Tình huống dự toán tuyến ống!

  • Khởi xướng Khởi xướng huong37
  • Ngày gửi Ngày gửi

huong37

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
22/7/08
Bài viết
26
Điểm tích cực
1
Điểm thành tích
3
Tuổi
40
Mình gặp phải tình huống sau, khi tính dự toán tuyến ống xăng dầu: các bạn biết là theo Thông tư số 17/2000/TT-BXD ngày 29/12/2000 “Hướng dẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình xây dựng” của Bộ Xây dựng, căn cứ theo Thông tư này thì ống dẫn xăng dầu (cụ thể là ống thép) được tính vào chi phí trực tiếp, giá trị của nó là rất lớn, và do đó kéo theo giá trị thiết kế công trình cũng rất lớn (mình làm tư vấn thiết kế), tuy nhiên Chủ đầu tư có nói rằng đường ống họ đã mua sẵn hoặc sử dụng lại, vì thế mà giá trị vật liệu = 0, chỉ tính nhân công và máy móc thiết bị phục vụ lắp đặt hệ quả giá trị thiết kế cực thấp :((. Nhờ mọi người phân xử vụ này giúp mình, thanhks!
 
Mình gặp phải tình huống sau, khi tính dự toán tuyến ống xăng dầu: các bạn biết là theo Thông tư số 17/2000/TT-BXD ngày 29/12/2000 “Hướng dẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình xây dựng” của Bộ Xây dựng, căn cứ theo Thông tư này thì ống dẫn xăng dầu (cụ thể là ống thép) được tính vào chi phí trực tiếp, giá trị của nó là rất lớn, và do đó kéo theo giá trị thiết kế công trình cũng rất lớn (mình làm tư vấn thiết kế), tuy nhiên Chủ đầu tư có nói rằng đường ống họ đã mua sẵn hoặc sử dụng lại, vì thế mà giá trị vật liệu = 0, chỉ tính nhân công và máy móc thiết bị phục vụ lắp đặt hệ quả giá trị thiết kế cực thấp :((. Nhờ mọi người phân xử vụ này giúp mình, thanhks!

1. Ngoài Thông tư 17. Còn 1 cách nữa để các bạn xác định "đường ống" có phải là vật liệu hay không là xem định mức áp dụng công tác đó, trong phần vật liệu có hao phí về ống hay không?

2. Vấn đề này mới là chính: việc chi phí tư vấn bao nhiêu là do bên A và B thỏa thuận thương thảo và thống nhất. Miễn sao phù hợp chung với thị trường. Nhà nước không bắt buộc đơn giá nào hết. Định mức tư vấn Nhà nước công bố tham khảo mà thôi.
Hãy thỏa thuận đi bạn. Còn không lập dự toán chi phí tư vấn để dễ thuyết phục.
 
1. Ngoài Thông tư 17. Còn 1 cách nữa để các bạn xác định "đường ống" có phải là vật liệu hay không là xem định mức áp dụng công tác đó, trong phần vật liệu có hao phí về ống hay không?

2. Vấn đề này mới là chính: việc chi phí tư vấn bao nhiêu là do bên A và B thỏa thuận thương thảo và thống nhất. Miễn sao phù hợp chung với thị trường. Nhà nước không bắt buộc đơn giá nào hết. Định mức tư vấn Nhà nước công bố tham khảo mà thôi.
Hãy thỏa thuận đi bạn. Còn không lập dự toán chi phí tư vấn để dễ thuyết phục.
Cảm ơn bạn đã góp ý, về việc xác định đường ống có phải vật liệu hay không thì chắc không phải bàn nữa rồi, vấn đề chính ở đây là giá trị dự toán, như mình đã nói ở trên nếu đường ống đó chủ đầu tư nói là họ mua về kho rồi, vậy thì chỉ tính nhân công và máy phục vụ lắp đặt, giá trị dự toán sẽ rất thấp và kéo theo giá trị tư vấn cũng thấp, minh chưa biết cách gì để tránh thiệt hại cho bên mình :) . Chuyện thương lượng thì đương nhiên CĐT sẽ thiên về hướng có lợi cho họ, mình đang muốn tìm căn cứ và lý lẽ để xử lý tình huống này
 
Như đã trao đổi với bạn:
Cách thuyết phục nhất là Lập dự toán chi phí tư vấn (không phải dựa vào định mức %):
-Chi phí lương chuyên gia
- Chi phí in ấn
- Chi phí khấu hao thiết bị
- Chi phí đi lại
.....

Trên có sở đó bên bạn thương thảo với Chủ đầu tư. Đó là căn cứ lý lẽ thuyết phục nhất.

Còn CĐT họ tính như vậy có lý của họ. Bên bạn dù có thuyết phục đằng trời họ không chịu cũng vậy mà thôi. Bởi hợp đồng do 2 bên tự thỏa thuận, nhà nước không quy định bắt buộc.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top