Trọng lượng đơn vị vật liệu!

trongtai

Thành viên rất năng động
Tham gia
1/3/08
Bài viết
102
Điểm thành tích
18
Tuổi
37
Trong định mức vật tư 1784/BXD thì trọng lượng (đá hộc =1,5t/m3; đá ba =1,52t/m3; đá các loại 2-:- 8 =1,5t/m3; đá dăm 1x2 =1,6t/m3). Mình thấy không hợp lý lắm. mong các bạn trao đổi giúp mình! ( đá càng nhỏ thì 1 m3 càng nặng chứ)
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Trong định mức vật tư 1784/BXD thì trọng lượng (đá hộc =1,5t/m3; đá ba =1,52t/m3; đá các loại 2-:- 8 =1,5t/m3; đá dăm 1x2 =1,6t/m3). Mình thấy không hợp lý lắm. mong các bạn trao đổi giúp mình! ( đá càng nhỏ thì 1 m3 càng nặng chứ)

Mình chưa thấy ở đâu mà đá càng nhỏ thì khối lượng nặng hơn đá lớn cả. Một hòn đá lớn bạn đập nát ra thành đá nhỏ thì khối lượng sau khi đập và trước khi đập thì nó phải bằng nhau chứ, định luật bảo toàn khối lượng mà.
Có chăng đá nặng hay nhẹ là do từng loại đá thôi, vì nó có lẫn các tạp chất trong đó.

Thân ái
 

trongtai

Thành viên rất năng động
Tham gia
1/3/08
Bài viết
102
Điểm thành tích
18
Tuổi
37
Mình chưa thấy ở đâu mà đá càng nhỏ thì khối lượng nặng hơn đá lớn cả. Một hòn đá lớn bạn đập nát ra thành đá nhỏ thì khối lượng sau khi đập và trước khi đập thì nó phải bằng nhau chứ, định luật bảo toàn khối lượng mà.
Có chăng đá nặng hay nhẹ là do từng loại đá thôi, vì nó có lẫn các tạp chất trong đó.

Thân ái
Mình đang nói về 1m3 mà. Theo mình họ đã quy về cùng một mặt bằng, cùng một loại đá xây dựng để so sánh chứ :D
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Mình đang nói về 1m3 mà. Theo mình họ đã quy về cùng một mặt bằng, cùng một loại đá xây dựng để so sánh chứ :D

Sao lại qui về cùng 1 mặt bằng được. Ứng với mỗi công tác trong định mức yêu cầu sử dụng những loại đá khác nhau. và ứng với mỗi loại đá lại có giá thành khác nhau, trọng lượng khác nhau để tính chi phí vận chuyển chứ?
Không biết bạn đang thắc mắc vấn đề gì ở đây nhỉ???
 

trongtai

Thành viên rất năng động
Tham gia
1/3/08
Bài viết
102
Điểm thành tích
18
Tuổi
37
Sao lại qui về cùng 1 mặt bằng được. Ứng với mỗi công tác trong định mức yêu cầu sử dụng những loại đá khác nhau. và ứng với mỗi loại đá lại có giá thành khác nhau, trọng lượng khác nhau để tính chi phí vận chuyển chứ?
Không biết bạn đang thắc mắc vấn đề gì ở đây nhỉ???
Mình đang thắc mắc ở chỗ bôi đỏ ý, ý mình là m3 đá các loại 2-:-8 (1,5 tấn/m3) sao lại nhẹ hơn đá ba, vì đá ba (1,52 tấn/m3) kích thước >8, 1m3 nhiều chỗ trống hơn thì phải nhẹ hơn chứ.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Mình đang thắc mắc ở chỗ bôi đỏ ý, ý mình là m3 đá các loại 2-:-8 (1,5 tấn/m3) sao lại nhẹ hơn đá ba, vì đá ba (1,52 tấn/m3) kích thước >8, 1m3 nhiều chỗ trống hơn thì phải nhẹ hơn chứ.

Tất cả vật liệu trong định mức 1784 đều ở trạng thái tự nhiên. Thế nên không phân biệt lỗ trống gì hết
 
Last edited by a moderator:

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Thấy 2 đồng chí trao đổi rôm rả nghê! :D
Thực ra trong định mức các bậc tiền bối tính trung bình trung thôi mà?
Nếu các bạn muốn biết chính xác với loại đá cụ thể tốt nhất là tự tay làm thí nghiệm cho chắc chắn nhỉ?
Còn bạn trongtai thắc mắc việc định mức 1784 về các loại đá 2-8 thì nên tìm xem phương pháp lập định mức đó thể nào?
Chắc chắn phải có phương pháp tính trọng lượng riêng các loại đá 2-8 thì mới có trọng lượng riêng 1,5 tấn/m3 chứ nhỉ? Không nhẽ lấy mò sao?:D
Chắc bạn trongtai thấy nhẹ quá! Muốn tính lại đây?
 

trongtai

Thành viên rất năng động
Tham gia
1/3/08
Bài viết
102
Điểm thành tích
18
Tuổi
37
Thấy 2 đồng chí trao đổi rôm rả nghê! :D
Thực ra trong định mức các bậc tiền bối tính trung bình trung thôi mà?
Nếu các bạn muốn biết chính xác với loại đá cụ thể tốt nhất là tự tay làm thí nghiệm cho chắc chắn nhỉ?
Còn bạn trongtai thắc mắc việc định mức 1784 về các loại đá 2-8 thì nên tìm xem phương pháp lập định mức đó thể nào?
Chắc chắn phải có phương pháp tính trọng lượng riêng các loại đá 2-8 thì mới có trọng lượng riêng 1,5 tấn/m3 chứ nhỉ? Không nhẽ lấy mò sao?:D
Chắc bạn trongtai thấy nhẹ quá! Muốn tính lại đây?
chắc người ta cho vào thùng 1m3 rồi cân lên, nhưng ông ko thấy vô lý à, tất cả đều tính trung bình: kích thước đá càng nhỏ thì 1m3 phải càng nặng chứ D1x2=1,6 ;D2:8=1,5; D>8=1.52; Đá hộc =1,5. Mình cân rồi thấy nặng hơn 1,5t :D
 

nucehanoi

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
28/3/09
Bài viết
21
Điểm thành tích
3
Mình cũng thấy khó hiểu, chênh nhau 20 kg có phải ít đâu
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
40
Mình cũng thấy khó hiểu, chênh nhau 20 kg có phải ít đâu
Thực ra việc phân loại cấp đá hoặc theo các chỉ tiêu cớ lý thì cũng đã thấy các loại đá có trọng lượng riêng khác nhau. Trong các tiêu chuẩn kỹ thuật hay các tiêu chuẩn của nước ngoài, các loại đá có khả năng chịu lực cao thì trọng lượng riêng càng lớn.
 

nghiavnwc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
11/12/07
Bài viết
13
Điểm thành tích
1
Theo em thì thứ nhất, các bác đang nói về khối lượng riêng chứ không phải trọng lượng riêng! Thứ 2, nếu kích thước của "đá ba" đúng như bác trongtai nói thì thắc mắc của bác là rất có lý. Tuy nhiên, không hẳn là kích thước đá càng nhỏ thì 1m3 càng nặng bác trongtai à, ví dụ: loại đá có kích thước 1mx1mx1m liệu có khối lượng riêng không thể nhỏ hơn loại đá 1cmx2cm(nói vui thế thôi chứ chắc không có loại đá này). Rất mong bác nào hiểu kỹ hơn giải thích giúp ạ.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.642
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
chắc người ta cho vào thùng 1m3 rồi cân lên, nhưng ông ko thấy vô lý à, tất cả đều tính trung bình: kích thước đá càng nhỏ thì 1m3 phải càng nặng chứ D1x2=1,6 ;D2:8=1,5; D>8=1.52; Đá hộc =1,5. Mình cân rồi thấy nặng hơn 1,5t :D
Tôi đồng ý với bạn, khối lượng của 1m3 đá nhỏ sẽ nặng hơn 1m3 đá có kích thước lớn. Mọi người nhớ lại môn vật liệu xây dựng nhé (Tôi đang cố nhớ lại :D). Để phân biệt đá 1x2, 2x4... khi học môn VLXD chúng tôi có làm thí nghiệm bằng cách dùng các loại sàng khác nhau để sàng, với đá có tỷ lệ trên sàng, dưới sàng là bao nhiêu đó thì sẽ là đá 1x2, 2x4... (khi đó còn phải vẽ biểu đồ). Loại đá nhỏ thì tỷ lệ các viên đá nhỏ hơn lọt sàng càng nhiều, chúng nằm ken vào nhau nên độ rỗng trong m3 ít hơn so với 1m3 đá cỡ lớn hơn (ví dụ đá hộc xếp vào 1m3 lỗ rỗng nhiều hơn) do đó nặng hơn. Đây cũng là lý do vì sao phải đắp đất, đá cấp phối (nhiều tỷ lệ khác nhau để các viên nhỏ nằm chèn khít tạo độ chặt tối đa, giảm sụt lún, tăng chịu lực...).
Tuy nhiên, định mức này ngày trước các cụ nhà ta cũng khảo sát, cân đong, đo đếm, thí nghiệm cẩn thận lắm. Có thể đá D2:8 theo tiêu chuẩn (nào đó) của các cụ, độ rỗng lớn hơn đá 1x2 nên khối lượng nhỏ hơn chăng (!?). Sắp tới nếu BXD và Viện KTXD có đợt rà soát, chỉnh sửa tôi sẽ thử kiến nghị xem xét vấn đề này.

@Nghĩa: Rất đúng. Khối lượng riêng của vật chất là một đặc tính về mật độ của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng m của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích V của vật. Trọng lượng riêng (tiếng Anh: Specific gravity hoặc Relative density) là một đại lượng khác với khối lượng riêng, cùng là đại lượng đặc trưng cho một chất rắn, lỏng hay khí. Đơn vị của trọng lượng riêng là N/m³. Trọng lượng riêng của vật được tính bằng trọng lực chia cho thể tích. (Theo wikipedia). Gọi là Khối lượng riêng mới đúng.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Theo em thì thứ nhất, các bác đang nói về khối lượng riêng chứ không phải trọng lượng riêng! Thứ 2, nếu kích thước của "đá ba" đúng như bác trongtai nói thì thắc mắc của bác là rất có lý. Tuy nhiên, không hẳn là kích thước đá càng nhỏ thì 1m3 càng nặng bác trongtai à, ví dụ: loại đá có kích thước 1mx1mx1m liệu có khối lượng riêng không thể nhỏ hơn loại đá 1cmx2cm(nói vui thế thôi chứ chắc không có loại đá này). Rất mong bác nào hiểu kỹ hơn giải thích giúp ạ.

Thứ nhất, đây là trọng lượng đơn vị chứ không phải trọng lượng riêng.
Thứ 2, trọng lượng đơn vị ở đây có thể hiểu là khối lượng riêng.
Thứ 3, trọng lượng riêng = khối lượng riêng *10
Mà khối lượng riêng là gì?
KHối lượng riêng là khối lượng của một đơn vị thể tích vật liệu ở trạng thái hoàn toàn đặc (không có lỗ rỗng) sau khi được sấy khô ở nhiệt độ 105-110 độ C đến khối lượng không đổi
Khối lượng riêng = Khối lượng mẫu thí nghiệm ở trạng thái khô (g, kg, Tấn)
.............................Thể tích hoàn toàn đặc của mẫu thí nghiệm (m3)
* Cách xác định: Tùy theo từng loại vật liệu
- Vật liệu đặc chắc: thép, kính...
+ Mẫu có hình học xác định: PP Cân đo bình thường.
+ Mẫu không có hình dạng: PP Vật liệu chiếm chỗ chất lỏng
- Vật liệu không hoàn toàn đặc: gạch đá, bê tông, vữa...
+ Nghiền nhỏ Vật liệu đến mức < 0,2mm, cân xác định KL và dùng PP chiếm chỗ chất lỏng
Thân ái

@Anh Thế Anh: Em đang tính viết 1 bài mà anh đã viết rồi:D. Em cám ơn anh
 

ducminhpham

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
17/11/08
Bài viết
164
Điểm thành tích
28
Bạn CE114-04 có câu trả lời cụ thể và hay, tuy nhiên3 mệnh đề có vẻ như: thứ nhất, Thứ 2 và Thứ 3 có điều mâu thuẫn với nhau.
Trọng lượng riêng=Khối lượng riêng* g(gia tốc trọng trường = 10): - là ở trạng thái chắc đặc. Vật liệu trung bình không có kích thước đủ lớn theo đơn vị thể tích chuẩn ( 1m3), thì về nguyên tắc: trọng lượng/đơn vị khối lượng ---> đổi đơn vị sang đơn vị chuẩn (ví dụ m3) là Ok.
Trọng lượng đơn vị (hay khối lượng đơn vị): là ở trạng thái tự nhiên.
Vì vậy, Trọng lượng riêng tăng tỉ lệ theo khối lượng riêng và ngược lại.
Trọng lượng riêng (Klượng riêng): phụ thuộc dung trong riêng (khối lượng/đơnvị thể tích- nôm na thế, kiến thức cấp 2, mang máng thế); thông số này thể hiện tích chắc, đặc. 1 m3

Trọng lượng đơn vị: vì là ở trạng thái tự nhiên nên khác với trọng lượng riêng: ngoài phụ thuộc vào dung trọng riêng, còn phụ thuộc vào tính sắp xếp ngoài thực tế. Nhất là vật liệu rời thì nhiều khe hở, v...v.
---
Theo như các bác đã phân tích ở trên là vật liệu Trọng lượng đơn vị lấy theo trung bình, nên tôi nghĩ:
1. Các loại Đá có là đá Ba, Đá hộc v...v: phải là những loại đá có R cao, không lẫn hàm lượng các hạt bụi. có Dung trọng riêng thấp.
2. Các loại đá 2-8: các loại đá có thể dùng (thỏa mã các yêu cầu kỹ thuật): có thể có dải R rông hơn, nên, Dung trọng riêng trung bình có thể nhỏ hơn. Ngoài ra, tỉ lệ các hạt tạp chất nữa.
Vì vậy, Trong lượng đơn vị chịu ảnh hưởng của trọng lượng riêng bình quân các hạt: có dải rộng hơn nên mặc dù các hạt nhỏ (2-8) có sự chèn kín giữa các hạt hơn các hạt lớn như đá ba, đá hộc nhưng trọng lượng đơn vị (trung bình) thấp hơn.
Vài lời nôm na cùng các bạn.:D
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top