĩa "tạm" thấy đúng nhất. Các khu nhà ở công nhân, chứa vật liệu v.v.. được làm rất....tạm!
Bác nào có bảng dự toán của công trình nhà tạm không! Post lên cho các thành viên tham khảo thử nhé!
 
Tính lượng vật liệu sử dụng nhiều nhất trong ngày Rmax

Các bác cho em hỏi cách tính lượng vật liệu sử dụng lớn nhất trong ngày dựa vào đâu để tính.em cảm ơn!em đang làm đồ án tctc2 mà khôg hiểu.
 
Trợ giúp bạn làm đồ án

Các bác cho em hỏi cách tính lượng vật liệu sử dụng lớn nhất trong ngày dựa vào đâu để tính.em cảm ơn!em đang làm đồ án tctc2 mà khôg hiểu.
Theo tôi:
1. Cần xác định rõ mục đích xác định lượng vật liệu sử dụng lớn nhất trong ngày để làm gì? cần xác định đối với một loại vật liệu nhất định hay tổng hợp các loại vật liệu sử dụng trong ngày?
2. Về nguyên tắc: Thời gian có sử dụng vật liệu xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình được thể hiện trong tổng tiến độ thi công công trình. Vì thế, có thể xác định lượng vật liệu sử dụng trong từng ngày bằng cách cộng số lượng vật liệu sử dụng trong ngày tính theo định mức vật liệu và khối lượng công tác xây dựng (rồi nhân với đơn giá vật liệu nếu muốn tính theo giá trị VL sử dụng), sau đó xem ngày nào sử dụng vật liệu lớn nhất thì lượng vật liệu ấy chính là lượng vật liệu muốn tìm.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top