tổ chuyên gia tối thiểu là bao nhiêu ngừoi?

  • Khởi xướng nghiepdu hanoi
  • Ngày gửi
N

nghiepdu hanoi

Guest
Các bác cho hỏi tổ chuyên gia đấu thầu cần tối thiểu bao nhiêu người???????
 
Last edited by a moderator:
L

lestrong

Guest
Các bác cho hỏi tổ chuyên gia đấu thầu cần tối thiểu bao nhiêu người???????

Tuỳ theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia đấu thầu bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quanđể thành lập tổ chuyên gia xét thầu, thông thường "biên chế" của 1 tổ bao gồm: Tổ trưởng, thư ký, các tổ viên,....
Hiện nay, Nghị định 58Cp có hướng dẫn về lực chọn nhà thầu tư vấn cá nhân. Đặc thù công tác lựa chọn nhà thầu là công tác tư vấn, do vậy nếu phạm vi công việc chỉ cần 1 chuyên gia thì cũng có thể chỉ cần 1 người cho công tác xét thầu. Nghị định 58Cp hướng dẫn lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân như sau:
Điều 22. Lựa chọn nhà thầu tư vấn là cá nhân
Tùy theo tính chất, nội dung và phạm vi công việc tư vấn, chủ đầu tư xét thấy cá nhân chuyên gia tư vấn có thể đảm nhiệm được công việc một cách độc lập mà không cần phải nhiều chuyên gia hoặc sự hỗ trợ chuyên môn từ cá nhân hay tổ chức khác hoặc việc sử dụng tư vấn cá nhân là có lợi thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu. Việc lựa chọn tư vấn cá nhân được thực hiện theo quy trình sau đây:
1. Bên mời thầu xác định điều khoản tham chiếu và chuẩn bị dự thảo hợp đồng đối với vị trí tư vấn cần tuyển chọn để trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt. Nội dung điều khoản tham chiếu bao gồm:
a) Mô tả tóm tắt về dự án và công việc;
b) Yêu cầu về phạm vi, khối lượng, chất lượng và thời gian thực hiện công việc;
c) Yêu cầu về năng lực, trình độ của tư vấn;
d) Các điều kiện và địa điểm thực hiện công việc; các nội dung cần thiết khác (nếu có).
2. Bên mời thầu lựa chọn tối thiểu 3 hồ sơ lý lịch khoa học của 3 chuyên gia tư vấn phù hợp với yêu cầu nêu trong điều khoản tham chiếu, trình chủ đầu tư xem xét, phê duyệt; trường hợp thực tế có ít hơn 3 chuyên gia tư vấn thì báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định.
3. Bên mời thầu đánh giá sự đáp ứng của chuyên gia tư vấn theo hồ sơ lý lịch khoa học trên cơ sở điều khoản tham chiếu để lựa chọn chuyên gia đáp ứng yêu cầu trình chủ đầu tư xem xét, quyết định.
4. Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, điều khoản tham chiếu và thông tin khác liên quan, bên mời thầu tiến hành đàm phán với chuyên gia tư vấn được đề nghị lựa chọn.
5. Căn cứ báo cáo của bên mời thầu, chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn và ký kết hợp đồng với chuyên gia tư vấn được lựa chọn.
 
H

huy15378

Guest
Theo kinh nghiệm thì biên chế tối thiểu của 1 Tổ chuyên gia đấu thầu là 4-5 người (đã bao gồm Tổ trưởng).
 

trong_tvhp

Thành viên có triển vọng
Tham gia
14/8/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Tuổi
47
Bác lestrong dẫn chứng đúng theo NĐ58 nhưng chưa thuyết phục lắm. Bởi lẽ đối với cá nhân đã có mấy công trình, chủ đầu tư đặt bút ký HĐ đâu. Tốt nhất pháp nhân nên là tổ chức, còn đối với chuyên gia cao cấp nên thành lập công ty hoặc ký HĐLĐ với 1 tổ chức nào đó để hoạt động. Vậy số lượng tối thiểu vẫn là????
 

dahuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
29/10/08
Bài viết
45
Điểm thành tích
18
Tuổi
62
Chào các bạn. Theo DH thấy luật không quy định tổ chuyên gia phải có số lượng tối thiểu là bao nhiêu người là một điều rất hợp lý, bởi chính luật quy định trách nhiệm của tổ chuyên gia mà không cần quy định số lượng vì đơn giản rằng: " anh có bao nhiêu tôi không cần biết nhưng phải làm tròn trách nhiệm theo pháp luật quy định về tổ chuyên gia đấu thầu" và các thành viên của tổ chuyên gia phải đáp ứng yêu cầu về "chứng chỉ". Song đã gọi là tổ chuyên gia thì ít nhất phải là hai người. Nếu ít hơn hai người thì rơi vào trường hợp "cá nhân".
Tôi cũng được đọc rất nhiều quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu của nhiều Tập đoàn có mấu mặt, đều thấy trong nội dung quyết định có ghi: Tổ trưởng tổ chuyên gia đấu thầu ông:.....A.
Đọc nát luật cũng không hề thầy thấy có quy định về tổ trưởng tổ chuyên gia. Khi quay lại thời đang dùng quy chế đấu thầu thầu, thì trong quy chế có quy định tổ trưởng. Liệu có phải quy chế đấu thầu đã ăn sâu trong tiềm thức của cán bộ làm công tác đầu nên quên ra quyết định có tổ trưởng, hay do cách nghĩ " tổ thì phải có người phụ trách tổ".
- Vì một điều đơn giản luật quy định, các thành viên tổ chuyên gia đấu thầu được bảo lưu ý kiến của mình trong việc đánh giá hồ sơ dự thầu.... biên bản đánh giá phải có đủ chữ ký của các thành viên trong tổ.
Như vậy thì có sinh ra tổ trưởng cũng thừa.
 

trong_tvhp

Thành viên có triển vọng
Tham gia
14/8/08
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Tuổi
47
- Bac DH nói vậy, tui k hiểu bác đã đi chấm thầu lần nào chưa? Không có luật nào quy định tiểu tiết đó cả. Nhưng ai cũng hiểu, 1 nhóm thì phải có người đứng đầu. Với trường hợp này, k chỉ có chấm và ký
VD: Ngày đóng, mở thầu ai viết biên bản, ai mở, ai ghi chép số liệu lên bảng....hay khi chấm xong rồi ai tổng hợp, ai viết báo cáo....nếu cứ như bác hiểu mọi người như nhau vậy ai nói, ai nghe, ai thực hiện..tổ chuyên gia toàn người có máu mặt cả (tầm cỡ trưởng, phó các phòng ban và ban lãnh đạo đấy), k nhận các công việc đó đâu. Chính vì vậy sinh ra tổ trưởng là điều đương nhiên, k thừa tí nào.
Có tổ trưởng mới có thể phân công được công việc chứ.
- Còn về số lượng thành viên: nếu bạn nói tối thiểu là 2 người. Vậy giả sử trong tình huống 1người nói đạt, 1 người nói không đạt, k tìm được tiếng nói chung, 1 bên bảo lưu ý kiến của mình. Vậy kết quả này cơ quan thẩm định và CQ phê duyệt xử lí ra sao?
 

dahuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
29/10/08
Bài viết
45
Điểm thành tích
18
Tuổi
62
- Bac DH nói vậy, tui k hiểu bác đã đi chấm thầu lần nào chưa? Không có luật nào quy định tiểu tiết đó cả. Nhưng ai cũng hiểu, 1 nhóm thì phải có người đứng đầu. Với trường hợp này, k chỉ có chấm và ký
VD: Ngày đóng, mở thầu ai viết biên bản, ai mở, ai ghi chép số liệu lên bảng....hay khi chấm xong rồi ai tổng hợp, ai viết báo cáo....nếu cứ như bác hiểu mọi người như nhau vậy ai nói, ai nghe, ai thực hiện..tổ chuyên gia toàn người có máu mặt cả (tầm cỡ trưởng, phó các phòng ban và ban lãnh đạo đấy), k nhận các công việc đó đâu. Chính vì vậy sinh ra tổ trưởng là điều đương nhiên, k thừa tí nào.
Có tổ trưởng mới có thể phân công được công việc chứ.
- Còn về số lượng thành viên: nếu bạn nói tối thiểu là 2 người. Vậy giả sử trong tình huống 1người nói đạt, 1 người nói không đạt, k tìm được tiếng nói chung, 1 bên bảo lưu ý kiến của mình. Vậy kết quả này cơ quan thẩm định và CQ phê duyệt xử lí ra sao?


Bạn thân mến. DH chưa một lần đi chấm thầu, nhưng ngồi đọc hồ sơ đấu thầu thì trên 10 năm nay và vẫn đang làm việc đó, có thể chưa đi chấm nên có phần nặng về lý thuyết.
Về nội dung bạn viết"
1/ VD: Ngày đóng, mở thầu ai viết biên bản, ai mở, ai ghi chép số liệu lên bảng....
Công việc này không phải của tổ chuyên gia đấu thầu mà của bên mời thầu.
Tổ chuyên gia chỉ đánh giá hồ sơ dự thầu trên cơ sở hồ sơ mời thầu, sau khi đánh giá xong phải lập thành biên bản, các thành viên được bảo lưu ý kiến của mình và cùng ký tên dưới biên bản đánh giá hồ sơ dự thầu. chỉ có vậy thôi không được làn gì thêm.
Mặt khác: luật đấu thầu không quy định tổ trưởng và trách nhiệm của tổ trưởng như quy chế đấu thầu hồi xa xưa là có lý do của nó, không phải người soạn thảo quên quy định đâu bạn ạ.
2/ Sau khi chấm thầu có biên bản đánh giá các thành viên cùng ký tên thì bên mời thầu cũng tiến hành đánh giá hồ sơ dự thầu theo luật đấu thầu và có báo cáo trình chủ đầu tư. đồng thời gửi toàn bộ hồ sơ để thẩm định ( quy định từ điều 60- 65 luật đấu thầu).
3/ Khi luật quy không quy định tổ chuyên gia đấu thầu có ít nhất là bao nhiêu người thì có nghĩa hai trở lên, nếu tổ có hai người thì ai giám kết luận sai được.
Nói chung DH trình bày trên cơ sở luật quy định ( nếu có chổ nào trái luật xin được chỉ rõ), còn việc suy diến hay thông lệ thì DH kg bàn đến trong nội dung này.
TK
 

mhientb

Thành viên năng động
Tham gia
24/1/08
Bài viết
68
Điểm thành tích
6
Bạn dahuong làm theo luật một cách "mô phạm" quá nên quên mất rằng tổ chuyên gia thì được quy định trong Luật ĐT, còn tổ trưởng, tổ phó hay tổ viên... nếu được quy định thì có chăng trong Luật ... Tổ chức. Đương nhiên, Luật ĐT không thể quy định chi tiết về phương án tổ chức nhân sự rồi vì nó không cần thiết và lại thuộc lĩnh vực khác. Đó là lĩnh vực quản lý.
Đã là một tổ cũng là 1 tổ chức, vậy thì tổ trưởng chẳng qua là để điều hành công việc, hay chí ít cũng có chức năng về mặt hành chính của tổ. Thử hỏi rằng, ngoài công việc chuyên gia là đánh giá thầu thuộc trách nhiệm cá nhân từng người, còn những việc như sắp xếp hồ sơ, , niêm phong hồ sơ, lập lịch biểu xét thầu, tổng hợp lập báo cáo, đôn đốc tiến độ thực hiện công việc v.v... Nếu không có Tổ trưởng thì ai phân công ai đây?
Việc 1 tổ hay 1 binh đoàn cũng vẫn là 1 tập thể. Vì thế việc lập ra 1 cơ cấu tổ chức, có vị trí Trưởng, vị trí nhân viên thuộc về lĩnh vực tổ chức đã được nhiều giáo trình về tổ chức, nhân sự và giáo trình quản lý đề cập. Hơn nữa, việc lập ra chức danh Tổ trưởng có quy định nhiệm vụ không trái với Luật ĐT mà như thế công việc đạt hiệu quả cao hơn thì cứ vô tư thực hiện vì Luật không cấm.
 
P

Phugia

Guest
Tùy theo quy mô, tính chất gói thầu mà nên quyết định số lượng tổ chuyên gia để đảm bảo "tiến độ" đánh giá HSDT, tuy nhiên số lượng thông thường phải là số lẻ để khi "biểu quyết" chọn được "đa số" và "thiểu số" (thiểu số theo đa số và được bảo lưu ý kiến), bạn tham khảo thêm mẫu báo cáo đánh giá HSDT sẽ thấy vấn đề này
Chúc bạn quyết định được số người phù hợp cho tổ chuyên gia
 

Top