Tổng dự toán xây dựng công trình

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
mình có vấn đề về tổng dự toán thắc mắc muốn hỏi mọi người.
- Khi phê duyệt dự án thì trong Quyết định phê duyệt cấp Quyết định đầu tư phê duyệt giá trị xây lắp 119 tỷ, chi phí giám sát được tính bằng cách tra định mức tỷ lệ theo Quyết định số 957/QĐ-BXD với giá trị tra là A/1,1 rồi lấy định mức đó nhân với A.
- Khi dự án triển khai thi do nguồn vốn nên chi bố trí thi công 2 gói thầu mỗi gói có giá trị A1 và A2. Chủ đầu tư muốn lập tổng dự toán để quản lý chi phí thì chi phí giám sát được tinh như thế nào. Có 2 cách:
1. Dùng giá trị A1 tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ với A1. Dùng A2 tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ với A2. dùng giá trị xây lắp phần còn lại tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ lại với giá trị xây lắp còn lại đó.
2. Dùng giá trị xây lắp tổng tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ đó với các giá trị xây lắp.
Mong mọi người vào góp ý!
 

phuong hoai nam

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
16/1/10
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
chi phí giám sát tính theo tỷ lệ chi phí xây dựng (trước thuế) trong dự toán gói thầu được duyệt nên bạn dùng cách 1 để tính toán là hợp lý.
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
mình có vấn đề về tổng dự toán thắc mắc muốn hỏi mọi người.
- Khi phê duyệt dự án thì trong Quyết định phê duyệt cấp Quyết định đầu tư phê duyệt giá trị xây lắp 119 tỷ, chi phí giám sát được tính bằng cách tra định mức tỷ lệ theo Quyết định số 957/QĐ-BXD với giá trị tra là A/1,1 rồi lấy định mức đó nhân với A.
- Khi dự án triển khai thi do nguồn vốn nên chi bố trí thi công 2 gói thầu mỗi gói có giá trị A1 và A2. Chủ đầu tư muốn lập tổng dự toán để quản lý chi phí thì chi phí giám sát được tinh như thế nào. Có 2 cách:
1. Dùng giá trị A1 tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ với A1. Dùng A2 tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ với A2. dùng giá trị xây lắp phần còn lại tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ lại với giá trị xây lắp còn lại đó.
2. Dùng giá trị xây lắp tổng tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ đó với các giá trị xây lắp.
Mong mọi người vào góp ý!
Vấn đề này đã có nhiều thảo luận và tranh cãi, tuy nhiên cần đọc kỹ QĐ 957 của Bộ Xây dựng tại mục 3.8 thì sẽ hiểu rõ vấn đề. Ở đây khi xác định chi phí tư vấn Giám sát có 2 vấn đề cần được làm rõ đó là Chi phí xây dựng (chưa VAT) và Định mức tỷ lệ.
1. Chi phí xây dựng (chưa thuế): Được xác định trong Dự toán gói thầu xây dựng (hoặc thiết bị) được phê duyệt.
2. Định mức tỷ lệ: Đây là vấn đề mà rất nhiều người tranh cãi, tuy nhiên cũng không quá khó để hiểu.
- Mình giả sử dự án gồm 02 gói thầu A1 và A2 (nhiều hơn thì tương tự). Bạn nghĩ sao về các trường hợp sau:
+ TH1: Gói thầu A1 và A2 đều thuộc cùng một loại công trình (VD: Công trình Dân dụng), và do Công ty B1 giám sát toàn bộ.
+ TH2: Gói thầu A1 và A2 đều thuộc cùng một loại công trình (VD: Công trình Dân dụng), và A1 do Công ty B1 giám sát, A2 do Công ty B2 giám sát.
+ TH3: Gói thầu A1 và A2 thuộc 2 loại công trình khác nhau (VD: Dân dụng và Giao thông), Do Công ty B1 thực hiện giám sát (Công ty này có đủ chức năng tham gia giám sát cả 2 công trình trên).
+TH4: Gói thầu A1 và A2 thuộc 2 loại công trình khác nhau (VD: Dân dụng và Giao thông), Do Công ty B1 và B2 thực hiện giám sát theo năng lực của từng bên (B1 giám sát A1, B2 giám sát A2).
- Vậy người lập Tổng dự toán cần phải tính toán sao cho đúng trong từng trường hợp tùy vào đặc thù của từng dự án và khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn giám sát trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Vì là Dự toán nên không bắt buộc phải chính xác 100% nhưng các cơ sở pháp lý để tính toán thì phải đúng đắn và hợp lý. Theo mình hợp lý sẽ là như sau:
+ Nếu là TH1: thì lấy giá trị (A1+A2) để nội suy ra định mức tỷ lệ.
+ Nếu là TH2: Thì lấy A1 để tra định mức tỷ lệ trong việc tính toán chi phí TVGS cho nhà thầu B1, lấy A2 để tra định mức tỷ lệ trong việc tính toán chi phí TVGS cho nhà thầu B2.
+ Nếu là TH3: Tuy là 01 nhà thầu giám sát nhưng họ thực hiện 02 loại công trình khác nhau nên họ được hưởng chi phí giám sát cho từng loại công trình. Tức là lấy A1 để tra định mức tỷ lệ trong việc tính toán chi phí TVGS1 cho công trình A1 và lấy A2 để tra định mức tỷ lệ trong việc tính toán chi phí TVGS2 cho công trình A2. TVGS = TVGS1+TVGS2.
+ Nếu là TH4: Giống TH3 nhưng Công ty B1 được hưởng chi phí TVGS1 và Công ty B2 được hưởng chi phí TVGS B2.
Rất mong nhận được thêm ý kiến của mọi người.
 

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
cám ơn bạn dodungktxd. Ở chổ mình thì CĐT tự giám sát công trình luôn (mình quản lý vốn nhà nước), hai gói thầu này đêu cùng một loại công trình. mình thấy trong QĐ 957 thì trong bảng tra định mức tỷ lệ củng ghi là giá trị xây lắp (thiết bị) chưa VAT trong dự toán gói thầu được phê duyệt. Như vậy thì lấy A1 để tra chi phí giám sát cho A1, A2 tra chi phí giám sát A2. nhưng lâu nay ở cơ quan vẫn luôn làm theo cách dùng A1+A2 để tra. Còn cách bạn tính như vậy thi TH1 giá trị GS nhỏ nhất nếu như vậy thì TH2 củng tương tự TH1 nhưng 2 nhà thầu làm thidf chi phí giám sát lại cao hơn. Vấn đề này đến khi quyết toán dự án có lẽ sẽ mắc.
Mọi người ai có kinh nghiệm xin chỉ giáo. Nếu để an toàn thình tính theo TH 1 nhưng vấn đề là mình muốn làm đúng.
 

HUNG-THINH

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
21/10/09
Bài viết
169
Điểm thành tích
43
Vấn đề này đã có nhiều thảo luận và tranh cãi, tuy nhiên cần đọc kỹ QĐ 957 của Bộ Xây dựng tại mục 3.8 thì sẽ hiểu rõ vấn đề. Ở đây khi xác định chi phí tư vấn Giám sát có 2 vấn đề cần được làm rõ đó là Chi phí xây dựng (chưa VAT) và Định mức tỷ lệ.
1. Chi phí xây dựng (chưa thuế): Được xác định trong Dự toán gói thầu xây dựng (hoặc thiết bị) được phê duyệt.
2. Định mức tỷ lệ: Đây là vấn đề mà rất nhiều người tranh cãi, tuy nhiên cũng không quá khó để hiểu.
- Mình giả sử dự án gồm 02 gói thầu A1 và A2 (nhiều hơn thì tương tự). Bạn nghĩ sao về các trường hợp sau:
+ TH1: Gói thầu A1 và A2 đều thuộc cùng một loại công trình (VD: Công trình Dân dụng), và do Công ty B1 giám sát toàn bộ.
+ TH2: Gói thầu A1 và A2 đều thuộc cùng một loại công trình (VD: Công trình Dân dụng), và A1 do Công ty B1 giám sát, A2 do Công ty B2 giám sát.
+ TH3: Gói thầu A1 và A2 thuộc 2 loại công trình khác nhau (VD: Dân dụng và Giao thông), Do Công ty B1 thực hiện giám sát (Công ty này có đủ chức năng tham gia giám sát cả 2 công trình trên).
+TH4: Gói thầu A1 và A2 thuộc 2 loại công trình khác nhau (VD: Dân dụng và Giao thông), Do Công ty B1 và B2 thực hiện giám sát theo năng lực của từng bên (B1 giám sát A1, B2 giám sát A2).
- Vậy người lập Tổng dự toán cần phải tính toán sao cho đúng trong từng trường hợp tùy vào đặc thù của từng dự án và khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn giám sát trên thị trường ở thời điểm hiện tại. Vì là Dự toán nên không bắt buộc phải chính xác 100% nhưng các cơ sở pháp lý để tính toán thì phải đúng đắn và hợp lý. Theo mình hợp lý sẽ là như sau:
+ Nếu là TH1: thì lấy giá trị (A1+A2) để nội suy ra định mức tỷ lệ.
+ Nếu là TH2: Thì lấy A1 để tra định mức tỷ lệ trong việc tính toán chi phí TVGS cho nhà thầu B1, lấy A2 để tra định mức tỷ lệ trong việc tính toán chi phí TVGS cho nhà thầu B2.
+ Nếu là TH3: Tuy là 01 nhà thầu giám sát nhưng họ thực hiện 02 loại công trình khác nhau nên họ được hưởng chi phí giám sát cho từng loại công trình. Tức là lấy A1 để tra định mức tỷ lệ trong việc tính toán chi phí TVGS1 cho công trình A1 và lấy A2 để tra định mức tỷ lệ trong việc tính toán chi phí TVGS2 cho công trình A2. TVGS = TVGS1+TVGS2.
+ Nếu là TH4: Giống TH3 nhưng Công ty B1 được hưởng chi phí TVGS1 và Công ty B2 được hưởng chi phí TVGS B2.
Rất mong nhận được thêm ý kiến của mọi người.

Vậy là anh Dũng không quan tâm tới việc phân chia gói thầu mà anh quan tâm tới việc có cùng nhà thầu hay không và có cùng loại công trình hay không. Tôi thấy cách này chỉ thêm rắc rối, cứ việc theo hướng dẫn của Bộ XD là phân chia theo gói thầu và loại công trình là đơn giản và dễ làm rồi. Còn việc một nhà thầu có được làm bao nhiêu gói thầu trong dự án thì kệ họ. Chúc ý kiến!
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
cám ơn bạn dodungktxd. Ở chổ mình thì CĐT tự giám sát công trình luôn (mình quản lý vốn nhà nước), hai gói thầu này đêu cùng một loại công trình. mình thấy trong QĐ 957 thì trong bảng tra định mức tỷ lệ củng ghi là giá trị xây lắp (thiết bị) chưa VAT trong dự toán gói thầu được phê duyệt. Như vậy thì lấy A1 để tra chi phí giám sát cho A1, A2 tra chi phí giám sát A2. nhưng lâu nay ở cơ quan vẫn luôn làm theo cách dùng A1+A2 để tra. Còn cách bạn tính như vậy thi TH1 giá trị GS nhỏ nhất nếu như vậy thì TH2 củng tương tự TH1 nhưng 2 nhà thầu làm thidf chi phí giám sát lại cao hơn. Vấn đề này đến khi quyết toán dự án có lẽ sẽ mắc.
Mọi người ai có kinh nghiệm xin chỉ giáo. Nếu để an toàn thình tính theo TH 1 nhưng vấn đề là mình muốn làm đúng.

Bạn tìm hiểu về các quy định Phân chia gói thầu nhé, vì nó khá dài nên không nói hết ở đây được. Tóm lại khi bạn phân chia gói thầu thì có thể Gói thầu thi công xây dựng bạn tách thành 02 gói thầu A1 và A2 (do đặc điểm công nghệ, do tiến độ ....v.v) nhưng Phần công việc tư vấn Giám sát thì lại chỉ là 01 gói thầu TVGS cho cả 2 gói thầu xây dựng kể trên. Do đó nếu là 01 gói thầu TVGS và do thì bạn phải lấy (A1+A2) để nội suy. Còn nếu trong kế hoạch ĐT bạn chia thành 02 gói thầu TVGS thì rõ ràng bạn phải lấy Chi phí XD của từng gói để nội suy. Bạn thử nghĩ 02 nhà thầu TVGS thực hiện 02 gói thầu cùng loại công trình trên 01 dự án thì họ phải mất 02 lần chi phí Quản lý, Chi phí Chung cho việc Giám sát; Trong khi đó nếu lấy A1+A2 để nội suy thì 02 nhà thầu chỉ được hưởng 1 lần các chi phí trên. Tuy định mức chỉ là tương đối, nhưng vấn đề này người lập Tổng Dự toán phải hiểu.

Trường hợp của bạn thì đương nhiên là lấy A1+A2 để tra là đúng rùi. Tuy nhiên bạn có được hưởng toàn bộ chi phí đó hay không thì bạn tìm hiểu Thông tư số 10/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính để biết chính xác nhé.

Vấn đề này thuộc về tư duy của người lập Tổng dự toán. Nhiều khi trong phần Xây dựng có cả Công trình dân dụng, công trình giao thông ... Các bạn lập Tổng dự toán vẫn lấy Sum() chi phí Xây dựng và nội suy ra 1 chi phí TVGS. Bạn cứ thử kiểm tra xem, mình gặp khá nhiều công trình ở các tỉnh, các huyện rơi vào trạng thái như trên.
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Không rắc rối đâu bạn HUNG-THINH ạ. Người lập và Quản lý chi phí cần phải hiểu rõ đúng bản chất của vấn đề, để các chi phí mình đưa ra hợp lý và hợp lệ.
- Một dự án lớn có chi phí Phần xây dựng 2000 tỷ (VD: Royal City), đòi hỏi phải có khoảng 100 cán bộ giám sát. Trong khi điều kiện thị trường thì các công ty TV không đáp ứng được. Do đó phải chia thành nhiều gói phù hợp với năng lực của các Công ty TV ở thời điểm hiện tại. Giả sử có 5 công ty TV tham gia Giám sát tham gia, mỗi công ty thực hiện một gói có chi phí xây dựng là 400 tỷ. Bạn nghĩ sao nếu họ hưởng mức chi phí giám sát với hệ số được nội suy từ phần chi phí xây dựng 2000 tỷ.
- Bên mình đã có trường hợp xây Khách sạn, do yêu cầu chốt ngày khánh thành (đã setup với khách nước ngoài) nên tiến độ thi công chỉ = 1/3 tiến độ thi công bình thường. Trong Thông tư 04/2010/TT-BXD thì chi phí chung là 6,5%, Thu nhập chịu thuế tính trước là 5,5% nhưng không chỉ rõ là đối với tiến độ thi công thế nào (Mình hiểu thì sẽ là trong điều kiện bình thường). Nhưng nhà thầu yêu cầu để hoàn thành tiến độ đó thì họ phải có mức chi phí chung là 13%, Thu nhập chịu thuế tính trước là 8%. Vậy chẳng nhẽ mình cứ nói theo Thông tư 04/2012/TT-BXD để gạt đề xuất của họ đi sao. Cái quan trọng nhất là: Hợp lý và hợp lệ

Rất mong nhận được ý kiến của các bạn.
 

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
trich của đoungktxd "Bạn tìm hiểu về các quy định Phân chia gói thầu nhé, vì nó khá dài nên không nói hết ở đây được."
Quy định phân chia gói thầu trong NĐ 85 phải không ban.
 

thanhle82

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/5/13
Bài viết
214
Điểm thành tích
43
Không rắc rối đâu bạn HUNG-THINH ạ. Người lập và Quản lý chi phí cần phải hiểu rõ đúng bản chất của vấn đề, để các chi phí mình đưa ra hợp lý và hợp lệ.
- Một dự án lớn có chi phí Phần xây dựng 2000 tỷ (VD: Royal City), đòi hỏi phải có khoảng 100 cán bộ giám sát. Trong khi điều kiện thị trường thì các công ty TV không đáp ứng được. Do đó phải chia thành nhiều gói phù hợp với năng lực của các Công ty TV ở thời điểm hiện tại. Giả sử có 5 công ty TV tham gia Giám sát tham gia, mỗi công ty thực hiện một gói có chi phí xây dựng là 400 tỷ. Bạn nghĩ sao nếu họ hưởng mức chi phí giám sát với hệ số được nội suy từ phần chi phí xây dựng 2000 tỷ.
- Bên mình đã có trường hợp xây Khách sạn, do yêu cầu chốt ngày khánh thành (đã setup với khách nước ngoài) nên tiến độ thi công chỉ = 1/3 tiến độ thi công bình thường. Trong Thông tư 04/2010/TT-BXD thì chi phí chung là 6,5%, Thu nhập chịu thuế tính trước là 5,5% nhưng không chỉ rõ là đối với tiến độ thi công thế nào (Mình hiểu thì sẽ là trong điều kiện bình thường). Nhưng nhà thầu yêu cầu để hoàn thành tiến độ đó thì họ phải có mức chi phí chung là 13%, Thu nhập chịu thuế tính trước là 8%. Vậy chẳng nhẽ mình cứ nói theo Thông tư 04/2012/TT-BXD để gạt đề xuất của họ đi sao. Cái quan trọng nhất là: Hợp lý và hợp lệ

Rất mong nhận được ý kiến của các bạn.
Nguồn vốn mà bạn đang nói đến có phải là nguồn vốn từ ngân sách không, nếu là vốn không phải của ngân sách thì dễ rồi còn nếu là vốn ngân sách e là khó.
 

JAYCHOU

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/4/11
Bài viết
136
Điểm thành tích
28
Tuổi
40
Theo mình trường hợp này sẽ dùng A(chưa VAT) để nội suy ra tỷ lệ chi phí TVGS, sau đó lấy hệ số này nhân với lần lượt A1 và A2 để tính ra chi phí TVGS cho 2 gói A1 và A2, khi đó chi phí TVGS của 2 gói cộng lại và + các gói chưa thi công sẽ = với chi phí TVGS được duyệt trong TDT, trường hợp 2 gói A1 và A2 là là 2 loại hạng mục công trình khác nhau thì phải nội suy riêng, khi đó chi phí TVGS gói A1 + A2 + .. sẽ không bằng chi phí TVGS trong TDT được duyệt, trường hợp này cần phê duyệt lại TDT.
 

nas_nguyen

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
6/5/08
Bài viết
12
Điểm thành tích
3
mình có vấn đề về tổng dự toán thắc mắc muốn hỏi mọi người.
- Khi phê duyệt dự án thì trong Quyết định phê duyệt cấp Quyết định đầu tư phê duyệt giá trị xây lắp 119 tỷ, chi phí giám sát được tính bằng cách tra định mức tỷ lệ theo Quyết định số 957/QĐ-BXD với giá trị tra là A/1,1 rồi lấy định mức đó nhân với A.
- Khi dự án triển khai thi do nguồn vốn nên chi bố trí thi công 2 gói thầu mỗi gói có giá trị A1 và A2. Chủ đầu tư muốn lập tổng dự toán để quản lý chi phí thì chi phí giám sát được tinh như thế nào. Có 2 cách:
1. Dùng giá trị A1 tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ với A1. Dùng A2 tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ với A2. dùng giá trị xây lắp phần còn lại tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ lại với giá trị xây lắp còn lại đó.
2. Dùng giá trị xây lắp tổng tra ra tỷ lệ rồi nhân tỷ lệ đó với các giá trị xây lắp.
Mong mọi người vào góp ý!
theo mình thì trường hợp này sẽ căn cứ các nội dung sau để quyết định:
1. giá trị xây lắp duyệt là 119 tỷ và chi phí giám sát tương ứng là A/1,1 * x% (theo 957), như vậy hiểu là chi phí TVGS ở quyết định đầu tư là tổng chi phí được chi cho việc TVGS (lúc này chưa chia gói thầu nên thường sẽ tính chung).
2. khi triển khai thì giá trị xây lắp A được tách làm 2 gói thầu A1 và A2, lúc này mới lập dự toán để quản lý chi phí thì lại có vấn đề thế này:
- theo 957 thì: chi phí tvgs xây dựng/tbị = định mức % qui định * giá trị chi phí xây dựng/tbị (chưa VAT) của DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG/TBỊ được duyệt: đến đây có thể tính chi phí TVGS đối với A bằng cách tính chi phí TVGS cho A1 rồi A2 và cộng lại (vì A1 và A2 là 2 gói thầu).
- tuy vậy, thực tế vận dụng, nếu gói thầu A1, A2 do 1 nhà thầu TVGS thực hiện thì mình có thể thương thảo hợp đồng về phạm vi công việc đối với nhà thầu tvgs là tvgs cho toàn công trình (bao gồm toàn bộ các gói thầu xây lắp) - như vậy có thể áp dụng việc tính chi phí xây lắp toàn công trình nhân tỉ lệ %.
 

Top