Tổ chức lại các PMU của ngành Giao thông

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
Theo kế hoạch của Bộ GTVT, ngày 6/5 vừa qua là thời điểm hoàn thành công tác sắp xếp, chuyển đổi tổ chức lại các ban quản lý dự án (PMU) của Bộ GTVT. Việc làm này được đánh giá là động thái tích cực để ổn định mô hình quản lý xây dựng giao thông một cách lâu dài. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi các cơ quan chức năng của Bộ GTVT có biện pháp hợp lý để việc sắp xếp, tổ chức lại bảo đảm hiệu quả.
Không làm xáo trộn hoạt động của các PMU
Theo Văn bản số 140/TB-BGTVT của Bộ GTVT thông báo kết luận của Thứ trưởng Thường trực Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp về việc tổ chức lại một số PMU hiện nay thành các PMU trực thuộc Cục Đường bộ VN, cơ quan sẽ dần thay thế Bộ GTVT trong vai trò chủ đầu tư các dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp công trình đường bộ
Theo đó, PMU Đường bộ 2 sẽ nhập nguyên trạng vào PMU18; PMU5 và PMU Biển Đông sẽ hợp nhất với nhau; Sáp nhập nguyên trạng PMU đường bộ 7 vào PMU9. Thời hạn hoàn thành công tác sắp xếp, chuyển đổi, tổ chức các PMU được ấn định là 20 ngày, kể từ ngày 16/4/2008. Cùng với việc sáp nhập trên, Bộ GTVT cũng sẽ tiến hành thí điểm chuyển đổi PMU Mỹ Thuận và PMU1 từ đơn vị sự nghiệp thành công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Như vậy, theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ ấn định, chỉ còn 3 Ban QLDA là Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, Thăng Long và 85 sẽ chuyển đổi theo 2 cách trên chậm nhất là năm 2012.
Việc làm này căn cứ vào các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư XDCB và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 352/TTg-CN ngày 10/3/2008 về hình thức hoạt động của các PMU. Cũng theo kết luận của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức, để thực hiện tốt công tác sắp xếp, tổ chức các PMU, cần tính toán chặt chẽ trên mọi phương diện từ tổ chức cán bộ, quản lý dự án, tài chính, tài sản, thanh quyết toán và tổ chức đoàn thể.
Nguyên tắc của việc tổ chức sắp xếp là không làm xáo trộn hoạt động của các PMU, đảm bảo tính kế thừa giữa các PMU sẽ thành lập và các PMU trước đây, giữ ổn định các dự án do các PMU đang thực hiện, không thay đổi đại diện chủ đầu tư. Trước mắt, không thay đổi tổ chức và cán bộ nghiệp vụ đang theo dõi các dự án, đảm bảo sự hoạt động liên tục của các dự án, kể cả các dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và các dự án do Cục Đường bộ VN làm chủ đầu tư, không vì sắp xếp tổ chức làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và tiến độ thực hiện dự án. Bộ GTVT cũng thành lập 4 tổ công tác để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sắp xếp các PMU này.
Khó khăn còn nhiều
Việc tổ chức lại các PMU hiện nay được đánh giá là động thái tích cực để ổn định mô hình quản lý xây dựng giao thông một cách lâu dài. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện nay, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực XDCB việc sắp xếp, tổ chức lại các PMU này vẫn còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Tiếp xúc với lãnh đạo một số PMU, những người được coi là “trong cuộc” của đợt sáp nhập lần này, phóng viên chúng tôi cũng nhận được không ít ý kiến bày tỏ về những khó khăn trong việc chuyển đổi.
Trước hết, về năng lực của Cục Đường bộ VN, khi chuyển các PMU về Cục quản lý và nâng cấp Cục lên thành Tổng cục, rất nhiều ý kiến lo ngại Cục Đường bộ VN sẽ trở thành một “bộ con” với bộ máy và cơ chế cồng kềnh. Trong khi đó, năng lực và cả những con người của Cục Đường bộ VN hiện nay để có thể tiếp nhận một khối lượng công việc và dự án khổng lồ đó vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Hiện nay, hầu hết những chuyên gia giỏi, đặc biệt những chuyên gia thẩm định dự án chủ yếu tập trung trên các Vụ, Cục chức năng của Bộ GTVT. Khi chuyển các Ban và nâng cấp Cục Đường bộ VN thành Tổng cục thì đơn vị này rất ít các chuyên gia để thẩm định dự án. Thêm vào đó, trước đây, Cục Đường bộ VN chủ yếu chỉ thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa và thực hiện những dự án nhỏ khoảng dưới 100 tỷ đồng, khi tiếp nhận nhiều dự án lớn sẽ không thể tránh khỏi khó khăn, lúng túng.
Thứ hai, về thủ tục chuyển đổi cũng là vấn đề hết sức phức tạp. Để thay đổi con dấu, thay đổi thủ tục, ký lại hợp đồng với các nhà thầu không hề đơn giản, việc làm này có khi phải tiến hành trong nhiều tháng. Hơn nữa, việc ký lại các hiệp định vay vốn với nước ngoài cũng là vấn đề nan giải. Trước đây, tất cả các hiệp định này là do Bộ GTVT ký, nay Cục Đường bộ VN phải đứng ra ký sẽ hết sức khó khăn, bởi không dễ để thu xếp và đàm phán với các đối tác nước ngoài trong một thời gian ngắn.
Về việc quyết toán các dự án tồn đọng đã triển khai cũng là một vấn đề không dễ giải quyết. Đơn vị nào, hoặc ai sẽ là tư cách pháp nhân đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết nợ đọng của các dự án trước hay sẽ là “người nào làm, người đó phải chịu”? Xin lấy ngay một ví dụ nhãn tiền cho tình trạng này: Theo thông tin của một lãnh đạo PMU 18, hiện nay PMU 2 đang nợ đọng lương của CBCNV khoảng 3 tỷ đồng, vậy khi sáp nhập vào PMU 18, sẽ khiến cho PMU 18 vốn đang khó khăn càng khó khăn thêm.
Một điểm nữa, xuất phát từ chính cơ cấu tổ chức của các PMU. Từ trước tới nay, các PMU hoạt động độc lập và việc tổ chức các phòng, ban và chuyên viên riêng biệt, guồng máy, quy trình làm việc cũng khác nhau, trụ sở làm việc riêng biệt.
Khi sáp nhập các PMU sẽ sắp xếp các phòng, ban ra sao, trụ sở làm việc như thế nào, còn các vị trí lãnh đạo từ tổng giám đốc, các phòng, ban chọn người của đơn vị nào và liệu có xảy ra “cuộc chiến ngầm” để cạnh tranh? Những điều đó có làm xáo trộn, làm mất sự nhịp nhàng của guồng máy làm việc? Do vậy, trong thời gian tới, Bộ GTVT, các cơ quan chức năng và bản thân các PMU cần phải giải quyết tất cả những khó khăn, vướng mắc trên và có biện pháp triển khai phù hợp với tình hình để việc chuyển đổi và sáp nhập các PMU không rơi vào tình trạng “bình mới rượu vẫn cũ”.
[FONT=&quot]Được biết, khác với Thông báo số 140/TB-BGTVT ngày 14/4/2008, về trình tự, hiện nay Bộ GTVT đang tiến hành chuyển nguyên trạng 4 PMU thuộc Bộ là PMU 18, 5, 9 và Biển Đông về trực thuộc Cục Đường bộ VN. Sau đó, Cục Đường bộ VN sẽ tiến hành hợp nhất hoặc sáp nhập 4 PMU nói trên với 2 PMU khác do Cục thành lập để hình thành 3 Ban QLDA mới theo đúng tinh thần Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Bộ GTVT và kết luận của Thứ trưởng Thường trực Ngô Thịnh Đức về công tác tổ chức các Ban QLDA ngành GTVT.
nguồn: http://giaothongvantai.com.vn

[/FONT]
 

Top