Tính khối lượng cột, dầm và sàn chính xác?

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm tích cực
122
Điểm thành tích
43
Vài ý kiến về phần giao dầm và sàn, mong các bác thảo luận thêm:
Chiều cao dầm trừ chiều cao sàn (tính đến mép dưới sàn)
1. Tiết diện cột > dầm:
- Cột tính hết chiều dài (tính đến mép dưới sàn)
- Đa số dầm (gồm nhiều loại tiết diện) tính theo chiều dài thông thủy (đến mép cột), bóc dựa vào bản vẽ chi tiết dầm (Với đa số dầm)
1 số dầm còn lại thường đơn giản chỉ gồm 1 loại tiết diện nên không có bản vẽ chiều dài chi tiết thì lấy chiều dài- đoạn giao các dầm khác
Chiều cao dầm phải trừ chiều cao sàn
-Sàn tính theo ô có hình dạng đơn giản
Thể tích sàn trừ đi các khoảng trống (thang máy, giếng trời...)
2. Tiết diện cột < dầm:
- Dầm tính hết chiều dài (không trừ mép cột) chỉ để ý trừ phần giao nhau giữa các dầm, lúc này nên quy định chiều ngang hoặc dọc để lấy dầm tính chiều dài hết, còn chiều con lại thì trừ đi phần giao nhau của các dầm
- Cột tính chiều dài trừ đi chiều cao dầm và sàn (tính đến mép dưới dầm)
-Sàn tính theo ô có hình dạng đơn giản
Thể tích sàn trừ đi các khoảng trống (thang máy, giếng trời...)
E hỏi các bác vài thắc mắc:
1. Phần cổ móng tính theo bê tông móng hay bê tông cột (có quy định nào không)?
2. Phần giằng móng tính theo bê tông xà dầm giằng hay bê tông móng (Theo e thì tính theo Bê tông xà dầm giằng), nhưng thấy có ý kiến: Các cấu kiện dưới cốt 0+00 thì đều có thể tính theo móng cả?
3. Tiết diện cột > dầm:
- Cột tính hết chiều dài (tính đến mép dưới sàn hay mép dưới dầm?)
Có nhiều cách tính phần khối lượng giao nhau cho kết quả khác nhau từ các đơn vị thiết kế, thẩm tra và đơn vị thi công...Nhưng e nghĩ phải tính theo thực tế thi công mới là đúng chứ nhỉ?
Bác nào có kinh nghiệm thi công thực tế trả lời giúp e với (công trình thi công bê tông sản xuất bằng dây chuyền trạm trộn đổ bằng cần cẩu, nhà 6 tầng)
 
Last edited by a moderator:

1. Phần cổ móng tính theo bê tông móng hay bê tông cột (có quy định nào không)?
2. Phần giằng móng tính theo bê tông xà dầm giằng hay bê tông móng (Theo e thì tính theo Bê tông xà dầm giằng), nhưng thấy có ý kiến: Các cấu kiện dưới cốt 0+00 thì đều có thể tính theo móng cả?
3. Tiết diện cột > dầm:
- Cột tính hết chiều dài (tính đến mép dưới sàn hay mép trên sàn?)
Có nhiều cách tính phần khối lượng giao nhau cho kết quả khác nhau từ các đơn vị thiết kế, thẩm tra và đơn vị thi công...Nhưng e nghĩ phải tính theo thực tế thi công mới là đúng chứ nhỉ?
Bác nào có kinh nghiệm thi công thực tế trả lời giúp e với (công trình thi công bê tông sản xuất bằng dây chuyền trạm trộn đổ bằng cần cẩu, nhà 6 tầng)
1. Phần cổ móng theo tôi tính theo bê tông cột, chiều cao <=4,0m là phù hợp. Đơn giản là biện pháp thi công theo trình tự thi công cột, thậm chí phần cổ móng thi công phức tạp hơn cột tầng 1 do tiết diện thường khác biệt và ngắn.
2. Tương tự vậy, phần giằng móng tính theo bê tông xà, dầm, giằng. Và đương nhiên tên gọi của nó vốn dĩ cũng đã là dầm rồi.
3. Với cột, dầm, tôi chưa thấy quy định về tính hết chiều cao cột như thế nào. Nhưng theo biện pháp thi công, phần cột thường thi công đến mép dưới sàn hoặc dầm (sau đó dừng lại để ghép cốp pha dầm, sàn) nên có thể tính chiều dài cột đến mép dưới sàn hoặc dầm. Quan trọng nhất là tính đủ khối lượng, còn tính cho bê tông dầm hay cột chắc giá trị cũng không chênh lệch nhiều.
 
Cánh tính khối lượng không nhất thiết phải theo trình tự thi công, chúng ta tính sao cho nó đơn giản và dễ hiểu, quan trọng nhất phải là tính sao cho đúng và đủ, chính xác.
- Câu 1 và câu 2 bác trình đã trả lời cho bạn
- Câu 3, tôi xin nêu ra 1 cách tính mà bên tôi hay dùng để tính Kl dầm cột sàn như sau:
+ Cột: tính đến mép dầm, có thể thi công chúng ta để qua sàn nhưng tính như vậy đến hồi trừ bê tông sàn rất mệt
+ Dầm: tính đến mép sàn, khi tính dầm thì chọn 1 phương làm phương chuẩn, thông thường ta sẽ chọn phương của dầm chính, và đối với các cây dầm này ta tính thẳng, các dầm phụ giao với dầm chính ta tính lọt lòng
+ Sàn : ta tính phủ bì và trừ đi các khoảng trống.
Trong quá trình tính phải chú ý các đoạn tiết diện dầm nhỏ hơn cột, hay tiết diện cột nhỏ hơn dầm để tính thêm phần ván khuôn bù...
 
Cánh tính khối lượng không nhất thiết phải theo trình tự thi công, chúng ta tính sao cho nó đơn giản và dễ hiểu, quan trọng nhất phải là tính sao cho đúng và đủ, chính xác.
- Câu 1 và câu 2 bác trình đã trả lời cho bạn
- Câu 3, tôi xin nêu ra 1 cách tính mà bên tôi hay dùng để tính Kl dầm cột sàn như sau:
+ Cột: tính đến mép dầm, có thể thi công chúng ta để qua sàn nhưng tính như vậy đến hồi trừ bê tông sàn rất mệt
+ Dầm: tính đến mép sàn, khi tính dầm thì chọn 1 phương làm phương chuẩn, thông thường ta sẽ chọn phương của dầm chính, và đối với các cây dầm này ta tính thẳng, các dầm phụ giao với dầm chính ta tính lọt lòng
+ Sàn : ta tính phủ bì và trừ đi các khoảng trống.
Trong quá trình tính phải chú ý các đoạn tiết diện dầm nhỏ hơn cột, hay tiết diện cột nhỏ hơn dầm để tính thêm phần ván khuôn bù...
E nghĩ với cột > dầm thì chiều dài cột phải tính đến mép dưới sàn mới đủ khối lượng bê tông (Cột to nằm hẳn ngoài dầm mà bác)
Tính chính xác ở đây không phải chỉ nằm ở đơn giá bê tông, ván khuôn cột-dầm-sàn mà còn liên quan nhiều đến công tác hoàn thiện (trát trụ cột, dầm, bả và sơn...).
Không biết khi thi công, việc cột nằm mép dưới sàn hay mép dưới dầm thì sẽ dễ thi công và được các nhà thầu thường làm hơn (e chỉ mới thấy thi công cột đến mép dưới dầm, cũng chưa biết khi thi công đến mép dưới sàn thế nào?)
E thấy thiết kế khi tính thường bỏ sót một số khối lượng:
- tính phần trát trụ cột không trừ đi phần cột tiếp xúc với tường (kèm theo sẽ là công tác bả và sơn); tương tự tính thiếu cho phần trát xà dầm=>giá trị thiếu là khá nhiều
 
E thấy thiết kế khi tính thường bỏ sót một số khối lượng:
- tính phần trát trụ cột không trừ đi phần cột tiếp xúc với tường (kèm theo sẽ là công tác bả và sơn); tương tự tính thiếu cho phần trát xà dầm=>giá trị thiếu là khá nhiều
Phần trát cột, nếu thi công thực tế , TVGS sẽ bắt tính chi tiết từng cột 1, không cho lấy bằng VK cột, trong quá trình bốc KL , đặc biệt là Kl dự toán thì phần này được lấy bằng =70-80% DT ván khuôn cột.
Nếu bạn áp dụng cách tính của mình như trên, nghĩa là dầm tính đến mép sàn, thì sau này bạn sẽ có số liệu tính diện tích trát dầm chính xác nhất.
 
Đồng ý với bác là dầm tính đến mép dưới sàn trong mọi trường hợp.
Riêng cột thì chia 2 trường hợp:
- Cột < dầm: Tính theo cách bác hunter225 trình bày (và e cũng thấy cách tính này đơn giản và dễ hiểu)
- Cột > dầm: Tính chiều dài cột đến mép dưới sàn, lúc này chiều dài sàn trừ giao với cột (Cách tính này phức tạp hơn, cho giá trị cao hơn nên được thiết kế và đơn vị thi công áp dụng nhiều)
Phần thừa khối lượng trát xà dầm là do chưa trừ phần tường nằm dưới dầm (ít được tính khi thiết kế)
 
Last edited by a moderator:
Đồng ý với bác là dầm tính đến mép dưới sàn trong mọi trường hợp.
Riêng cột thì chia 2 trường hợp:
- Cột < dầm: Tính theo cách bác hunter225 trình bày (và e cũng thấy cách tính này đơn giản và dễ hiểu)
- Cột > dầm: Tính chiều dài cột đến mép dưới sàn, lúc này chiều dài sàn trừ giao với cột (Cách tính này phức tạp hơn, cho giá trị cao hơn nên được thiết kế và đơn vị thi công áp dụng nhiều)
Phần thiếu khối lượng trát xà dầm là do chưa trừ phần tường nằm dưới dầm (ít được tính khi thiết kế)

Nhất trí với ý kiến đầu tiên của Anh nguyenhuutrinh (phù hợp, dễ hiểu, người lập dự toán cần lưu ý phần này)=D>; tiếp theo ý kiến của hunter (dễ làm, dễ tính, không mất nhiều bước, hay áp dụng nhất):); tiếp theo là ý kiến của thangcola113 (trường hợp cột> dầm mình ok):P. Việc tính toán làm sao phải chính xác, công thức tính ngắn gọn, dễ hiểu, bao quát được tất cả các vùng cần tính toán.
 
Tất cả có trong SMM7: Standard Method of Measurement of Building Works. Hầu hết các nước đều xài cái này.
 
Khối lượng nghiệm thu ván khuôn dầm phụ thuộc vào nhật ký thi công???

Có 2 trường hợp trong nhật ký thi công, xét trong 1 tầng:
1. Cột -> Dầm -> Xây tường (thường gặp ở các nhà cao tầng)
2. Cột -> Xây tường -> Dầm
Trường hợp 2 có vấn đề khi tính ván khuôn mặt dưới dầm có tiếp xúc với tường):
Thực tế thi công: xây tường xong, nếu làm ván khuôn mặt dưới dầm sẽ không rút được ván khuôn mặt dưới ra khi đổ xong (do ván khuôn mặt dưới nằm trên tường), nên sẽ tận dụng tường (được phủ bì nillon) làm ván khuôn mặt dưới dầm phải không ???
Nếu vậy, phần ván khuôn mặt dưới dầm này sẽ không được tính => đi kèm theo đó là khối lượng trát xà dầm cũng không được tính
 
Mọi người cho hỏi, kết cấu móng cọc, Vậy đài cọc tính là thép móng. Nhưng phần sàn hầm kết hợp với đài cọc làm sàn tầng hầm áp dơn giá móng hay sàn. Nó không phải móng vì móng ở đây là cọc. Sàn này áp như sàn thường có được không
 
Back
Top