Tính toán khối lượng, lập dự toán thi công đào rãnh đường ống

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.650
Điểm tích cực
6.776
Điểm thành tích
113
Trong chủ đề này TA cùng thảo luận với các bạn về tính toán khối lượng, lập dự toán thi công đào rãnh đường ống.

Đề bài: Tính khối lượng công tác đất khi đào một rãnh dài 700m để đặt đường ống bê tông cốt thép, đường kính 1m. Đáy rãnh rộng 2m, độ sâu rãnh tùy theo trắc dọc (hình dưới), khảo sát cho số liệu đất cấp II, mặt bằng rộng có thể thi công bằng máy đào.

tracdac.jpg

1. Chuẩn bị
Để giải quyết bài toán đặt ra, các bạn cần trang bị cho mình các kiến thức sau:
+ Đọc hiểu bản vẽ, đo bóc tiên lượng
+ Kiến thức về định mức, đơn giá (đưa ra các đầu việc có định mức, đơn giá có sẵn rồi là tốt nhất)
+ Kiến thức tổ chức thi công
+ Kiến thức tin học (Excel, dự toán, AutoCad, MS Projet...)

2. Giải quyết vấn đề

a. Tính khối lượng đất đào của từng đoạn rãnh đường ống theo công thức gần đúng:
V = (S1 + S2)*L/2
S1, S2 là diện tích hai mặt cắt ngang một đoạn rãnh.
L là khoản cách giữa hai mặt cắt trên.

b. Lập bảng tính toán khối lượng đất đào

btinhkluong.jpg

- Trong bảng dữ liệu Excel trên chúng ta phải nhập dữ liệu từ bản vẽ vào cột A, B, E. Sau đó nhập công thức (phần in đậm) như sau:
Ô C2 =(6,8+2)*B2/2
Ô D3 =(C2+C4)/2
Ô F3 =D3*E3
- Tiếp theo đánh dấu vùng từ ô C2 đến ô F3, chọn Copy (Ctrl + C), lần lượt chọn các ô C4, C6, C8, C10, C12, C14, C16 và dán (Ctrl + V) dữ liệu vừa copy vào.
- Copy công thức ở ô C16 sang ô C18.
- Nhập công thức sau vào ô F19 =SUM(F3:F17)

c. Tính toán khối lượng thi công

Khối lượng đào đắp rãnh, đường thường rất lớn nên cần sử dụng máy đào. Tuy nhiên, máy không thể tạo được đúng hố đào theo kích thước thiết kế. Mà phải để lại lớp đất đào bằng thủ công để khỏi hỏng đáy hố đào, thường lớp đất để lại dày 20cm, khi đó khối lượng đào thủ công là:
700 x 2 x 0,2 = 280 m3
Như vậy khối lượng đào bằng máy là:
11.224 – 280 = 10.944 m3
Thể tích chiếm bởi ống bê tông cốt thép đường kính 1m là:
(3,14 * 1^2)/4 * 700 = 550m3
Khối lượng đất để lấp rãnh với hệ số đầm lèn K = 1,2 (1,2 m3 đất đào tơi ra mới đủ để đắp chặt lại được thể tích 1m3 rãnh)
(11.224 – 550) / 1,2 = 8.895 m3
Khối lượng đất thừa phải vận chuyển đổ đi là:
11.224 – 8.895 = 2.329 m3

d. Tóm tắt các khối lượng công tác đất

Khối lượng đất đào bằng máy: 11.480 m3
Khối lượng đất bảo vệ nền đào bằng thủ công: 280 m3
Khối lượng đất lấp trở lại: 10.900 m3
Khối lượng đất vận chuyển đổ đi 869 m3

c. Lựa chọn đơn giá, đưa vào bản dự toán

Giả sử công trình thi công tại Hà Nội, ta sử dụng đơn giá Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 192/2006/QĐ-UBND ngày 25-10-2006 của UBND TP.Hà Nội:
Chọn các mã hiệu, chú ý đơn vị tính của các công tác theo đơn giá:
AB.11612 Đào đất đặt đường ống có mở mái taluy
AB.27222 Đào kênh mương, chiều rộng < 10m bằng máy đào < 1,25m3
AB.65120 Đắp đất công trình bằng đầm cóc, độ chặt yêu cầu K = 0,90
AB.41422 Vận chuyển đất bằng ô tô tự đổ 1km đầu, đất cấp II
AB.42312 Vận chuyển tiếp 1km tiếp theo trong phạm vi 7km, đất cấp II
AB.42422 Vận chuyển tiếp 1km tiếp theo cho (15 – 7 – 1) km còn lại
Lưu ý các ghi chú trong đơn giá: Đơn giá vận chuyển đất bằng ô tô 7 tấn ứng với máy đào < 1,25m3.

Đưa vào bảng tính Excel như sau (chú ý là các công việc được sắp xếp thể hiện trình tự thi công)

dutoan.jpg

Cuối cùng kết nối các giá trị trực tiếp phí nói trên vào bảng tổng hợp chúng ta sẽ có bảng dự toán. Tham khảo bảng tổng hợp mẫu ở đây: http://my.opera.com/giaxaydung/blog/bangtonghopmau

3. Kết luận

Rõ ràng không có các phần mềm chuyên dụng trong tay (như Nova chẳng hạn) bạn vẫn có thể tính toán được khối lượng đào đắp nếu có đủ các số liệu trắc đạc và hiểu cách tiếp cận vấn đề như đề cập ở trên. Khối lượng đào đắp nền đường, khuôn đường... cũng có thể tính toán tương tự. Với các chuyên gia lâu năm kinh nghiệm họ có thể nhìn đoạn đường để nhẩm tính ra khối lượng đào đắp, các kỹ sư trẻ tính toán bằng Nova thế nào cũng ra con số xấp xỉ :p. Máy móc và phần mềm chỉ là công cụ, nếu hiểu được vấn đề bạn sẽ điều khiển công cụ tốt hơn và trong nhiều trường hợp Kỹ sư định giá hoàn toàn có thể kiểm soát được các kết quả tính toán của người thiết kế.

Các bạn có thể cuộn màn hình lên, kích vào nút Điều chỉnh, chọn lệnh Tạo trang in bài viết này ra tham khảo :p. Với lệnh này bạn sẽ thấy hình vẽ rõ hơn.

Tài liệu tham khảo: Thiết kế tổ chức thi công xây dựng, Lê Văn Kiểm, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
 
Xin giải thích khối lượng đào rãnh đường ống

Cảm ơn anh Thế Anh về bài viết hữu ích này, bài viết của anh rất rõ ràng và dễ hiểu, hy vọng anh post thêm một số ví dụ mẫu khác nữa về phần nền, mặt đường để em thảm khảo thêm được không anh?
Và anh giải thích cho em tại sao phần tóm tắt các klượng công tác đất?
-KL đất đào bằng máy là 11.480m3
-KL đất lấp trở lại: 10.900m3
-KL đất v/c đổ đi:869m3
trong khi phần tích toán đào đắp ở trên thì cho kết quả khác?
 
Cảm ơn anh Thế Anh về bài viết hữu ích này, bài viết của anh rất rõ ràng và dễ hiểu, hy vọng anh post thêm một số ví dụ mẫu khác nữa về phần nền, mặt đường để em thảm khảo thêm được không anh?
Và anh giải thích cho em tại sao phần tóm tắt các klượng công tác đất?
-KL đất đào bằng máy là 11.480m3
-KL đất lấp trở lại: 10.900m3
-KL đất v/c đổ đi:869m3
trong khi phần tích toán đào đắp ở trên thì cho kết quả khác?
- Phần nền mặt đường từ khâu thiết kế, tính khối lượng, lập dự toán trải qua khá nhiều bước. bạn muốn tìm hiểu hạng mục nào?
- Khối lượng đất xác định theo hồ sơ thiết kế, nếu đất có thể đắp được có thể tận dụng 1 phần để đắp, phần đất hữu cơ phải vận chuyển đổ đi. Bạn kiểm tra lại tỷ lệ đất tận dụng, đổ đi rồi so sánh với tổng khối lượng đất đào.
 
Bạn đang làm tốt công tác thẩm tra dự toán rồi đó. =D>
Bạn đã phát hiện ra điểm mâu thuẫn trong tính toán khối lượng của hồ sơ dự toán do tư vấn lập. Cụ thể ở đây là tính toán khối lượng một đằng đưa vào bảng dự toán một nẻo.
Cảm ơn bạn đã quan tâm. Chúng ta sẽ còn nhiều bài thảo luận tương tự nữa.
 
- Phần nền mặt đường từ khâu thiết kế, tính khối lượng, lập dự toán trải qua khá nhiều bước. bạn muốn tìm hiểu hạng mục nào?
Cảm ơn anh TuvanXDGT246, Em muốn tìm hiểu về cách bóc tiên lượng dự toán của một công trình giao thông hoàn chỉnh anh à.
 
c. Tính toán khối lượng thi công
...
Như vậy khối lượng đào bằng máy là:
11.224 – 280 = 10.944 m3
Thể tích chiếm bởi ống bê tông cốt thép đường kính 1m là:
(3,14 * 1^2)/4 * 700 = 550m3
Khối lượng đất để lấp rãnh với hệ số đầm lèn K = 1,2 (1,2 m3 đất đào tơi ra mới đủ để đắp chặt lại được thể tích 1m3 rãnh)
(11.224 – 550) / 1,2 = 8.895 m3
Khối lượng đất thừa phải vận chuyển đổ đi là:
11.224 – 8.895 = 2.329 m3

Mình có chỗ thắc mắc, rất mong anh TheAnh chỉ giáo.
Thể tích đào rãnh là: 11.224 m3.
Thể tích ống BTCT chiếm là 550 m3
=> Thể tích đất phải lấp rãnh là: (11.224 - 550) = 10.674 m3.
"Hệ số đầm lèn là K=1,2 (để lấp 1 m3 thì cần 1,2 m3 đất)"
Nếu vậy Thể tích đất cần để lấp rãnh (có ống BTCT) là: (10.674 * 1,2) = 12.808,8 m3.
Trong phần trên anh TheAnh lại chia cho K (=1,2), Có sự nhầm lẫn không?
Rất mong Anh trả lời! Cảm ơn Anh.
 
Như vậy khối lượng đào bằng máy là:
11.224 – 280 = 10.944 m3
Thể tích chiếm bởi ống bê tông cốt thép đường kính 1m là:
(3,14 * 1^2)/4 * 700 = 550m3
Khối lượng đất để lấp rãnh với hệ số đầm lèn K = 1,2 (1,2 m3 đất đào tơi ra mới đủ để đắp chặt lại được thể tích 1m3 rãnh)
(11.224 – 550) / 1,2 = 8.895 m3
Khối lượng đất thừa phải vận chuyển đổ đi là:
11.224 – 8.895 = 2.329 m3

Theo cách tính của bro theanh thì KL đào là khối lượng chặt, đã là khối chặt rồi thì bro không thể chia tiếp cho nguyên hệ số 1.2 được. Nếu muốn biết hệ số là bao nhiêu thì còn phải tuỳ vào cấp đất rồi quy ra KL tơi, rồi KL tơi lại quy đổi về KL đầm chặt tuỳ theo yêu cầu đắp hoàn trả độ chặt K = ?
 
Thể tích chiếm bởi ống bê tông cốt thép đường kính 1m là:
(3,14 * 1^2)/4 * 700 = 550m3

Cái này anh Thế anh phải tính thêm chiều dày ống cống (tùy theo Đường kính cống thì có chiều dày khác nhau)
Theo em công thức tính là: (3,14 * (1+2*a))/4 * 700 = ?
a: chiều dày cống
 
"Theo em công thức tính là: (3,14 * (1+2*a))/4 * 700 = ?
a: chiều dày cống"
Thường mình thấy đường kính ống là đường kính ngoài rồi nên không cần tính chiều dày ống cống nữa.
Nếu đây là đường kính trong lòng cống thì CT của bạn còn thiếu "một cái mũ 2" nữa đấy!
 
Tôi cũng nghĩ là đất khi đào ra là đất nguyên thổ. Mình phải xác định hệ số nở rời của đất để quy ra thể tích đất đào. Sau đó phải xem hệ số đầm chặt yêu cầu là bao nhiêu để tính khối lượng đất đắp (VD HS đầm chặt là 0.9 và 0.98 thì KL đất cần để đắp phải khác nhau chứ). Vì trong ĐM công tác đắp đất chỉ tính nhân công thôi chứ khối lượng vật liệu chưa tính
 
Bác TA cố tình để lại "vết" để anh em thảo luận đấy mà!
 
Mấy anh ơi cho em hỏi tí

Bài này Diện tích tiết diện S là bằng công thức nào vậy?
và cột C2 = (6,8+2) cho em hỏi 6,8 lấy từ đâu ra?
 
Last edited by a moderator:
Bác xem lại bản vẽ bên trên đi, mặt cắt ngang í. 6,8 ở đó đấy mà
 
Thường mình thấy đường kính ống là đường kính ngoài rồi nên không cần tính chiều dày ống cống nữa.
Nếu đây là đường kính trong lòng cống thì CT của bạn còn thiếu "một cái mũ 2" nữa đấy!
Bạn này nhầm, đường kính ống là đường kính trong, số liệu kỹ thuật mà
 
Minh lấy tổng khối lượng đào như TA. Nhưng theo minh tất cả các khối lượng đều được tính bằng khối lượng chặt, trừ khối lượng vận chuyển đổ đi là tính bằng khối lượng rời nhân với hệ số nở rời theo quy định.
Tổng khối lượng đào là 11.224 m3.
khối lượng đào máy, thủ công, đất đắp trả lại: 11.224-550 và đất chuyển đi là 11.224-(11.224-550)*hệ số
 
:-w Trong định mức quy định khối đào là đất nguyên thổ sẽ bằng thể tích đào(bằng thể tích hình học tính trên bản vẽ không có hệ số) Còn đất đắp là khối đất đã được đầm chặt, muốn tính khối lượng đất vận chuyển đến để đắp phải nhân với hệ số tương ứng với hệ số đầm chặt. Mong các anh em chỉ giáo thêm.
 
Xin phai hướng dẫn

Chào bạn
Mình đang lúng túng trong cách tính khối lượng đào, đắp đất
Bạn làm ơn cho mình xin phai mẫu và cách làm được không chi tiết càng tốt
Cảm ơn bạn nhe
 
Back
Top