Tình huống Quyết toán Hợp đồng trọn gói TCXD - Chỉ định thầu

ptqc06

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/12/07
Bài viết
35
Điểm thành tích
18
Mình có một số tình huống đối với việc Quyết toán Hợp đồng trọn gói Thi công xây dựng theo hình thức Chỉ định thầu, các bạn cùng vào trao đổi nhé.
1. Trước tiên mình giải thích một chút về Hợp đồng:
- Dự án: Hỗn hợp TTTM và Nhà ở.
- Gói thầu: Thi công XD và LĐ thiết bị.
- Hình thức LCNT: Chỉ định thầu.
- Loại HĐ: HĐ trọn gói.
- Nội dung HĐ: trọn gói theo BVTC, Spec và tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, quy định của pháp luật.
- Phụ lục HĐ: có các Phụ lục về Khối lượng - đơn giá, Chủng loại vật tư vật liệu, Phạm vi công việc, Tiến độ, Phạm vi bảo hành.
2. Tình huống 1: Thi công thực tế theo Biện pháp thi công được duyệt, nhưng không đúng biện pháp thi công trong Hồ sơ đề xuất.
A. Do quá trình vẽ BVTC đào đất làm tầng hầm, hầu hết các ĐVTVTK đều vẽ các hệ dàn thép chạy ngang dọc hố đào, có chống các kingpost để đỡ hệ dàn. Tuy nhiên thực tế, các đơn vị thi công có các biện pháp chống đào đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều.
- Khi chào thầu (cần nhấn mạnh lại là trường hợp này Chỉ định thầu), nhà thầu là người chủ động trong rất nhiều việc bao gồm biện pháp, đơn giá, định mức để đạt được lợi nhuận cao nhất.
- Nhà thầu chào thầu vẫn theo Biện pháp thi công do TVTK đề xuất trong BVTC.
- Giá ký Hợp đồng, khối lượng, đơn giá ký theo Biện pháp này.
- Ra thi công thực tế, nhà thầu Lập Biện pháp thi công, được TVGS, TVQLDA và Chủ đầu tư đồng ý phê duyệt.
- Mọi việc thanh toán các đợt diễn ra hoàn toàn bình thường.
- Đến giai đoạn quyết toán, khối lượng nhà thầu tiết kiệm được quá nhiều, giá trị thực hiện nhỏ hơn giá trị hợp đồng quá lớn ( từ khoảng 8 tỷ xuống còn khoảng 4 tỷ).
- Câu hỏi được đặt ra:
Việc quyết toán Hợp đồng trọn gói ở tình huống này chỉ xét đơn giá và khối lượng theo Hợp đồng (theo Thông tư 19/2011/TT-BTC), không xét việc khối lượng tăng giảm hay không? Nếu vậy, có khi nào bị kiểm toán chất vấn về việc "Các anh chào thầu và ký Hợp đồng theo Biện pháp tốn kém rồi thực hiện theo Biện pháp đơn giản hơn để ăn chênh".
Mời các bạn vào cùng chia sẻ, làm rõ.
Thanks.
 

phamkhoabao

Học mà vui !
Tham gia
30/10/14
Bài viết
32
Điểm thành tích
18
Nơi ở
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Mình có một số tình huống đối với việc Quyết toán Hợp đồng trọn gói Thi công xây dựng theo hình thức Chỉ định thầu, các bạn cùng vào trao đổi nhé.
1. Trước tiên mình giải thích một chút về Hợp đồng:
- Dự án: Hỗn hợp TTTM và Nhà ở.
- Gói thầu: Thi công XD và LĐ thiết bị.
- Hình thức LCNT: Chỉ định thầu.
- Loại HĐ: HĐ trọn gói.
- Nội dung HĐ: trọn gói theo BVTC, Spec và tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, quy định của pháp luật.
- Phụ lục HĐ: có các Phụ lục về Khối lượng - đơn giá, Chủng loại vật tư vật liệu, Phạm vi công việc, Tiến độ, Phạm vi bảo hành.
2. Tình huống 1: Thi công thực tế theo Biện pháp thi công được duyệt, nhưng không đúng biện pháp thi công trong Hồ sơ đề xuất.
A. Do quá trình vẽ BVTC đào đất làm tầng hầm, hầu hết các ĐVTVTK đều vẽ các hệ dàn thép chạy ngang dọc hố đào, có chống các kingpost để đỡ hệ dàn. Tuy nhiên thực tế, các đơn vị thi công có các biện pháp chống đào đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều.
- Khi chào thầu (cần nhấn mạnh lại là trường hợp này Chỉ định thầu), nhà thầu là người chủ động trong rất nhiều việc bao gồm biện pháp, đơn giá, định mức để đạt được lợi nhuận cao nhất.
- Nhà thầu chào thầu vẫn theo Biện pháp thi công do TVTK đề xuất trong BVTC.
- Giá ký Hợp đồng, khối lượng, đơn giá ký theo Biện pháp này.
- Ra thi công thực tế, nhà thầu Lập Biện pháp thi công, được TVGS, TVQLDA và Chủ đầu tư đồng ý phê duyệt.
- Mọi việc thanh toán các đợt diễn ra hoàn toàn bình thường.
- Đến giai đoạn quyết toán, khối lượng nhà thầu tiết kiệm được quá nhiều, giá trị thực hiện nhỏ hơn giá trị hợp đồng quá lớn ( từ khoảng 8 tỷ xuống còn khoảng 4 tỷ).
- Câu hỏi được đặt ra:
Việc quyết toán Hợp đồng trọn gói ở tình huống này chỉ xét đơn giá và khối lượng theo Hợp đồng (theo Thông tư 19/2011/TT-BTC), không xét việc khối lượng tăng giảm hay không? Nếu vậy, có khi nào bị kiểm toán chất vấn về việc "Các anh chào thầu và ký Hợp đồng theo Biện pháp tốn kém rồi thực hiện theo Biện pháp đơn giản hơn để ăn chênh".
Mời các bạn vào cùng chia sẻ, làm rõ.
Thanks.
Tất cả các quy định về Hợp đồng trọn gói là "Bút xa gà chết, lời ăn lỗ chịu", ký 5 đồng phải thanh toán 5 đồng khi Nhà thầu "hoàn thành" công việc theo thiết kế và hợp đồng đã ký, đảm bảo CL công trình. Kiểm toán chất vấn là sai quy định !
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Không phải dạng vừa đâu bạn ạ.
Nếu trong hồ sơ yêu cầu phần biện pháp thi công được xem là một trong những hạng mục công việc để thi công được công trình thì tự nó cũng trở thành một phần hợp đồng mà bạn phải thực hiện y chang thiết kế.
Nó khác so với việc chỉ lập biện pháp thi công (không dính đến khối lượng và tiền) để kiểm soát chất lượng, tiến độ thi công.
Vì vậy, khi có thay đổi (phát sinh tăng/giảm) thì cần được thẩm định, phê duyệt lại, bổ sung vào giá trị hợp đồng (tăng hoặc giảm) chứ không phải khăng khăng ôm cái biện pháp cũ để thanh toán đâu!
 

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Cần xem lại Hồ sơ yêu cầu phần trường hợp đề xuất biện pháp thi công của Nhà thầu. Sau đó ta bàn tiếp.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Tất cả các quy định về Hợp đồng trọn gói là "Bút xa gà chết, lời ăn lỗ chịu", ký 5 đồng phải thanh toán 5 đồng khi Nhà thầu "hoàn thành" công việc theo thiết kế và hợp đồng đã ký, đảm bảo CL công trình. Kiểm toán chất vấn là sai quy định !
Các bác KTNN vào chất vấn CĐT thì không có gì sai anh ạ. Lý thuyết thì CĐT ký HĐ trọn gói với NT rồi thì cứ thanh toán 5 đồng như anh nói, nhưng KTNN vào mà thấy thực tế chỉ hết 2 đồng rưỡi là căng đấy. Càng căng hơn là tình huống này lại là chỉ định thầu. Ai biết được NT có lại quả cho CĐT 1 đồng không :D. Vấn đề lại quay về như anh @keepranXD nói rồi.
Thắc mắc thêm với anh @ptqc06 là gói thầu này chắc chắn >8 tỷ sao lại Chỉ định thầu nhỉ?
 

tinh_dhgtvt

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
5/6/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Tất cả các quy định về Hợp đồng trọn gói là "Bút xa gà chết, lời ăn lỗ chịu", ký 5 đồng phải thanh toán 5 đồng khi Nhà thầu "hoàn thành" công việc theo thiết kế và hợp đồng đã ký, đảm bảo CL công trình. Kiểm toán chất vấn là sai quy định !
Bác này nói quá chuẩn rồi :D
Vì đây là hợp đồng trọn gói. Nên việc quyết toán đc thực hiện theo quy định là "cứ căn cứ theo đơn giá giá trị khối lượng theo hợp đồng mà làm". Trọn gói cơ mà.
 

tinh_dhgtvt

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
5/6/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Trường hợp này, xem ra cũng khác phức tạp đây :)
Luật đấu thầu mới xiết chặt hơn về việc chỉ định thầu. Còn công trình này chắc là ko bị điều chỉnh theo Luật mới này.
Hồ sơ thi công (biện pháp thi công) lập không khớp với Hồ sơ thanh toán hợp đồng rồi đấy. Làm lại hồ sơ thôi
 

ptqc06

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/12/07
Bài viết
35
Điểm thành tích
18
@VanToanGXD
Gói thầu này gần 300 tỷ cơ, nhưng được Chỉ định thầu vì nguồn vốn là tư nhân, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu. Luật chỉ khuyến khích áp dụng thôi.
Tuy nhiên,mặc dù là vốn tư nhân, nhưng không phải vốn của 1 cá nhân, mà là 1 tập thể. Vì vậy, để khép lại hồ sơ dự án, vẫn cần có các bước quyết toán, kiểm toán. Do vậy, nếu các đơn vị này phát hiện có sai phạm của CĐT thì trách nhiệm trước pháp luật là không thể tránh khỏi.
 

keepranXD

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
15/8/12
Bài viết
273
Điểm thành tích
63
Nơi ở
TP. Vinh
Túm lại là bạn muốn lấy đúng tiền như giá trọn gói đã ký, cho rằng việc mình thay đổi biện pháp thi công không ảnh hưởng đến dài ngang, rộng dọc của công trình sau khi hoàn thành nên nghiễm nhiên không phải xác định lại giá quyết toán.
Nhưng! Hãy xem xét lại thật kỹ, nếu phần biện pháp thi công được trình bày như 1 hạng mục, có khối lượng, đơn giá đàng hoàng thì nó bẻ gãy mọi mong cầu của bạn đấy.
Qua trường hợp này bạn cũng nên định nghĩa lại chút xíu về hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được duyệt, nó không chỉ là hình ảnh hoàn thành của công trình, mà còn gồm cả thiết kế cho công trình tạm, biện pháp thi công,.. nữa đấy.
Ví dụ vui: Giả dụ bạn thi công 1 ngôi nhà tranh trên mặt trăng, chắc rằng phần trình bày biện pháp thi công mới chiếm gần trọn bộ hồ sơ thiết kế, và người ta tổ chức đấu thầu phần lớn cũng vì biện pháp này mà thôi!
 

ptqc06

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/12/07
Bài viết
35
Điểm thành tích
18
@keepranXD
Bạn nói đúng, trước giờ mọi người chỉ hay bàn về Loại Hợp đồng, việc thanh toán căn cứ các quy định về thanh quyết toán của BTC. Tuy nhiên, trong các văn bản hướng dẫn này, họ chỉ bảo đối chiếu hồ sơ A-B, mà không thấy nhắc đến sự phù hợp và thống nhất tất cả các hồ sơ từ mời thầu - thi công - nghiệm thu - thanh toán. Mình xin kể tiếp 1 trường hợp trong tình huống 1 như sau:
2. Tình huống 1: Thi công thực tế theo Biện pháp thi công được duyệt, nhưng không đúng biện pháp thi công trong Hồ sơ đề xuất.
B. Trong hồ sơ mời thầu, CĐT áp định mức cột chống gỗ, ván khuôn gỗ ép phủ phin. Tuy nhiên, quá trình chỉ định thầu thì Nhà thầu vẫn áp định mức cột chống gỗ, ván khuôn gỗ ép phủ phin, nhưng trong Biện pháp thi công kèm theo Hồ sơ đề xuất họ lại để thi công giáo Pal.
- Do quan niệm "biện pháp thi công của Nhà thầu ntn thì CĐT không quan tâm", miễn sao giá chào thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.
- Câu chuyện xảy ra ở quá trình thi công thực tế. Họ thi công bằng giàn giáo và gỗ ép và TVQLDA, TVGS chỉ quan tâm đến BVTC, BPTC, Spec được duyệt nên không phát hiện ra sự sai khác. Khi thực hiện kiểm tra lại giá theo BPTC thực tế và giá theo chào thầu thì giá thấp hơn khoảng 2 triệu/100m2 ván khuôn sàn. Trong khi 1 sàn rộng 3200m2 và nhà có 25 tấm sàn + 1 tấm hầm thì các bạn có thể nhẩm ra con số chênh ở đây (gần 1,66 tỷ).
- Ngoài trường hợp này, còn có thể có các trường hợp tương tự đối với các công tác đổ bê tông và gia công thép...
Câu hỏi đặt ra là: Số tiền mất đi này thì ai chịu trách nhiệm? tại sao ngay từ đầu không chào giá và định mức đúng thực tế thi công?
Theo mình, ở đây nhà thầu đã rất thông minh, khi chào giá họ ốp định mực có giá cao hơn.
Chia sẻ.
 
Chỉnh sửa cuối:

cuongden37

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
12/1/12
Bài viết
410
Điểm thành tích
93
Các bác chém mạnh quá, tại hạ xin chắp bút tí:

1. Luật cũ, NĐ cũ (48/2010): Theo điểm b, Khoản 1, Điều 27, NĐ 48/2010:
"Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết"

2. Luật mới, NĐ mới: Theo điểm b, Khoản 1, Điều 28, NĐ37/2015:
"Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết"

3. HSYC nếu có nêu rõ, trường hợp Nhà thầu đề xuất BPTC đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn...thì được thanh toán theo đơn giá hợp đồng.
Vậy, là OK theo giá HĐ nhé.
4. Song, không phải ai cũng để ý đến HSYC. Nếu trường hợp không như vậy sẽ diễn ra như sau:
- Theo Khoản 5, điều 25, NĐ 15/2015: Nhà thầu có trách nhiệm lập và phê duyệt BPTC...Vậy, ông lập và phê duyệt rồi cớ sao ông lại sửa lại, và phê duyệt lại. Ông chịu thiệt.
Song điều này đã bãi bỏ trong Luật XD 2014.
- Nếu trường hợp BPTC mới đảm bảo các điều trên của NĐ 37, NĐ 48: Thì các bên phải xác định lại đơn giá cho công tác này trên cơ sở biện pháp và điều kiện thi công được chủ đầu tư chấp thuận.
Việc xác định định mức để lập đơn giá thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục số 5 của Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
 

ptqc06

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/12/07
Bài viết
35
Điểm thành tích
18
@cuongden37
Vấn đề mình đưa ra thảo luận không liên quan lắm đến việc BPTC có được thay đổi hay không.
Vì như bạn đã dẫn chiếu thì Luật cho phép thay đổi BPTC.
Vấn đề xảy ra ở đây là:
- Nhà thầu được Chỉ định thầu.
- Loại Hợp đồng là trọn gói.
- Biện pháp Thi công thực tế của Nhà thầu không khớp với:
+ Có thể là định mức áp dụng trong giá chào thầu.
+ Có thể là BPTC trong Đề xuất kỹ thuật của Hồ sơ chào thầu.
+ Có thể là cả hai ý trên.

- Do thực tế, trước khi triển khai thi công, Nhà thầu phải lập Bản vẽ BPTC (có thể giống hoặc không giống BPTC trong Hồ sơ chào thầu), đi thẩm tra, rồi trình TVGS và QLDA, CĐT phê duyệt.
- Sau này thanh quyết toán sẽ căn cứ theo Bản vẽ BPTC được phê duyệt này.
- Vấn đề xảy ra là: BPTC được phê duyệt này đã không khớp như 3 ý ở trên mà nguyên nhân dẫn tới chính là do Luật đã cho phép thay đổi BPTC.
- Thực tế mình đang gặp phải chính là các tình huống mình đã nêu ra trong Topic này. Giá trị sự sai khác này có thể lên tới hơn chục tỷ, trong khi TMĐT cũng chỉ có 300 tỷ. Một con số tương đối lớn.
- Ngoài tình huống trên, mình còn có các tình huống sau:
+ Định mức chào thầu, nhà thầu áp mã đổ bê tông cột bằng cần cẩu, nhưng thực tế họ lại đổ bằng bơm tĩnh hoặc có Nhà thầu kiếm được Bơm cần. Rõ ràng là chi phí đổ bằng bơm tĩnh tiết kiệm hơn đổ bằng cần cẩu. Mà cái này thì Trong BPTC duyệt sau này rõ ràng là được phép theo Luật vì: chất lượng tốt hơn, tiến độ nhanh hơn, an toàn hơn...
+ Đục đầu cọc họ áp định mức đục thủ công, thi công thực tế theo BPTC được duyệt lại mang máy đục vào.
... Và rất nhiều trường hợp khác.
Chia sẻ.
 

rinanh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/8/15
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Nếu KT vào làm việc thì bị sờ gáy là cái chắc khi thanh toán 8 tỷ. TVGS và CĐT mệt đấy <=> Nhà thầu TC thì tùy.
TC=>TVGS=>CĐT=> Nhà đầu tư có thể sẽ đi kiện
 
Chỉnh sửa cuối:

rinanh

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
4/8/15
Bài viết
10
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Cần xem lại Hồ sơ yêu cầu phần trường hợp đề xuất biện pháp thi công của Nhà thầu. Sau đó ta bàn tiếp.
Đã thi công xong rồi
 

ptqc06

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/12/07
Bài viết
35
Điểm thành tích
18
@rinanh
Có bị sờ hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề.
Tuy nhiên do Luật không rõ ràng và có điều khoản cho phép thay đổi BPTC miễn sao:
Điều 28, NĐ37/2015:"Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết"đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết.
Cho nên tại tình hình huống cụ thể này lại gây ra tranh cãi.
Sắp tới, Hợp đồng trọn gói sẽ là loại hợp đồng cơ bản, nên sẽ được áp dụng trong cuộc sống nhiều hơn trước kia và chắc chắn khi đó sẽ có nhiều tình huống để thảo luận hơn nữa ^^ Khoảng 2-3 năm sau khi các Hợp đồng này kiểm toán quyết toán thì tin rằng sẽ có nhiều bạn lên trao đổi hơn.
Chia sẻ.
 

lifethuvi

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
25/7/08
Bài viết
25
Điểm thành tích
3
@cuongden37
Vấn đề mình đưa ra thảo luận không liên quan lắm đến việc BPTC có được thay đổi hay không.
Vì như bạn đã dẫn chiếu thì Luật cho phép thay đổi BPTC.
Vấn đề xảy ra ở đây là:
- Nhà thầu được Chỉ định thầu.
- Loại Hợp đồng là trọn gói.
- Biện pháp Thi công thực tế của Nhà thầu không khớp với:
+ Có thể là định mức áp dụng trong giá chào thầu.
+ Có thể là BPTC trong Đề xuất kỹ thuật của Hồ sơ chào thầu.
+ Có thể là cả hai ý trên.

- Do thực tế, trước khi triển khai thi công, Nhà thầu phải lập Bản vẽ BPTC (có thể giống hoặc không giống BPTC trong Hồ sơ chào thầu), đi thẩm tra, rồi trình TVGS và QLDA, CĐT phê duyệt.
- Sau này thanh quyết toán sẽ căn cứ theo Bản vẽ BPTC được phê duyệt này.
- Vấn đề xảy ra là: BPTC được phê duyệt này đã không khớp như 3 ý ở trên mà nguyên nhân dẫn tới chính là do Luật đã cho phép thay đổi BPTC.
- Thực tế mình đang gặp phải chính là các tình huống mình đã nêu ra trong Topic này. Giá trị sự sai khác này có thể lên tới hơn chục tỷ, trong khi TMĐT cũng chỉ có 300 tỷ. Một con số tương đối lớn.
- Ngoài tình huống trên, mình còn có các tình huống sau:
+ Định mức chào thầu, nhà thầu áp mã đổ bê tông cột bằng cần cẩu, nhưng thực tế họ lại đổ bằng bơm tĩnh hoặc có Nhà thầu kiếm được Bơm cần. Rõ ràng là chi phí đổ bằng bơm tĩnh tiết kiệm hơn đổ bằng cần cẩu. Mà cái này thì Trong BPTC duyệt sau này rõ ràng là được phép theo Luật vì: chất lượng tốt hơn, tiến độ nhanh hơn, an toàn hơn...
+ Đục đầu cọc họ áp định mức đục thủ công, thi công thực tế theo BPTC được duyệt lại mang máy đục vào.
... Và rất nhiều trường hợp khác.
Chia sẻ.
Em xin góp chút ý kiến:
1. Khi ký hợp đồng, có nghĩa Chủ đầu tư đã đồng ý với đơn giá, biện pháp thi công, chất lượng, tiến độ được nhà thầu nêu ra trong hồ sơ đề xuất.
Khi nhà thầu thay đổi biện pháp thi công để trình chủ đầu tư, TVGS, TVQLDA phê duyệt. Đúng ra trước khi phê duyệt CĐT, TVQLDA, phải thẩm định về Biện pháp thi công, về chất lượng, về tiến độ, và về giá trị để so sánh với biện pháp thi công trong hồ sơ đề xuất của nhà thầu. Nếu giá trị giảm nhiều có thể đàm phán lại về giá. Nếu không thì cứ đúng bản biện pháp trong hồ sơ mà làm, lời ăn lỗ chịu, đã phê duyệt cho nhà thầu rồi thì cứ đúng hợp đồng mà áp. Nhà thầu không sai trong trường hợp này.
2. Ý thứ 2 của bác: Nhà thầu chào đổ bê tông cột bằng cần cẩu nhưng lại đổ bằng bơm tĩnh, như bạn nói được phép vì theo Luật thì chất lượng tốt hơn, tiến độ nhanh hơn... thì đồng ý phê duyệt. Nếu đồng ý phê duyệt rồi thì cứ thế mà làm còn nếu không thì bắt Nhà thầu phải đổ bằng cần cẩu thôi vì biện pháp ông đề ra như thế mà? Quan trọng là chất lượng tiến độ chứ bác?
3. Nhà thầu chào giá đục đầu cọc bằng thủ công, có thể do nhiều nguyên do, mặt bằng chật hẹp, nền đất xấu,....vậy tại sao thực tế lại phê duyệt là đục bằng máy xúc, ảnh hưởng đến chất lượng cọc chứ?
Túm lại theo quan điểm của em: Luật cho phép thay đổi BPTC khi nó mang lại hiệu quả nhưng có đồng ý thay đổi hay không thì đó là việc của CĐT, TVQLDA, TVGS. Khi thay đổi nếu biện pháp thi công làm thay đổi nhiều về giá thì phải đàm phán lại giá do hiệu quả của biện pháp thi công mang lại có lợi cho chủ đầu tư và cho nhà thầu. Nếu không thì cứ biện pháp cũ mà làm.
Em nghĩ gói thầu này khi chấm thầu và khi đàm phán để ký hợp đồng có nhiều vấn đề...
 

huongquygiang

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
23/4/14
Bài viết
44
Điểm thành tích
8
@cuongden37
Vấn đề mình đưa ra thảo luận không liên quan lắm đến việc BPTC có được thay đổi hay không.
Vì như bạn đã dẫn chiếu thì Luật cho phép thay đổi BPTC.
Vấn đề xảy ra ở đây là:
- Nhà thầu được Chỉ định thầu.
- Loại Hợp đồng là trọn gói.
- Biện pháp Thi công thực tế của Nhà thầu không khớp với:
+ Có thể là định mức áp dụng trong giá chào thầu.
+ Có thể là BPTC trong Đề xuất kỹ thuật của Hồ sơ chào thầu.
+ Có thể là cả hai ý trên.

- Do thực tế, trước khi triển khai thi công, Nhà thầu phải lập Bản vẽ BPTC (có thể giống hoặc không giống BPTC trong Hồ sơ chào thầu), đi thẩm tra, rồi trình TVGS và QLDA, CĐT phê duyệt.
- Sau này thanh quyết toán sẽ căn cứ theo Bản vẽ BPTC được phê duyệt này.
- Vấn đề xảy ra là: BPTC được phê duyệt này đã không khớp như 3 ý ở trên mà nguyên nhân dẫn tới chính là do Luật đã cho phép thay đổi BPTC.
- Thực tế mình đang gặp phải chính là các tình huống mình đã nêu ra trong Topic này. Giá trị sự sai khác này có thể lên tới hơn chục tỷ, trong khi TMĐT cũng chỉ có 300 tỷ. Một con số tương đối lớn.
- Ngoài tình huống trên, mình còn có các tình huống sau:
+ Định mức chào thầu, nhà thầu áp mã đổ bê tông cột bằng cần cẩu, nhưng thực tế họ lại đổ bằng bơm tĩnh hoặc có Nhà thầu kiếm được Bơm cần. Rõ ràng là chi phí đổ bằng bơm tĩnh tiết kiệm hơn đổ bằng cần cẩu. Mà cái này thì Trong BPTC duyệt sau này rõ ràng là được phép theo Luật vì: chất lượng tốt hơn, tiến độ nhanh hơn, an toàn hơn...
+ Đục đầu cọc họ áp định mức đục thủ công, thi công thực tế theo BPTC được duyệt lại mang máy đục vào.
... Và rất nhiều trường hợp khác.
Chia sẻ.
Mình xin đưa ra ý kiến bản thân, có gì mọi người góp ý và chia sẻ:
1, về quyết toán của hợp đồng của nhà thầu, Điều 22 nghị định 37 có nêu rõ:
Điều 22. Quyết toán hợp đồng xây dựng
1. Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau:
a) Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi hợp đồng và công việc phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng..
Ở đây nhà thầu đã không làm đúng theo yêu cầu của hđ (đó là về phần biện pháp theo yêu cầu của HSMT) --->Vậy lý do vì sao làm sai khác-->Vì nhà thầu có qđ phê duyệt đc phép thay đổi bptc -->nhà thầu không sai
Lúc này quay lại CĐT, vì sao phê duyệt quyết định thay đổi bp? khi thay đổi bp ảnh hưởng chất lượng, tiến độ, giá trị như thế nào đã có so sánh với cũ chưa (ở đây giá trị thay đổi đã lên tới >10 tỷ đồng), tại sao không đàm phán lại hợp đồng và vẫn để giá trị hđ như cũ -> Trách nhiệm thuộc về CĐT và CĐT sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tóm lại: Nhà thầu đã có " Kim bài miễn tử" do CĐT, TV, QLDA cấp cho nên sẽ được thanh toán đầy đủ theo hđ
Trách nhiệm đền bù thiệt hại sẽ do các bên CĐT, TV, QLDA chịu trách nhiệm.
Còn các bác nói về kiểm toán thì khi thẩm tra quyết toán đối với hợp đồng trọn gói được quy định tại Điểm 1.3.2, Điều 16, Phần II Thông tư số 19/2011/TT-BTC và Điều 3, MụcIII, Phần B Quyết định số 56/2008/QĐ-BTC như sau: “Thẩm tra đối với gói thầuhợp đồng theo hình thức "giá hợp đồng trọn gói" (không phân biệt hìnhthức lựa chọn thầu): Đối chiếu các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng công việc hoàn thành, đơn giá trong bản tính giá trị đề nghị quyết toán A-B với các yêu cầu, nội dung công việc, khối lượng, đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng.
Khi nhà thầu thực hiện đầy đủ các yêu cầu, nội dung công việc, đúng khối lượng công việchoàn thành và đơn giá ghi trong hợp đồng, bản tính giá hợp đồng; thì giá trịquyết toán đúng bằng giá trọn gói của hợp đồng đã ký. Không chiết tính lại khốilượng cũng như đơn giá chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quyết định trúng thầu.’
Do đó đứng trên khía cạnh nhà thầu ở hđ trọn gói thì cứ miễn làm đúng giống trong hđ là nhận đủ tiền, Kiểm toán cũng không trừ gì quyết toán của nhà thầu
P/s: Theo e trong TH này CĐT sẽ yêu cầu nhà thầu làm thêm 1 PL hợp đồng tại thời điểm kí Qđ phê duyệt để điều chỉnh lại giá hợp đồng. thế là tất cả mọi thứ sẽ lại trở lại đúng quy luật, (tất nhiên điều này là do CĐT ép nhà thầu rồi, còn ép sao hay làm thế nào e cũng chịu, đấy là thực tế hiện nay ở VN, kiểm toán cắt của CĐT, CĐT lại quay về bắt nhà thầu trả thôi)
 
Chỉnh sửa cuối:

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Thanh quyết toán phải căn cứ theo nội dung thỏa thuận trong HĐ, nếu trong HĐ không có nội dung thỏa thuận này hoặc có thỏa thuận nhưng trái với các quy định của pháp luật về HĐ xây dựng thì phải căn cứ theo quy định pháp luật mà thực hiện. Và đối chiếu với quy định của NĐ 48 và NĐ 37 thì việc thanh toán cho nhà thầu đúng với giá trị đã ký ban đầu là hợp lý vì đây là HĐ trọn gói (không có phát sinh so với thiết kế).
Còn việc áp dụng mã hiệu định mức để lập dự toán thì hầu hết tư vấn TK đều sử dụng định mức cao để lập nhằm tăng chi phí XD để được ăn theo...
 

huongquygiang

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
23/4/14
Bài viết
44
Điểm thành tích
8
Thanh quyết toán phải căn cứ theo nội dung thỏa thuận trong HĐ, nếu trong HĐ không có nội dung thỏa thuận này hoặc có thỏa thuận nhưng trái với các quy định của pháp luật về HĐ xây dựng thì phải căn cứ theo quy định pháp luật mà thực hiện. Và đối chiếu với quy định của NĐ 48 và NĐ 37 thì việc thanh toán cho nhà thầu đúng với giá trị đã ký ban đầu là hợp lý vì đây là HĐ trọn gói (không có phát sinh so với thiết kế).
Còn việc áp dụng mã hiệu định mức để lập dự toán thì hầu hết tư vấn TK đều sử dụng định mức cao để lập nhằm tăng chi phí XD để được ăn theo...
Trả lời đúng trọng tâm và giúp chủ topic giải quyết vấn đề luôn đi bác, nói chung chung phải làm theo đúng luật sao đc ạ :)
 

luyenhuynhvan

Thành viên có triển vọng
Tham gia
20/7/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Mình có một số tình huống đối với việc Quyết toán Hợp đồng trọn gói Thi công xây dựng theo hình thức Chỉ định thầu, các bạn cùng vào trao đổi nhé.
1. Trước tiên mình giải thích một chút về Hợp đồng:
- Dự án: Hỗn hợp TTTM và Nhà ở.
- Gói thầu: Thi công XD và LĐ thiết bị.
- Hình thức LCNT: Chỉ định thầu.
- Loại HĐ: HĐ trọn gói.
- Nội dung HĐ: trọn gói theo BVTC, Spec và tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, quy định của pháp luật.
- Phụ lục HĐ: có các Phụ lục về Khối lượng - đơn giá, Chủng loại vật tư vật liệu, Phạm vi công việc, Tiến độ, Phạm vi bảo hành.
2. Tình huống 1: Thi công thực tế theo Biện pháp thi công được duyệt, nhưng không đúng biện pháp thi công trong Hồ sơ đề xuất.
A. Do quá trình vẽ BVTC đào đất làm tầng hầm, hầu hết các ĐVTVTK đều vẽ các hệ dàn thép chạy ngang dọc hố đào, có chống các kingpost để đỡ hệ dàn. Tuy nhiên thực tế, các đơn vị thi công có các biện pháp chống đào đơn giản và tiết kiệm hơn rất nhiều.
- Khi chào thầu (cần nhấn mạnh lại là trường hợp này Chỉ định thầu), nhà thầu là người chủ động trong rất nhiều việc bao gồm biện pháp, đơn giá, định mức để đạt được lợi nhuận cao nhất.
- Nhà thầu chào thầu vẫn theo Biện pháp thi công do TVTK đề xuất trong BVTC.
- Giá ký Hợp đồng, khối lượng, đơn giá ký theo Biện pháp này.
- Ra thi công thực tế, nhà thầu Lập Biện pháp thi công, được TVGS, TVQLDA và Chủ đầu tư đồng ý phê duyệt.
- Mọi việc thanh toán các đợt diễn ra hoàn toàn bình thường.
- Đến giai đoạn quyết toán, khối lượng nhà thầu tiết kiệm được quá nhiều, giá trị thực hiện nhỏ hơn giá trị hợp đồng quá lớn ( từ khoảng 8 tỷ xuống còn khoảng 4 tỷ).
- Câu hỏi được đặt ra:
Việc quyết toán Hợp đồng trọn gói ở tình huống này chỉ xét đơn giá và khối lượng theo Hợp đồng (theo Thông tư 19/2011/TT-BTC), không xét việc khối lượng tăng giảm hay không? Nếu vậy, có khi nào bị kiểm toán chất vấn về việc "Các anh chào thầu và ký Hợp đồng theo Biện pháp tốn kém rồi thực hiện theo Biện pháp đơn giản hơn để ăn chênh".
Mời các bạn vào cùng chia sẻ, làm rõ.
Thanks.
Theo minh nghĩ 2 vấn đề sau:
Thứ 1:Khi tham gia thiết kế công trình có vốn nhà nước các đơn vị tư vấn đã tính phương án thích hợp nhất nhằm đảm bảo chất lượng và phải đi kèm với tiết kiệm ngân sách. Sao đơn vị thi công lại có được phương án TCTC tiết kiệm đến giá trị lớn vậy được(?). Biết là hợp đồng trọn gói chứ người đại diện CĐT đâu không mà điều chỉnh BPTC ảnh hưởng giá trị như vậy mà không điều chỉnh DA. Mình nghĩ bên NT không sai gì trong vấn đề này, nêu trường hợp đã thống nhất BPTC của nhà thầu thực tế vẫn dãm bảo ràng buộc của hợp đồng thì bạn cứ thanh quyết toán theo trọn gói đi. Sau này không ảnh hưởng gì về pháp lý là OK.
Thứ 2: Gói thầu bạn chỉ định > 5 tỉ thì hồ sơ QLDA đó thuộc công trình gì nữa không hẵn là bắt buộc đấu thầu ( công trình bí mật quốc gia). DA này không nằm trong trường hợp đặt biệt bí mật....
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top